Teens phô trương hay quá lạm dụng tiếng Anh trong giao tiếp?!
“Anh ta very very handsome và I know anh ấy love Minh Thụy”.
“Haha… I know I know… Và con nhỏ đấy hình như not love thằng đấy. Mà cũng don” t understand why thằng đấy cứ thích bám theo hoài…”
Lắng nghe đoạn đối thoại của hai bạn trẻ này, chúng ta chẳng thể rõ đó là một “thói quen” hay do sở thích phô trương nơi công cộng?
Khi tiếng Anh trở thành một trong những ngôn ngữ thông dụng thì người người, nhà nhà kéo nhau đổ xô đi học. Dù ở nơi công cộng hay online cũng thấy các bạn trẻ sử dụng tiếng Anhđể nói chuyện, trao đổi với nhau và đó như là một trong những cách thực hành tốt nhất để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ trở nên thật khó coi khi teens Việtsử dụng ngoại ngữ không đúng cách và bừa bãi ở nơi công cộng.
Để bắt gặp một đoạn trò chuyện, đối thoại của teens mà trong một câu, cứ hai ba chữ Việtlại “lòi” ra một từ tiếng Anhlà quá dễ dàng. Với những bạn teens này thì đó đã trở thành một thói quen khó mà thay đổi. Nhiều teens cứ nghĩ rằng, nếu cũng bắt chước giống như thế thì sẽ thật oách làm sao, “biết đâu mọi người nhìn vào sẽ nghĩ mình là Việtkiều hoặc chí ít cũng là dân pro tiếng Anh”. Nhưng với việc cứ cố “chèn ép” một từ đơn giản nào đó mà đến cả ngữ pháp cũng sai bét bèn bẹt thì chỉ làm trò cười cho người ta mà thôi.
Video đang HOT
Ở đây không phải là lên án việc teen chúng mình sử dụng ngoại ngữ, vấn đề đáng nói đó là vì sao teens Việt chúng ta lại không trò chuyện theo một cách tự nhiên vốn có mà luôn thích “pha trộn” hỗn hợp từ ngữ một cách không thể “hòa tan” được, thì đấy mới chính là điều lưu ý.
Trò chuyện với bạn Phạm Thanh Kiều, hiện là sinh viên năm hai trường ĐH kinh tế Đối ngoại. Hiện Thanh Kiều có rất nhiều bằng cấp tiếng Anh thuộc loại pro của các trường quốc tế và với hai năm kinh nghiệm đi dạy thêm tiếng Anh, Kiều tâm sự: “Theo ý kiến của mình, việc các bạn trẻ bây giờ thích sử dụng xen kẽ hai loại ngôn ngữ cũng là một cách sáng tạo để cải thiện khả năng nói và giao tiếp. Nhưng theo mình thấy, trên một số diễn đàn, thậm chí là các trang báo online, có những dòng comment thì đôi khi mình cũng chẳng thể hiểu các bạn đang nói gì. Bởi ngữ pháp, cấu trúc của câu đều bị các bạn vô tư sắp đặt và thay thế rất lộn xộn. Ý của các bạn nghĩ rất đơn giản là chỉ cần thay thế từ cần nói vào câu mà không hề nghĩ rằng nếu nói ra nó sẽ khiến người khác hiểu lầm, đặc biệt là các vị khách nước ngoài.”
“I have heard it once. Although I could recognise some words, I still didn”t understand what they trying to say”. (tạm dịch : Tôi đã được nghe một lần. Nhưng tôi không thể hiểu là họ đang nói gì. Mặc dù tôi có nghe một vài từ tiếng Anh)” – một lời bình luận của cô Laurent đến từ California đã định cư ở Việt Nam được hơn một năm.
Và đây như là một căn bệnh mới của teens Việtchúng ta. Nếu muốn thực hành, các bạn cũng nên sử dụng ngôn từ một cách đúng đắn, đúng chỗ và đúng đối tượng. Sẽ thật khó coi khi những câu nói tưởng chừng như “đúng rồi” ấy lại khiến người khác hiểu lầm thì thật chẳng đáng chút nào.
Theo PLXH
Bạo lực học đường càng ngày càng... nghiêm trọng
Cứ đôi ba hôm là khắp các tờ báo online lại "lùm xùm" vụ nữ sinh lột áo, túm tóc, rạch mặt... rồi "phỉ báng", lăng mạ nhau bằng những ngôn từ thiếu văn hóa ngay tại trường học. Suốt hơn ba tháng qua, vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành nỗi lo chung của các bậc phụ huynh, thầy cô và ngay cả teens Việtcủa chúng ta. Những việc thế này thật chẳng thể đổ lỗi cho ai, quy trách nhiệm cho ai mà quan trọng vẫn là tìm cách ngăn chặn.
Tháng vừa rồi, vụ việc của cô giáo N, trường THPT chuyên Trần Phú ( Hải Phòng) chửi học sinh rồi bị ghi âm tung lên mạng đã "khai màn" cho nạn bạo lực học đường thêm phần "sôi nổi". Trước đó, mặc dù có không ít vụ giáo viên đánh học sinh bằng roi, bằng thước, hay mắng đôi ba câu... Nhưng chẳng biết vì sao mà từ khi vụ việc của cô giáo N xảy ra lại bất ngờ biến thành quả "bom" tiêu hủy mọi "hình tượng", phẩm chất giáo dục mà quan trọng nhất cũng phản ánh rất rõ nỗi hiểm họa khi teens quá lạm dụng công nghệ vào học đường lẫn hành vi của học sinh.
Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng).
