Tehran bác tin thủ lĩnh số hai al-Qaeda bị hạ sát ở Iran
Bộ Ngoại giao Iran khẳng định không có khủng bố al-Qaeda trên lãnh thổ nước này, cho rằng thông tin truyền thông Mỹ đưa ra là “kịch bản Hollywood”.
“ Washington và Tel Aviv nhiều lần tìm cách quy kết Tehran có liên hệ với những nhóm khủng bố bằng cách nói dối, tung tin tức giả cho truyền thông để né tránh trách nhiệm với những hoạt động tội phạm của lực lượng khủng bố trong khu vực”, Bộ Ngoại giao Iran ra thông cáo cho biết hôm nay.
“Mỹ và các đồng minh trong khu vực đã tạo ra al-Qaeda thông qua những chính sách sai lầm của họ. Truyền thông Mỹ không nên rơi vào cái bẫy với những kịch bản Hollywood do Washington và Tel Aviv tung ra”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh nói.
Phát ngôn viên Khatibzadeh trong cuộc họp báo hôm 12/10. Ảnh: Tehran Times .
Phát biểu được đưa ra sau khi tờ New York Times của Mỹ dẫn lời quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết các đặc vụ Israel đã bắn chết Abu Muhammad al-Masri, thủ lĩnh số hai của nhóm khủng bố al-Qaeda, trên đường phố Tehran hồi tháng 8 theo chỉ thị từ Mỹ.
Video đang HOT
Cuộc hạ sát diễn ra đúng ngày kỷ niệm loạt vụ tấn công chết chóc vào các đại sứ quán Mỹ ở châu Phi năm 1998, trong đó al-Masri bị cáo buộc là một trong những kẻ chủ mưu.
Khi tin tức về vụ nổ súng được công bố hồi tháng 8, truyền thông Iran cho rằng nạn nhân là Habib Daoud, một giáo sư lịch sử người Lebanon, và con gái 27 tuổi Maryam. Kênh tin tức Lebanon MTV và các tài khoản mạng xã hội liên kết vớiVệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đưa tin Daoud là thành viên của Hezbollah, tổ chức vũ trang Lebanon được Iran hậu thuẫn.
Một số người Lebanon có quan hệ mật thiết với Iran nói họ không biết tin giáo sư nào tên là Daoud bị giết. Truyền thông Lebanon cũng không đưa tin giáo sư lịch sử người Lebanon bị bắn chết ở Iran và một nhà nghiên cứu giáo dục có quyền truy cập vào danh sách giáo sư lịch sử trong nước cho biết không có hồ sơ về Habib Daoud.
Vụ hạ sát xảy ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Iran gia tăng, vài ngày sau vụ nổ lớn ở cảng Beirut và một tuần trước khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran. Có suy đoán rằng vụ giết người là hành động khiêu khích của phương Tây nhằm gây ra phản ứng dữ dội của Iran trước cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an.
Việc hai sát thủ đi mô tô cũng phù hợp với kiểu ám sát mà đặc vụ Israel từng tiến hành nhắm vào các nhà khoa học hạt nhân Iran trước đây.
Abu Muhammad al-Masri trong danh sách khủng bố bị truy nã của FBI. Ảnh: FBI .
Al-Masri, khoảng 58 tuổi, là một trong những người sáng lập al-Qaeda và được cho là người đầu tiên trong danh sách kế nhiệm của tổ chức, chỉ sau thủ lĩnh hiện tại Ayman al-Zawahri. Y có tên trong danh sách khủng bố bị truy nã gắt gao nhất của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), bị truy tố ở Mỹ vì các tội danh liên quan đến những vụ đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, khiến 224 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
FBI treo thưởng 10 triệu USD cho bất cứ ai cung cấp thông tin bắt al-Masri và cho đến ngày 13/11, ảnh của al-Masri vẫn nằm trong danh sách truy nã.
Việc al-Masri sống ở Iran là điều đáng ngạc nhiên, vì Iran và al-Qaeda là những kẻ thù không đội trời chung. Cái chết của al-Masri chưa bao giờ được xác nhận chính thức. Al-Qaeda không công bố cái chết của y, trong khi chưa có quốc gia nào công khai nhận trách nhiệm về việc này.
Iran bác bỏ tin đồn nước này lên kế hoạch ám sát Đại sứ Mỹ tại Nam Phi
Iran ngày 14/9 đã kịch liệt chỉ trích việc phương tiện truyền thông Mỹ tung tin Tehran có kế hoạch âm sát Đại sứ Mỹ ở Nam Phi để báo thù cho Tướng Qasem Soleimani, người bị quân đội Mỹ sát hại hồi đầu năm nay.
Bà Lana Marks và chồng Neville Marks trong một sự kiện tại Palm Beach, Florida hồi năm 2012. Ảnh: AP
Trước đó, mạng tin Politico ngày 13/9 dẫn hai nguồn thạo tin trong chính quyền Mỹ cho biết Chính quyền Iran có kế hoạch ám sát Đại sứ Mỹ tại Nam Phi.
Đáp lại, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh khẳng định đây là thông tin vô căn cứ và chỉ là hành động tuyên truyền chống phá Cộng hoà Hồi giáo Iran.
Theo đó, giới chức tình báo Mỹ tin rằng Tehran lên kết hoạch ám sát Đại sứ Mỹ tại Nam Phi, bà Lana Marks, để trả thù vụ Mỹ sát hại tướng Qassem Soleimani hồi tháng 1 vừa qua. Nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là bước leo thang lớn trong xung đột âm ỉ lâu nay giữa Mỹ với Iran.
Một quan chức Mỹ được tiếp cận với báo cáo tình báo cho biết, Đại sứ Iran tại Pretoria, Nam Phi có liên quan đến kế hoạch ám sát này. Iran đã thiết lập được một mạng lưới bí mật tại Pretoria để thực hiện phi vụ trên.
Thông tin về việc giới chức Iran lên kế hoạch ám sát được phổ biến trong cộng đồng tình báo Mỹ nhiều tháng nay. Nhưng tình báo Mỹ nắm chi tiết, cụ thể về kế hoạch chỉ trong vài tuần gần đây. Bản thân Đại sứ Mỹ tại Nam Phi cũng đã được tình báo Mỹ thông báo về mối nguy từ Iran.
Giới chức Mỹ nhận định, bà Marks là mục tiêu được lựa chọn vì là người có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Donald Trump. Bà là bạn lâu năm của ông Trump, là thành viên của Câu lạc bộ Mar-a-Lago club ở Florida do ông Trump là chủ sở hữu. Hơn nữa, Lana Marks cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương hơn so với những Đại sứ khác của Mỹ, do ở Pretoria, Mỹ không có được mức độ điều phối an ninh tốt với chính quyền địa phương như ở các nước khác.
Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ chối đưa ra bình luận gì về thông tin mà Politico đăng tải.
Iran nói Mỹ đang đối mặt 'thất bại lịch sử' Iran khẳng định Mỹ đã thất bại khi lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Tehran sắp hết hiệu lực, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ Washington. "Thất bại lịch sử của Mỹ sẽ trở thành hiện thực vào ngày 18/10, nó diễn ra bất chấp mọi nỗ lực, chiêu trò và hành động phi pháp của Mỹ. Iran một lần nữa...