Teen Titans Go! To The Movie – Mang những bài học gần gũi đến cho khán giả
Trước hết xin dành tặng những tràn pháo tay cho series phim Teen Titans Go!Khi cả đoàn làm phim đã gắn bó, trung thành để đưa tên tuổi bộ phim bước ra màn ảnh rộng với Teen Titans Go! To the Movie.
Các thành viên của Teen Titans Go! (Nguồn: WB)
Trải qua vô vàn sóng gió, những lời chê bai, phàn nàn của vô số người hâm mộ đa phần có tuổi thơ lớn lên cùng series Teen Titans giai đoạn 2003-2006, Teen Titans Go! chứng minh được hướng đi mới của mình là hoàn toàn đúng đắn, ít nhất là ở phương diện kinh tế, và dần được công nhận nhiều hơn.
Teen Titans Go! To The Movie đã được công chiếu vào tháng 7 năm 2018 tại Bắc Mỹ và một số quốc gia trên Thế giới. Đáng buồn là tại Việt Nam, tuy đã có những chiến dịch quảng cáo, nhưng cuối cùng bộ phim lại bị hoãn vô thời hạn.
Và hi vọng sau bài nhận xét này, người đọc có thể mở lòng mình ra và chào đón bản điện ảnh của bộ phim để thưởng thức và tận hưởng thành quả lao động của đoàn làm phim.
Cốt truyện
Teen Titans Go! To The Movie kể về những trợ tá siêu anh hùng, tuy ít được xã hội coi trọng thậm chí còn bị cho là bọn dở hơi, nhưng họ vẫn yêu đời, cố gắng phát huy bản thân. Bối cảnh Teen Titans Go! To The Movie áp đặt thước đo thành công của một/một nhóm siêu anh hùng bằng việc họ phải có được bộ phim dành cho riêng mình.
Teen Titans Go! đi xem phim (Nguồn: WB)
Những anh hùng như Superman, Batman, Wonder Woman hay Aquaman… đều đã có cho riêng mình những bộ phim được công chiếu và khán giả đón nhận. Teen Titans tin rằng đã đến lúc mình được làm phim và đặc biệt là đội trưởng Robin luôn khao khát có một bộ phim dành cho riêng mình. Chính vì mong ước đó đã đẩy cả nhóm đến những cuộc phiêu lưu hấp dẫn, xích mích tranh chấp và tan vỡ đổ nát.
Nhóm siêu anh hùng thiếu niên chia rẽ (Nguồn: WB)
Diễn biến lẫn cấu trúc nội dung phim tương đối chắc chắn nếu dựa trên tiêu chuẩn là một phim dành cho thiếu nhi. Các tình huống, tình tiết của phim không quá phức tạp, nhưng được vay mượn khôn khéo, tinh tế từ những chất liệu bên ngoài khiến trải nghiệm khi xem là vô cùng thú vị và phong phú. Các nút thắt cũng như cách tháo nút của Teen Titans Go! To The Movie cũng nhanh gọn, bộ phim không quá chú trọng đến việc đánh đố, thử thách người xem, mà trải nghiệm về giải trí, hài hước, âm nhạc mới là quan trọng.
Âm nhạc
Teen Titans go! To The Movie vẫn tuân theo công thức chung của các phim hoạt hình dành cho thiếu nhi gần đây: Kể chuyện kết hợp với âm nhạc.
Bộ phim luôn có những ca khúc sôi động (Nguồn: WB
Và giống với Batman The Lego Movie thì Teen Titans go! To The Movie đưa vào rất nhiều thể loại âm nhạc từ pop, rock, rap…có những bài hát sôi động, có những khúc nhạc sâu lắng phối hợp nhịp nhàng theo từng cung bậc cảm xúc của nhân vật và tình tiết phim.
