Teen “sập bẫy” hàng rong trên xe liên tỉnh
“Không mua thì mày hỏi làm gì, một rổ bánh đầy từ trưa tao chưa bán được cái nào! Đ. có tiền còn sĩ, loại như mày mua được cái gì, 5 nghìn với 10 nghìn hơn được bao nhiêu tiền mà mày mặc cả, xúi quẩy…” – những lời này và nhiều câu còn thậm tệ hơn thế phát ra từ miệng một người phụ nữ trạc 30 tuổi trên chuyến xe khách khiến hành khách phải rùng mình ghê sợ.
Đó chỉ là một trong số những màn chửi bới, lăng mạ hành khách thiếu của một bộ phận những người bán hàng rong trên tuyến xe liên tỉnh.
Mỗi lời chào như một nhát dao
Một bộ phận những người bán hàng tham lợi, thiếu lương tâm đã khiến nghề bán hàng rong trở thành “ác mộng”, đặc biệt là hàng rong trên các chuyến xe khách.
Với chiếc rổ hàng trên tay, họ cứ đi từng xe này đến xe khác, rao hàng và “ra sức” chặt chém hành khách. Giá cả không có định mức, lúc cao chót vót, lúc “hữu nghị” nhưng chưa bao giờ đúng giá sản phẩm bán trên thị trường.
Chị Đào Bích Thùy ( Sơn Dương, Tuyên Quang) tay cầm chiếc bánh cốm mà vẫn chưa hết bức xúc : ” Thấy bà bán hàng rao thì mình gọi lại, hỏi giá, bà thét 15 nghìn. Mình mặc cả giảm cho 5 nghìn đồng nhưng bà ta không chịu giảm, đến khi mình nói không mua liền bị bà chửi như hất nước vào mặt. Ngại ngùng, mình đành phải mua một chiếc cho bà xuống xe chứ bên ngoài giá đắt nhất cũng chỉ có 6 nghìn cái”.
Nhiều người trên các chuyến xe khách đã “ sập bẫy” hàng rong (Ảnh: ANTĐ)
Chiếc bánh cốm màu xanh nhân đỗ chỉ vẹn vẹn bốn đầu ngón tay mà giá cả đắt cắt cổ. Có người mua xong mới biết bánh đã bị thiu, có mùi khó ngửi.
Những hành khách đi xe có kinh nghiệm cho biết, những người bán hàng kiểu này thường có “kịch bản” gần giống nhau. Đầu tiên là lời ngọt ngào kiểu “Mua cho em một chiếc chị ơi”, ” Ăn thử không ngon em không lấy tiền”…
Video đang HOT
Rồi họ lại ra sức năn nỉ, nài xin khiến nhiều người không có ý định mua nhưng cũng ngại khước từ. Nhưng chỉ cần ai đó “trót dại” ăn thử thì chẳng bao giờ có chuyện miễn phí mà chắc chắn sẽ phải mua, có khi với gia một thành ba!
Ngô Kim Hiền (SV năm nhất, trường Đại học Quốc gia) ấm ức kể trong nước mắt : “Em thấy chị ấy nói ăn thử nếu ngon mới lấy tiền, em cắn một miếng thì phát hiện chiếc bánh bị mốc. Em không mua thì bị chị ta chửi té tát, còn dọa đánh. Em đành trả tiền, những 10 nghìn một chiếc bánh bé xíu. Trong túi chỉ còn có 30 nghìn đồng, chẳng biết có đủ tiền xe không nữa!”
Nhiều hành khách như Hiền bị rơi vào “bẫy” của họ, mua thì bị chặt chém, không mua còn “chém” mạnh hơn.
Khách hàng tự đề phòng
Không chỉ “doạ” khách, ép mua hàng, bán giá đắt kiếm lời, nhiều người bán hàng rong kiểu này còn tranh thủ thời gian lên xe để trộm đồ của hành khách đi xe. Nhiều nạn nhân chỉ vì chút sơ ý đã bị những kẻ gian như thế lấy sạch cả tiền bạc, hành lý giá trị.
Chị Lê Thu Hương ( 23 tuổi, Đoan Hùng- Phú Thọ) trên chiếc xe khách mang biển kiểm soát 19L XXYY tuyến Hà Nội- Đoan Hùng- Phú Thọ bị mất ví trong đó có gần hai triệu và giấy tờ cá nhân.
Chị vừa khóc vừa nói : “Túi đồ tôi để dưới chân, có mang đi đâu mà bảo là rơi được. Trong túi có tất cả tiền lương vừa lĩnh tháng đầu đi làm mang về cho mẹ nuôi em học thì giờ mất rồi, còn cả thẻ ATM, chứng minh thư và một số giấy tờ, đi làm lại cũng ngốn mấy trăm chứ không ít”.
Để đối phó với những tình huống oái oăm do những kẻ bán hàng “côn đồ” kiểu này, có lẽ hơn hết mỗi người nên tự bảo vệ mình bằng thái độ kiên quyết, hoặc kêu gọi sự giúp đỡ của những người xung quanh khi cần thiết.
