Teen tập tành làm ‘đại gia’
Mặc dù còn trên ghé nhà trường nhưng nhiều teen lại nuôi mộng trở thành “đại gia lớp học”.
Mong muốn được là người sành điệu, được bạn bè gọi bằng hai tiếng “đại gia”, nhiều teen lao vào ăn chơi, tiêu xài hoang phí để chứng tỏ bản lĩnh của một đại gia lớp học. Thế nhưng, những cách mà các teen tập tành để được gọi là một đại gia lại hoàn toàn vô nghĩa và đầy ảo tưởng.
1. Tập… vung tiền
Dù còn là học sinh nhưng nhiều teen được cha mẹ hỗ trợ khá chu đáo về mặt tiền bạc. Với hầu bao rủng rỉnh, thay vì lên kế hoạch sử dụng hợp lí, các teen lại học cách…vung tiền cho đúng kiểu đại gia. Theo B.Nguyễn (trường M), một thành viên từng gia nhập hội các đại gia của lớp cách đây không lâu, vệc đầu tiên khi muốn trở thành một đại gia là phải học cách “miễn thối, miễn trả”. Tức là có tiền dư không cần thối lại, mua hàng không cần trả giá đồng thời còn phải thưởng hoa hồng cho những người phục vụ.
Quả thật, nghe quy tắc này cứ tưởng đó là cách xài tiền của những đại gia thứ thiệt, những người nắm trong tay hàng tỉ đồng. Đằng này, họ lại là những cô cậu học trò vẫn còn cắp sách đến trường. B.Nguyễn cho biết “Lúc đầu, mình muốn gia nhập hội này để “lấy le” với bạn bè. Nhưng bây giờ nghĩ lại thấy tiếc vô cùng. Tiền bạc cha mẹ khổ cực làm ra vậy mà mình lại hoang phí một cách vô nghĩa chỉ để đổi lấy các mác đại gia.”
2. Tập mua… “tiếng”
Không phô trương như hội đại gia của B.Nguyễn nhưng cô nàng Kaly (trường V) cũng không hề thua kém trong việc chứng tỏ ta đây là một đại gia nổi tiếng nhất nhì trong trường. Cô nàng từng khiến bạn bè phải trợn tròn mắt khi”chơi nổi” bằng cách một mình đứng ra tài trợ cho cả lớp đi dã ngoại. Trong những lần đi chơi, Kaly luôn dẫn bạn bè đến những nơi sang trọng và cũng khá mạnh tay trong việc chiêu đãi bạn bè. Mục đích cũng để lấy tiếng đại gia trong mắt bạn bè.
Quả thật, những người bạn của Kaly rất ngưỡng mộ sự hào phóng của cô nàng nhưng “Nếu là mình, mình sẽ chẳng thèm bỏ tiền ra một cách phung phí như vậy chỉ để được tiếng đại gia. Trong khi đó, bạn ấy bỏ tiền ra cũng chỉ để mua tiếng chứ không phải thật lòng tốt với bạn bè và những người bạn luôn sẵn sàng tiêu xài tiền của bạn ấy liệu có thật sự cảm kích sự hào phóng của Kaly?” – một bạn cùng lớp với Kaly cho biết.
Video đang HOT
3. Có thật sự là đại gia?
Mặc dù chi tiêu hào phóng, vung tiền thoải mái nhưng hầu như trong mắt mọi người, những teen đang tập tành làm đại gia này chỉ là những người hoang phí và thích gây sốc. Chẳng ai có thể công nhận một đại gia chưa thể làm ra tiền đã xài tiền một cách bừa bãi. Cũng khó mà công nhận một đại gia dùng tiền một cách xốc nổi chỉ để đối lấy danh tiếng cho mình.
Thay vì bỏ tiền ra để đổi lấy hai tiếng “đại gia” một cách vô nghĩa sao bạn không thử làm “đại gia” trong lĩnh vực học tập, năng khiếu…Đó mới là những “đại gia” thật sự giàu có về kiến thức, tài năng và cả tấm lòng, đủ khiến bạn bè nể phục thật sự.