Bài nhạc thú vị nhất có lẽ là đoạn rap giới thiệu từng nhân vật thành viên của Biệt Đội Thiếu Niên Anh Hùng, và khán giả sẽ được thưởng thức ít nhất hai lần trong bộ phim. Ngoài ra, các theme song (bài hát chủ đề) hay original soundtrack (nhạc nền gốc) của một số nhân vật DC nổi tiếng cũng có cơ hội vang lên.
Đồ Họa
Video đang HOT
Teen Titans Go! To The Movie cũng rất đa dạng trong thể hiện các nét vẽ biến đổi sao cho phù hợp với từng diễn biến của câu chuyện. Trong đó, các nét vẽ hoạt hình truyền thống của kiểu phim Disney được áp dụng cho một số cảnh chiêm bao. Nét vẽ của các phim hoạt hình DC thời 90s cũng được áp dụng nhằm tri ân đến huyền thoại sống Bruce Timm. Kiểu múa rối (với nét vẽ kĩ thuật số) làm tăng thêm sự đa dạng về chất liệu của bộ phim và thể hiện sự táo bạo của nhà sản xuất.
Đồ họa sinh động và đa dạng (Nguồn: WB)
Với kinh phí sản xuất không cao, nhưng Teen Titans Go! To The Movie đã được đầu tư rất công phu về mặt hình ảnh và tỉ mỉ trong từng khung hình.
Easter Egg
Teen Titans Go! To The Movie là một thư viện Trứng Phục Sinh. Sau mỗi lần xem lại, chúng ta có thể phát hiện ra những “Trứng” mới, mà lần xem trước đã bỏ qua.
Đại tiệc Trứng Phục Sinh (Nguồn: WB)
Có một số hint và trứng chỉ để cho vui. Nhưng cũng có những “quả trứng” rất…”thối”, đả kích, trêu ghẹo một số nhân vật, sự việc trong giới văn hóa đại chúng, thậm chí “chủ nhà” Warner Bros và DC còn bị chính “đứa con” của mình “bóc phốt” tả tơi.
Nói một cách khác, Teen Titans Go! To the Movie là một phiên bản hoạt hình của Deadpool dành cho mọi lứa tuổi.
Một số easter egg và cameo quan trọng của phim gồm có:
1. Stan Lee
Stan Lee có một màn cameo trong phim (Nguồn: WB)
Đây không phải là điều quá ngạc nhiên vì chính WB đã tung clip trên trang xã hội của họ nhằm kéo người hâm mộ đi xem. Stan Lee xuất hiện với một thông điệp rất đáng trân trọng là muốn xóa tan những mâu thuẫn và định kiến của fan hâm mộ hai bên của DC và Marvel.
2. Deadpool và Ryan Renolds
Đây là hai nhân vật có nhiều “ân oán” với DC. Khi việc Ryan Renolds từng tham gia bộ phim Green Lantern (2011) là cú vấp lớn trong sự nghiệp. Còn Deadpool đã không ít lần “ném đá” DC trong phần 2 bộ phim của gã bựa nhân này.
Slade xuất hiện và bị nhầm lẫn thành Deadpool (Nguồn: WB)
Một Green Lantern trong phim Teen Titans Go! To The Movie đã khơi gợi lại bộ phim thất bại năm 2011, một câu đùa nhắm vào cả phía DC lẫn Ryan Renolds. Không những thế, “kẻ xấu” trong bộ phim, Slade (Deathstroke) lại bị nhóm Teen Titans gọi nhầm thành Deadpool, nhằm ám chỉ gã bựa nhân áo đỏ chỉ là đồ nhái.
3. Back to the Future
Bộ phim có cảnh các thành viên Teen Titans di chuyển xuyên không thời gian để ngăn chặn các siêu anh hùng ra đời, điều đó sẽ khiến họ trở thành những anh hùng duy nhất trên Trái đất. Đây là một đoạn rất lỗi logic đặc biệt là với Robin, nhưng vì khuôn khổ là một phim cho trẻ em nên không cần phải bắt bẻ nhiều. Cảnh phim này có sử dụng nhạc nền của phim Back to the Future, đồng thời Robin cũng hô lên khẩu hiệu tương tự.
