Tehran thành lập đội bắn tỉa…chuột khổng lồ
Nghe có vẻ như trong một trò chơi hay một bộ phim khoa học viễn tưởng nào đó, nhưng thật sự, ở thủ đô Tehran của Iran có một đội bắn tỉa chuột chuyên nghiệp đã được thành lập.
Họ được chọn ra từ quân đội với trang bị là súng trường có đèn hồng ngoại. Nhiệm vụ của họ là hàng đêm đi săn chuột. Và cho đến nay họ đã tiêu diệt được 2.205 con chuột, các báo cáo cho biết.
Mặc dù việc phải chiến đấu với lũ chuột là một vấn nạn từ hàng nhiều thập kỷ nay của Tehran, nhưng vấn đề dường như đã trở nên quá trầm trọng khi số lượng loài gặm nhấm này đã lên đến nhiều triệu con. Hàng đêm chúng chui ra khỏi tổ để phá phách, một số người còn nhìn thấy những con chuột khổng lồ nặng tới 5 kg.
Các nhà chức trách thành phố đã phải nhập khẩu 45 tấn thuốc chuột nhưng vấn đề vẫn không thể giải quyết. Ismail Kahram, cố vấn về môi trường trong hội đồng thành phố Tehran, nói với trang mạng Qudsonline.ir rằng lũ chuột này “có thể bị đột biến gen, là kết quả của sự nhiễm phóng xạ và các chất hóa học được sử dụng với chúng”.
Những con chuột ở Tehran nặng tới 5kg đang trở thành
vấn nạn mà chính quyền nước này đang phải tập trung giải quyết
Video đang HOT
“Giờ chúng lớn hơn và trông khác thường. Có những thay đổi đã diễn ra mà bình thường phải mất hàng triệu năm tiến hóa mới có được, thế nhưng, trọng lượng của chúng đã nhảy vọt từ 60g lên tới 5kg chỉ trong thời gian ngắn. Những con mèo giờ đây còn nhỏ hơn chúng”, ông nói.
Tiến sĩ David Baker, bác sĩ thú y tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học bang Louisiana, cho tờ Huffington Post biết lũ chuột to lên bất thường có thể không phải do kết quả của sự đột biến. Hầu như tất cả các dạng đột biến được nhận dạng trong lĩnh vực sinh học đều là có hại và chúng tạo ra sự bất lợi hơn là có lợi, nó không giống như trogn các bộ phim khoa học viễn tưởng”.
Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng có một số loài gặm nhấm được tìm thấy trên thế giới có khả năng đạt được kích thước như ông Kahram miêu tả. Đó là bởi vì vòng tăng trưởng của chúng không dừng lại sau giai đoạn trưởng thành, một số loài chuột đen thường thấy có thể rất to, tiến sĩ Baker giải thích.
“Trong suốt thời Trung Cổ, có những báo cáo nói rằng loài chuột đen ở châu Âu còn đạt được kích cỡ đủ lớn để mang cả những đứa trẻ con đi, như vậy hẳn là phải có những loài chuột rất to.”
Dù những con chuột ở Tehran có bị đột biến hay không thì một số nhà khoa học cũng nói rằng có một lượng chuột nhất định ở thành phố này đang trở nên kháng thuốc. Năm ngoái các nhà nghiên cứu của Anh đã công bố các phát hiện trong đó tính toán được rằng số chuột ở miền tây nước Anh đã trở nên nhờn thuốc.
Theo ANTD
Nga sử dụng chuột làm "tình báo"
Tình báo quân đội Nga đang thử nghiệm chuột làm nhiệm vụ dò tìm thuốc nổ và vũ khí.
Các chuyên gia nhận định, chuột chiếm ưu thế hơn so với chó trong khả năng phát hiện thuốc nổ và vũ khí cũng như tìm kiếm con tin.
Một số nguồn tin của Nga cho biết, chuột đã được quân đội Israel sử dụng trong các tình huống chống khủng bố.
Theo tờ Izvestia của Nga, nếu vượt qua một loạt các bài kiểm tra tại một địa điểm bí mật, những con chuột do thám có thể được sử dụng không chỉ bởi tình báo quân đội GRU và còn bởi các cơ quan tình báo khác của Nga.
Tình báo quân đội Nga sẽ sử dụng chuột làm nhiệm vụ dò tìm thuốc nổ và vũ khí
"Chuột có thể được huấn luyện phát hiện mùi của một số chất đặc trưng từ thuốc nổ, vũ khí, ma túy và xác người. Khi ngửi thấy những mùi này, chuột được huấn luyện chạy tới một điểm đặc biệt mà đưa ra tín hiệu bằng cử chỉ", Anton Venediktov, một chuyên gia đặc biệt về an ninh và kỹ thuật tại trung tâm EVRAAS ở Moscow, cho biết.
Theo chuyên gia Anton Venediktov, chuột có hệ thần kinh trung ương ít phức tạp hơn so với một số động vật khác. Điều này có nghĩa chúng ít bị ảnh hưởng bởi sức ép tâm lý và cảm xúc, giúp hành vi của chúng "ổn định hơn".
Những con chuột có thể được huấn luyện thực hiện 150 nhiệm vụ mỗi tháng, như gửi phát hiện thuốc nổ hay vũ khí và có thể làm việc theo ca từ 6 đến 8 giờ.
Theo 24h
Iran quyết tâm phóng khỉ lên vũ trụ Chuyến đưa khỉ lên vũ trụ năm 2011 đã thất bại không rõ nguyên nhân Iran từng phóng một số động vật cỡ nhỏ, như chuột, rùa và sâu, nhưng chưa đưa được khỉ lên vũ trụ. Tháng sau, Iran sẽ lại đưa một chú khỉ lên vũ trụ sau lần thất bại vào năm 2011, người đứng đầu cơ quan vũ trụ...