“Mình rất hay bị say xe, mỗi lần về quê hay đi đâu xa em đều chuẩn bị đồ chống say, đồ ăn, nước uống mua sẵn đúng giá. Và đặc biệt, dù đã yên vị trên xe thì cũng phải chú ý đến hành lý. Riêng với những người bán hàng rong, khi được mời chào mình phải kiên quyết từ chối để tránh rắc rối” – Lê Như Hồng, SV năm 3, trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà) chia sẻ kinh nghiệm.
Theo VietNamNet
Trung tâm điều hành xe buýt qúa nhếch nhác!
Bước vào Trung tâm điều hành xe buýt trước cửa chợ Bến Thành, Q1, TP.HCM chúng tôi choáng váng bởi không khí ngột ngạt đến khó thở. Khói bụi mù mịt, mùi xăng dầu nồng nặc, hơi nóng từ hàng chục chiếc xe buýt lớn nhỏ vây quanh trung tâm tỏa ra hầm hập. Xung quanh người chật như nêm, tìm một chỗ đứng đã khó nói chi đến ghế ngồi nghỉ chân. Ai cũng đeo khẩu trang hoặc đưa tay che miệng, mũi để mong hạn chế bớt khói bụi xộc vào, mồ hôi tuôn ướt áo, chảy thành vệt trên mặt. Đã thế tiếng còi xe buýt bấm liên tục, nghe chói tai, váng óc.
Diện tích Trung tâm điều hành xe buýt đã nhỏ, lại bị hàng rong vây kín, khiến hành khách qua lại rất khổ sở
Trần Thị Thùy Linh (quê Ninh Thuận, sinh viên ĐH quốc gia TP.HCM, ở trọ tại P.Nguyễn Thái Bình, Q1) ngao ngán nói : "Ngày nào em cũng xuống Thủ Đức học nên đi về qua trạm xe buýt Bến Thành hai lần, sợ đến nỗi mỗi khi bước vào như là cực hình. Chật chội và nóng nực không chịu nổi, quần áo mới mặc chỉ đứng ở trạm một lúc đã sặc mùi khói bụi".
Ngay trước cửa nhà vệ sinh ở Trung tâm cũng bị chiếm để bán hàng rong, rất mất vệ sinh
Là bến xe buýt lớn nhất TP, chuyên chở hàng trăm ngàn lượt hành khách mỗi ngày, trong khi trung tâm chỉ rộng chừng vài trăm mét vuông. Chật chội là vậy, hành khách nhiều khi không có chỗ chen chân nhưng đội quân hàng rong vẫn cát cứ, vây kín xung quanh. Không chỉ buôn thúng bán bưng mà xe đẩy bán đủ thứ qùa vặt cũng xếp hàng dài dưới lòng đường. Một số ghế đá hiếm hoi đặt xung quanh nhà điều hành để trẻ nhỏ, người lớn tuổi ngồi nghỉ lúc chờ xe cũng bị hàng rong chiếm dụng. Thậm chí ngay trước cửa nhà vệ sinh công cộng, nhiều người cũng tụ tập buôn bán đồ ăn thức uống và không ít người thản nhiên mua, xả rác, nước thải bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường. Bác Nguyễn Thị Niên, nhà quận ở 7, làm tạp vụ cho khách sạn tại quận 1, bức xúc : "Chiều đi làm về mệt rã rời chân tay, ra trạm chờ đón xe buýt, muốn ngồi nghỉ cũng không còn ghế bởi mấy người hàng rong lấn chiếm làm chỗ buôn bán".
Những ghế đá hiếm hoi để cho người già, trẻ em nghỉ chân cũng bị hàng rong chiếm dụng
Nhiều người ví von Trung tâm điều hành xe buýt như cái "lô cốt" án ngữ trước cửa chợ Bến Thành nhìn rất chướng mắt. Trong khi đó, lượng phương tiện dồn về quá đông khiến giao thông ở vòng xoay công trường Quách Thị Trang, nhất là khu vực giao lộ Hàm Nghi - Phạm Ngũ Lão, Phó Đức Chính rất lộn xộn và mất an toàn. Đề nghị Sở GTVT sớm di dời Trung tâm điều hành xe buýt TP đến địa điểm khác rộng rãi hơn, để khu trung tâm TP thoáng đãng, sạch đẹp, góp phần giữ gìn cảnh quan xung quanh chợ Bến Thành - địa danh nổi tiếng và là một trong những biểu tượng của TP.HCM.
Trung tâm điều hành xe buýt nhỏ hẹp, chật chội nên lúc nào cũng qúa tải, nóng nực và khói bụi khiến hành khách rất ngán ngẩm mỗi khi đến đây
Theo CATP
Cảnh giác mánh lừa bán hàng đa cấp mới Tuyển nhân viên nạp tiền điện thoại là "mánh" lừa mới của các công ty bán hàng đa cấp bất chính, khiến không ít các bạn sinh viên "sập bẫy". Trên các trang web raovat, vatgia... liên tục đăng các thông tin tuyển hàng trăm nhân viên nạp tiền điện thoại, với mức 1,8 - 2 triệu đồng/tháng. Thời gian làm việc khoảng...