Kết luận
Teen Titans Go! To the Movie là một bộ phim hết sức thú vị, đem lại những tràng cười sáng khoái và đặc biệt kích thích hơn khi người xem có nhiều kiến thức về văn hóa đại chúng, hoặc chí ít là trong giới hâm mộ siêu anh hùng.
Bộ phim đem tới cho khán giả những bài học gần gũi, quen thuộc mà đôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta đã bỏ quên trong tiềm thức của mình
Teen Titans Go! To the Movie nói riêng và Teen Titans Go! nói chung xứng đáng được tôn trọng và đối xử tử tế hơn trong lòng những người hâm mộ thương hiệu Teen Titans và DC.
Theo moveek.com
Sự tiến hoá của tiêu chuẩn hình thể siêu anh hùng thế giới điện ảnh theo thời gian
Sự thay đổi về ngoại hình của những siêu anh hùng như Superman, Batman chính là tấm gương phản chiếu về cái gọi là chuẩn hình thể của nam giới trong từng giai đoạn phát triển của văn hoá đại chúng Mỹ.
Cứ mỗi dịp hè đến, người hâm mộ điện ảnh lại có dịp được gặp mặt với một loạt những nhân vật bước ra từ nguyên mẫu truyện tranh. Trào lưu phim chuyển thể từ truyện tranh siêu anh hùng đang lên đến mức đỉnh cao của biểu đồ chóp nhọn. Tại thời điểm này, các hãng phim đã khai thác đủ từ các nhân vật hạng A như Superman, Batman, Spider-Man, The Hulk cho đến hạng B như Iron Man (trong truyện tranh Iron Man không được độc giả mến mộ nhiều như bản điện ảnh), Thor, Daredevil và giờ là cả hạng C như Ant-Man, Deadpool, Guardians of the Galaxy....
Một trong số những điều dễ nhận dạng nhất cho thể loại phim này là các diễn viên nào muốn vào vai người hùng thì đều phải trải qua quá trình tập luyện, dinh dưỡng chi tiết để có cơ thể phù hợp với bộ đồ bó. Với khán giả ngày nay thì việc này đã trở thành hiển nhiên nhưng trong quá trình phát triển của phim siêu anh hùng qua các thời kỳ thì không phải lúc nào cũng như vậy. Trong một biểu đồ mà tờ The Economist đã đưa ra, hai diễn viên vào vai Batman của thế kỷ trước là Adam West và Michael Keaton có cân nặng vào lúc đóng phim lần lượt là 90 và 67 kg. Cả hai đều chỉ là người tí hon nếu đứng bên cạnh Batman nặng 97kg của Ben Affleck.
Thực ra, sự thay đổi về ngoại hình của những siêu anh hùng như Superman, Batman chính là tấm gương phản chiếu chuẩn hình thể của nam giới trong từng giai đoạn phát triển của văn hoá đại chúng Mỹ.
Phim siêu anh hùng bắt đầu được công chúng ưa thích vào những năm của thập niên 50 và 60 thế kỷ trước. Cho dù những người hùng thời kỳ này đã biết nhảy qua nhà cao tầng, tay không chặn đứng cả đoàn tàu nhưng cơ thể của họ thì vẫn khác xa so với các người hùng thời nay. Kirk Alyn, người đầu tiên vào vai Superman năm 1948 trông giống một vận động viên điền kinh hơn là một nam thần Hy Lạp mà Henry Cavill đã cho chúng ta thấy hiện nay. George Reeves, diễn viên thủ vai Superman thành công nhất trong thập niên 50 thì có bờ vai rộng, ít cơ bắp, thân trên góc cạnh, cả chân và tay đều dài khúc khửu. Tuy nhiên, nhờ vào nét nam tính kiểu John Wayne (siêu sao của dòng phim cao bồi) , quai hàm bạnh và thần thái chín chắn, ngoại hình của George Reeves lại rất mốt vào thời điểm đấy.