Theo Mực Tím
Teen Việt và ảo tưởng 'danh gia vọng tộc'
Tự tạo tin đồn và nhờ "làn gió của giang hồ", Hùng Anh trở thành xuất thân từ con nhà vua chúa mấy đời, Hoàng Linh thì tự vẽ cho mình một hình tượng tiểu thư và chỉ có đại ca anh hùng mới xứng với cô.
Đẳng cấp của sự sành điệu
Trong sự đi lên của xã hội, teen Việt giờ đây lại có một xu hướng trở thành những hình tượng tiểu thư, công tử như các nhân vật "tuổi teen" trong các gia đình quyền quý xưa kia.
Tại một quán trà chanh quen thuộc của giới trẻ Hà Nội, các chàng trai, cô gái, khi nhìn thấy một thiếu nữ xinh tươi bước từ xe hơi xuống với mái tóc dài nhuộm vàng và chiếc váy ngắn thì bảo nhau: "Con bé này mới học lớp 11 thôi, con ông này bà kia đấy, tiểu thư lắm, không phải ai nó cũng chơi đâu".
So với vô vàn dân chơi ngồi ở đó (toàn teen đi SH, Dylan, LX, và cả xe hơi) thì việc một cô gái bước xuống từ chiếc BMW cộng với nguồn gốc xuất thân hoành tráng dĩ nhiên là cô hơn hẳn những người khác. Ý thức được điều đó, nên theo một dân chơi hay lê la ở đây thì cô chỉ chơi với những ai có chất nghệ sĩ thôi, nhất là các họa sĩ, vì cô rất mê lĩnh vực hội họa.
"Nó có tiền, lại đẹp, ăn mặc thì sành điệu cộng với các mác của gia đình nên cũng dễ tiếp xúc với mấy ông họa sĩ lắm. Mới mười mấy tuổi mà thỉnh thoảng thấy lên đây ngồi trò chuyện với mấy ông nhìn quai quái, toàn nói chuyện tranh ảnh, người xung quanh chỉ có mà lác mắt"- một "dân chơi" kể.
Cô là một trong những tiểu thư mà người ta gán vào, bởi dường như bản thân của xì tin này không để ý đến việc người ta có quan tâm đến cô hay không. Cô ngồi bên chiếc ghế con cóc, toát lên vẻ đài các và trầm tư khó hiểu.
Và những tiểu thư, công tử nửa vời
Sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả, có một ngoại hình cũng ở mức thường thường bậc trung, học lực thì trong vùng trung bình khá, nhưng Hoàng Linh (16 tuổi, Hà Nội) luôn tạo cho mình một vẻ ngoài rất tiểu thư.
Nhiều teen tự tạo cho mình một vẻ ngoài thật xinh xắn, đài các và cho rằng thế là đủ để tạo thành hình tượng tiểu thư, công chúa. (Ảnh minh họa).
Ở nhà, cô không bao giờ làm việc gì, bố mẹ vốn bận rộn, biết tính con lười biếng nên thà thuê một người giúp việc còn hơn mong chờ cô cùng mẹ ngắt rau hay lau sạch cái nhà. Phòng của Linh thì long lanh sắc màu với các loại rèm diêm dúa, những bình hoa xinh xắn, chẳng thiết tha gì học hành nhưng tất cả sách vở, dụng cụ học tập của Linh cũng được trang trí với những hình dán rất dễ thương, nhìn là thấy ngay cô bạn rất lãng mạn, mơ mộng.
Linh còn có một bộ sưu tập những chiếc bờm, băng đô rất điệu đà. Nhà không nhiều tiền, nhưng cô bạn cũng "chắt bóp" để mua được một lọ nước hoa xịn để mỗi khi đến nơi đông người thì hương thơm tỏa ra ngào ngạt khiến ai cũng ngất ngây.
Là tiểu thư, nên Linh quan niệm chỉ những "anh hùng" mới xứng với đẳng cấp của cô. Thế là những chàng trai lần lượt bị Linh từ chối, khi cô tìm thấy "anh hùng" của mình là một "đại ca" của trường bạn.