Sau khi sự việc bắt đầu nguôi ngoai thì xuất hiện càng ngày càng nhiều đoạn clip ẩu đả, gây lộn giữa nơi công cộng của các bạn nữ sinh. Đặc biệt là tính chất nghiêm trọng cũng tăng cao, từ những hành động túm tóc, dùng tay đánh vài cái, cho đến cắt tóc, cởi quần áo của bạn, giẫm đạp lên nhau và các bạn nữ sinh của chúng ta cũng không tiếc lời buông toàn từ ngữ tục tĩu.
Mới đây nhất, ngày 23/11 công an phường 11 quận 5 TPHCMđã vào cuộc điều tra các nhân vật trong đoạn clip một nhóm nữ sinh được cho là học sinh lớp 8 đang "làm nhục" bạn và bắt bạn cởi áo để quay clip. Các nữ sinh trên được nhận diện là học sinh trường THCS Mạch Kiếm Hùng.
Dồn ép bạn vào chân tường, 3 nữ sinh khác vô tư sử chửi thề xối xả, rồi dùng nước tạt hẳn vào người nữ sinh kia rồi bắt nạn nhân phải cởi hết đồng phục rồi đến áo lót... để lộ ngực trần. Trong đoạn clip dài hơn 5 phút đó còn ghi nhận lại giọng nói của các nam sinh có mặt tại hiện trường hô hoan, hứng thú bảo nạn nhân: "Cởi bỏ quần luôn" với giọng nói cực kỳ khiếm nhã.
Ảnh chụp từ đoạn clip nữ sinh dồn bạn vào chân tường, tạt nước vào người rồi bắt cởi áo.
Sau khi xem xong đoạn clip, một số bạn teens nhận xét rằng: "Thật không biết nói gì nữa, mặc dù đoạn clip này không bạo lực bằng những đoạn clip từng gây xôn xao lúc trước. Nhưng vấn đề mà mình sốc nhất chính là câu nói của các bạn nam. Chẳng những không vào can thiệp, giúp đỡ bạn nữ mà còn đứng đấy hô hào, thật chẳng ra làm sao." - Lê Bình Trọng Ninh lớp 12 trường THPT Tạ Quang Bửu Q.8 tâm sự.
Ngoài ra, sốc nhất có thể là các bậc phụ huynh: "Nhìn thấy bọn trẻ vào trường, vào lớp đều đặn mỗi ngày mà sao lại có thể xảy ra nhiều vụ ẩu đả kinh khủng thế này chứ? Con trai bác cũng là học sinh cấp ba, tính nó hơi nóng. Mỗi ngày vào đọc báo lại thấy một vụ đánh nhau khiến bác cũng lo lắng cho thằng con trai ở nhà. Nó vào trường rồi là có ai ở nhà quản lý được nó đâu." - cô Lê Kim Yến ở quận 8 nói trong bức xúc.
Bắt cởi áo "không thì sẽ ăn đòn".
Internet, cộng đồng mạng cũng chính là nơi phát sinh nhiều lời bình luận thiếu suy nghĩ của các bạn học sinh khi luôn cho mình đúng, mà không nhìn vào sự việc. Trong đó có một dòng nhận xét của sweetky_kt92 lại quy rằng người có lỗi chính là thầy cô giáo, không biết quan tâm, thiếu tôn trọng với học sinh. Cùng rất nhiều lời lẽ nặng nề chửi bới nghề giáo. Thậm chí là ủng hộ các hành vi của những nữ sinh ẩu đả nhau để chứng minh cho thầy cô thấy, thầy cô nên quan tâm đến chúng em như thế nào.
Lại có không ít teens vô cùng ủng hộ hành vi đánh nhau. Sau khi xem clip, lại đánh cho một lời bình luận ngắn gọn "đẹp vô cùng, tại sao không cởi hết ra luôn thì có phải sexy hơn không nào" - một người có tên BuPseXy119 bình luận trên diễn đàn
Và những lời bình luận hết sức "khiếm nhã". (Ảnh chụp màn hình).
Cũng sau vụ việc cô giáo N bị tung đoạn ghi âm chửi mắng học sinh lên internet, Bộ GD&ĐT đã tích cực ngăn cấm học sinh mang điện thoại vào lớp cũng dấy lên một vấn đề mới mang tính cạnh tranh cao trong cộng đồng học sinh chúng ta. Nhiều lý do từ không chính đáng cho đến phi lý cũng được các bạn học sinh đưa ra, cốt chỉ cùng một mục đích là biện minh, không tán thành vấn đề.
Nhưng trên internet thì mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên đó cũng là nguyên nhân khiến mọi việc càng trở nên "lùm xùm" hơn. Và rồi bàn cãi cũng vô ích, vào trường, teens cũng phải chấp hành nội quy được đưa ra như đó chính là điều mà mỗi teens, mỗi học sinh đều phải làm. Và nếu có chấp hành nội quy, teens biết nhìn nhận mọi việc một cách thấu đáo hơn, không làm việc theo cảm tính hay quá nóng nảy thì có thể nạn bạo lực học đường sẽ dần dần biến mất.
Theo PLXH
Những cô nàng đẹp nhưng chẳng ai... ưa nổi Dù xinh cỡ nào nhưng nếu bị đóng mác "dzô dziên" thì các teenboy cũng phải chạy dài cả thôi... Vẻ đẹp hình thể bề ngoài chắc hẳn ai ai cũng muốn sở hữu. Bởi vẻ đẹp bề ngoài luôn là điểm đầu tiên khiến người đối diện có cảm tình với bạn và cũng là điểm ấn tượng đầu tiên khi gặp...