Năm 1966, Adam West thủ vai Batman trong series truyền hình cùng tên. Hình thể của West vừa dìm bộ trang phục và ngược lại bộ trang phục cũng dìm cơ thể của ông. Phiên bản Batman này thì giống với James Bond nhiều hơn. Bản thân Adam West cũng được chọn làm Batman sau khi đóng một clip quảng cáo mang phong cách 007. Sau này, chính West cũng nói đùa khi lồng tiếng vai cameo trong Gia Đình Simpson rằng " thời của tôi không cần đến trang phục có đệm lót, tôi cứ là tôi thôi".
Không giống như những Batman sau này, West không tham gia một quá trình huấn luyện thể hình nào để đóng phim.
Lúc đó Hollywood vẫn chưa phát hiện ra loại vải bó đàn hồi nên các bộ đồ siêu anh hùng chủ yếu làm bằng vải len. Loại vải này ít khi phô ra được đường nét cơ thể của người mặc. Trong thập niên 60, nam giới trưởng thành Mỹ có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) là 25, ở giữa mức cơ bắp và béo. Nam giới trưởng thành Mỹ hiện nay có BMI là 29, nhiều cơ bắp hơn nhiều so với thời xưa.
Tuy nhiên, bước sang thập niên 70 và 80, công nghệ dệt may phát triển bùng nổ. Spandex, polyester và Lycra được cải tiến lại và trở niên thông dụng khi kỷ nguyên nhạc disco bắt đầu. Đó cũng là khi các bộ đồ siêu anh hùng bắt đầu sử dụng loại vải bó, nhằm nhấn mạnh đường nét hình thể người mặc. Thời kỳ này được đánh dấu bởi sự xuất hiện của Christopher Reeve trong vai Superman.
Nhà sản xuất khá quan ngại về ngoại hình cao mảnh khảnh của Reeve nên đã yêu cầu ông mặc bộ đồ lót miếng cơ bắp giả. Tuy nhiên, Reeve từ chối và mời hẳn một chuyên gia thể hình về huấn luyện cho mình. Hình thể của Superman thời kỳ này đại diện cho phong trào chạy việt dã và những băng hướng dẫn aerobics của nữ minh tinh Jane Fonda đang rất thịnh hành hồi thập niên 80.
Trước khi khởi quay, Reeve tăng 13,5 kg, bờ vai khoẻ khoắn, đường nét cơ bắp rõ ràng.
Năm 1991, làn sóng alternative rock bắt đầu đổ bộ vào các con phố ở Seattle. Khuyên mũi, tóc màu neon và quần áo thụng xuất hiện khắp nơi trên các con phố. Hình mẫu nam tính điển hình của thời kỳ này là Kurt Cobain. " Anh ấy là phản đề của hình mẫu nam tính kiểu Mỹ, Kurt là tác nhân khiến cho kiểu người mảnh khảnh và mềm mại trở nên ngầu hơn, bất kể bạn là nam hay nữ", ký giả Alex Frank nói với tờ Vogue. Đó cũng là thời kỳ mà các nữ chính màn ảnh chuộng ngoại hình kiểu "người dây".
Đó cũng là khi khán giả được thấy Brandon Lee vào vai siêu anh hùng The Crow. Với phong cách u ám và thân hình khẳng khiu, The Crow giống như Batman phiên bản bị kéo dãn ra. Cho dù Brandon Lee đã không may qua đời trên phim trường nhưng thành công phòng vé vẫn khiến cho các nhà sản xuất tiếp tục thúc đẩy phần hai. Cùng thời điểm đó, nhân vật The Sandman của Neil Gaiman do hãng Vertigo phát hành cũng cực kỳ được mến mộ. Sandman, hay còn gọi là Dream có ngoại hình đối lập hoàn toàn với Superman với tóc dài rối bù, da trắng bệch, dáng đi cao gầy, mảnh khảnh. Tuy nhiên, do không thể có được một kịch bản ưng ý nên dự án chuyển thể của The Sandman đã bị huỷ vào năm 1998.
