Telegraph: NATO chuẩn bị kế hoạch quân sự cho xung đột tiềm tàng với Nga
Một chiến lược gia cấp cao tiết lộ với tờ Telegraph của Anh rằng NATO đang lên kế hoạch cho việc triển khai hàng chục nghìn quân Mỹ dọc theo “hành lang trên bộ” ở Tây Âu trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Nga còn Moskva cảnh báo bất kỳ cuộc đụng độ nào đều buộc họ phải triển khai vũ khí hạt nhân theo học thuyết hạt nhân của mình.
Binh sĩ Mỹ điều động xe tăng Abrams trong cuộc tập trận chung tại thao trường Drawsko Pomorskie ở Ba Lan tháng 5/2015. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Năm ngoái, các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đồng ý duy trì 300.000 quân sẵn sàng triển khai để ứng phó với một cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga.
Tuy nhiên, các cuộc tập trận đã phơi bày những thủ tục hành chính rườm rà và những điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, qua đó ngăn cản hoạt động chuyển giao nhanh chóng nhân sự và vật tư trên khắp “lục địa già”.
Do đó, ban lãnh đạo quân sự của liên minh do Mỹ đứng đầu này đang nỗ lực để đảm bảo rằng việc di chuyển của binh lính sẽ không bị cản trở do các cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga nhằm vào các cảng mà quân đội Mỹ sử dụng để dỡ hàng.
Trả lời phỏng vấn tờ Telegraph ngày 4/6, Trung tướng Alexander Sollfrank, người đứng đầu bộ chỉ huy hậu cần của Bộ Chỉ huy Chi viện và Kích hoạt (JSEC, cơ quan thuộc NATO được thiết kế nhằm điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển nhanh chóng các lực lượng xuyên biên giới quốc gia ở Châu Âu) cho hay: “Rõ ràng là các căn cứ hậu cần khổng lồ, như chúng ta biết từ thực tế ở Afghanistan và Iraq, không còn khả thi nữa vì chúng sẽ bị tấn công và phá hủy ngay từ giai đoạn đầu của cuộc xung đột”.
Video đang HOT
Theo Telegraph, tuyến đường chính cho quân đội Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga sẽ là qua cảng Rotterdam của Hà Lan để đến Đức và Ba Lan. Các hành lang thay thế từ Italy, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lần lượt chạy qua Slovenia và Croatia đến Hungary, và qua Bulgaria và Romania.
Ngoài ra còn có kế hoạch liên quan đến sự hỗ trợ hậu cần của Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan.
Mỹ và các đồng minh cáo buộc Moskva có thể tấn công NATO, và việc gửi vũ khí đến Ukraine sẽ giúp trì hoãn hoặc ngăn chặn kết cục đó. Nga phủ nhận bất kỳ ý định nào như vậy và cáo buộc các chính phủ phương Tây tạo ra các mối đe dọa sai sự thật để lừa dối người dân của họ về cuộc xung đột Ukraine.
Các quan chức Nga đã mô tả các hành động thù địch với Ukraine là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm do Mỹ khởi xướng nhằm phá hoại sự phát triển của Nga, trong đó binh lính Ukraine đóng vai trò là “bia đỡ đạn” trong khi vũ khí, tình báo, đào tạo và lập kế hoạch được phương Tây hỗ trợ.
Theo giới chức Nga, một cuộc xung đột trực tiếp với NATO sẽ là mối đe dọa hiện hữu đối với Nga, xét đến ưu thế của khối này về lực lượng thông thường.
Do đó, Moskva cảnh báo bất kỳ cuộc đụng độ nào đều sẽ buộc họ phải triển khai vũ khí hạt nhân theo học thuyết hạt nhân của mình.
Tổn thất thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh
Khả năng ngụy trang hạn chế các thiết bị quan trọng và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev.
Nga đã thành công trong việc phá hủy một số phương tiện bọc thép của Ukraine. Ảnh: TASS
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 20/3, ba tháng đầu năm 2024 đã chứng kiến tổn thất về vũ khí, trang thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh.
Ukraine đã mất 6 HIMARS (Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao), và 5 bệ phóng tên lửa phòng không Patriot kể từ đầu năm, ông Shoigu nêu rõ.
Nga tuyên bố đã phá hủy các HIMARS trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, bắt đầu vào tháng 2/2022. Đoạn phim trực tuyến hồi đầu tháng này dường như lần đầu tiên xác nhận việc HIMARS của Ukraine bị phá hủy. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc, Mỹ đã gửi 39 HIMARS tới Ukraine và cam kết bổ sung thêm tên lửa HIMARS trong gói viện trợ được công bố hồi đầu tháng này.
Ukraine đã ca ngợi hiệu suất của HIMARS và có thái độ tương tự đối với Patriot, vốn được cho là có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh của Nga và được coi là "tiêu chuẩn vàng" của hệ thống phòng không. Kiev đã vận động mạnh mẽ để có thêm nhiều hệ thống Patriot, cho đến nay Mỹ đã gửi một khẩu đội và Kiev cũng nhận được một số hệ thống tên lửa này từ các nguồn khác.
Mỗi khẩu đội Patriot có một số bệ phóng chứa và bắn tên lửa. Các thông tin hồi đầu tháng này cho biết một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã hạ gục hai bệ phóng Patriot trong một đoàn xe Ukraine.
Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học King's London, nói với tờ Newsweek rằng lực lượng Ukraine đã bố trí các khẩu đội Patriot gần tiền tuyến, nhưng không rõ Nga đã nhắm mục tiêu thành công bao nhiêu bệ phóng.
Kể từ đầu năm 2024, Nga tuyên bố đã phá hủy một loạt thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp và do Ukraine vận hành. Các nhà phân tích phương Tây và các nguồn tin Ukraine cho rằng Nga đã điều chỉnh các kỹ chiến thuật của mình, rút ngắn thời gian giữa việc xác định vị trí các tài sản quan trọng của Ukraine và tấn công thiết bị trước khi Kiev có thể di chuyển các hệ thống như HIMARS đi nơi khác.
Bộ trưởng Shoigu cũng tuyên bố ngày 20/3 rằng Ukraine đã mất 4 xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất, 27 xe chiến đấu bộ binh Bradley và 5 xe tăng Leopard do Đức sản xuất. Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine đã sử dụng xe Abrams và Bradley trong các cuộc đụng độ ác liệt xung quanh thành phố Avdiivka ở vùng Donetsk mà Nga đã giành quyền kiểm soát vào giữa tháng 2 vừa qua và trong các trận chiến tiếp theo ở phía Tây khu vực chiến lược này.
Chuyên gia Miron trước đó đã nói với tờ Newsweek rằng những loại xe tăng như Abrams chỉ mới xuất hiện ở tiền tuyến gần đây vì Ukraine đã hạn chế triển khai. Những hạn chế về khả năng ngụy trang các thiết bị quan trọng của Ukraine và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev.
Ông Shoigu thông báo thêm, Nga đã bắn hạ khoảng 420 máy bay không người lái và 67 tên lửa của Ukraine trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào cuối tuần trước, theo hãng thông tấn TASS.
Lý do Ukraine bất ngờ triển khai xe tăng Abrams ra tiền tuyến sau thời gian 'im lặng bất thường' Đã có một "khoảng lặng bất thường" sau khi Ukraine nhận được lô xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams do Mỹ cung cấp. Nhưng giờ đây, chúng được cho là đã xuất hiện ở tiền tuyến Kupiansk. Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams do Mỹ cung cấp được cho là đã xuất hiện ở khu vực lân cận Kupiansk...