Thời gian đầu, "mỹ nhân" luôn được "anh hùng" chiều chuộng, quan tâm, nhưng vốn là cậu nhóc ham chơi hơn học, thích vũ lực hơn lời nói, "anh hùng" chẳng mấy chốc bị nhà trường đuổi học, rồi sau đó anh chàng trở thành người yêu của một cô bé giàu có khác. Tiểu thư "Hoàng Linh" ôm mộng về sự mê hoặc của mình đi gọi tình yêu trở về thì bị tình địch chửi một trận tơi tả. Tuy nhiên, ngay sau đó cô đã cân bằng trở lại và đang trên đường đi tìm một hoàng tử chân thực chứ không đoái hoài gì đến "đại ca giang hồ" nữa.
Trong khi đó, Hùng Anh, 16 tuổi (Hà Nội), lại khôn khéo giấu biệt nguồn gốc rất bình thường của dòng họ Trịnh mình, nhờ khả năng "chém gió" giỏi, Hùng Anh đã được "giang hồ đồn" là một công tử mấy đời của vị chúa thời nhà Trịnh.
Đi đâu Hùng Anh cũng tỏ ra mình rất lịch thiệp, cao sang, cậu còn dày công tìm hiểu về đồ cổ để đến nhà ai đó thì chứng mình rằng mình xuất thân trong một dòng họ cao quý nên cũng có những tri thức rất "quý cao". Cũng có một vài lần, các bạn không khỏi khâm phục khi thấy Hùng Anh mặt non choẹt ngồi đàm đạm với một nhà sưu tầm đồ cổ.
Cho đến một lần Hùng Anh bị ốm, cả lớp kéo đến nhà thăm, trò chuyện với bố Hùng Anh thì mới lộ ra là anh chàng chẳng liên quan gì đến vua chúa ngày xưa. Sau vụ đó, Hùng Anh được gắn với mác là dòng dõi nhà "chúa họ Nổ".
Chính những nỗi ám ảnh về hình tượng tiểu thư, công tử đã khiến teen vẽ nên hàng loạt những tác phẩm truyện ngắn, dài, tiểu thuyết về ước mơ của một cô gái (chàng trai) bình thường đối với những người thuộc tầng lớp đài các, sang trọng trên.
Tại các diễn đàn online của tuổi teen, rất dễ dàng để bắt gặp những câu chuyện theo thể loại này, sẽ có những "tác phẩm" với tựa đề như: Đồ công tử, em ghét anh, Cô dâu đi học, Tiểu thư bướng bỉnh và hoàng tử cố chấp, Hoàng tử băng tuyết, Tình yêu quý tộc....
Các nhân vật chính trong này dĩ nhiên phải bao gồm tiêu chí: đẹp trai, mặc đẹp, nhà giàu nhưng phải có danh giá trong xã hội (là cháu mấy đời của các vị vua chúa, công hầu ngày xưa càng tốt), học hành thế nào không quan trọng (thậm chí thường xuyên trốn học để đi chơi càng cuốn hút)....
"Các bạn đọc truyện tranh nhiều, xem phim nhiều nên cũng có ước muốn được trở thành như thế, lớp em có một con bé còn cố tình ăn mặc rất diêm dúa, suốt ngày chỉ lo làm đẹp, nhất quyết không làm vệ sinh lớp và lúc nào cũng ỏng eo hai đứa bạn gái bên cạnh như người hầu ấy. Trong lớp ai nhìn cũng ngứa mắt nhưng nó cứ tưởng thế là ghen tỵ, em thì thấy thật vớ vẩn và phi thực tế. Ở nước ngoài, có tiểu thư, công chúa, hoàng tử thật, nhưng họ cũng chẳng làm quá lên như thế, em còn thấy họ rất hay tham gia các hoạt động thể thao, cộng đồng... chứ đâu có chỉ biết đỏng đảnh như mấy nhỏ này" - Hồng Anh, 15 tuổi, Hà Nội bức xúc.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sự thực về những nhóm bạn tự xưng là... "Phi đội cá tính"! "Tôi tinh tế, tôi tài năng, không ai giỏi bằng tôi và đừng hòng chê tôi"... Đó là slogan của những xì tin lập thành "đội" tự cho mình là tài giỏi, cá tính và có sở thích "dìm" người khác để nâng cấp bản thân. "Tôi tài năng" Cá tính là điều không thể thiếu, và là điểm nhấn để người trẻ...