Brandon Lee là con trai duy nhất của huyền thoại Lý Tiểu Long
Nhắc đến ngoại hình của siêu anh hùng thập niên 90 cũng không thể bỏ qua Batman and Robin, bộ phim Batman sặc sỡ nhất mà Warner Bros từng sản xuất. Trang phục phô cơ bắp quá đà của bộ phim cho đến nay vẫn còn là đề tài chế giễu của cộng đồng fan. Thậm chí show hoạt hình Ren and Stimpy đã giới thiệu Powdered Toast Man, một siêu anh hùng giọng chua loét có câu nói thương hiệu là "hãy bám chặt lấy cái mông tôi", nhại lại cách nói của George Clooney trong Batman and Robin.
Bước sang thế kỷ mới, hình thể của siêu anh hùng trên phim cũng trở nên đa dạng hơn. Trong bộ phim Watchmen năm 2009, khán giả biết đến hai nhân vật là Tiến sĩ Manhattan - được ghép bằng đồ hoạ phần thân từ cổ trở xuống của chuyên gia thể hình Greg Plitt và siêu anh hùng tuổi tứ tuần Nite Owl - người mặc một bộ đồ có cơ bắp tạc sẵn. Cả hai nhân vật này đều không hề bị đem ra làm đề tài chế giễu mà còn ngược lại. Họ đều được nữ chính quyến rũ đem lòng yêu và được các fan thấu hiểu và tôn trọng. Điều này cho thấy người xem có thể chấp nhận một siêu anh hùng lãng mạn có bất kỳ ngoại hình nào, miễn sao là đạo diễn biết xử lý đúng cách.
Sang thập niên tiếp theo, Marvel Studio và MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) đưa dòng phim siêu anh hùng trở nên bùng nổ hơn bao giờ hết. Ngoại hình của những người hùng như Captain America (Chris Evans), Iron Man (Robert Downey Jr) và gần hết những thành viên còn lại trong nhóm Avengers đều theo một chuẩn giống nhau như đúc từ một khuôn ra. Kể cả những nhân vật hài hước và lầy lội như Deadpool (Ryan Reynolds) hay Peter Quill (Chris Pratt) cũng có đầy đủ sáu múi. Trong Deadpool 2, nhân vật Firefist còn mỉa mai rằng " nghề này đòi hỏi chuẩn ngoại hình cao" khi nói về việc làm siêu anh hùng.
Làm siêu anh hùng giống như trúng gói phẫu thuật thẩm mỹ vậy đó
Tới đây, bộ phim Aquaman của đạo diễn James Wan sắp xửa ra rạp. Với bối cảnh phần lớn nằm ở dưới đáy đại dương và lựa chọn gương mặt thủ vai nhân vật chính là Jason Momoa, diễn viên được cho là có ngoại hình vạm vỡ và cường tráng nhất Hollywood hiện nay. Với chiều cao 1,93m, vóc dáng siêu chuẩn nhờ tập luyện các môn thể thao dưới nước, Jason Momoa hứa hẹn sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn cho vai vua biển của DC.
Với tình hình như hiện nay, có lẽ chuẩn hình thể của nam chính dòng phim siêu anh hùng sẽ còn duy trì như ở tình hình hiện tại một cách lâu dài.
Aquaman sẽ ra mắt tại Việt Nam từ ngày 21/12/2018.
Theo Trí Thức Trẻ
Siêu anh hùng chiến đấu giữa thành phố tan hoang trong 'Justice League' Trailer mới của bom tấn hé lộ nhiều hơn về cuộc xâm lăng và phản kháng của các người hùng hãng DC. Các siêu anh hùng không cứu nổi phòng vé Hollywood ế ẩm / James Cameron bị chỉ trích khi gọi 'Wonder Woman' là bước lùi Đoạn phim gần ba phút phô diễn nhiều cảnh chiến đấu của nhóm Justice League với...