Teen quê bịt mặt mua… bao cao su
Qua mấy hiệu thuốc gần nhà thì sợ “lộ”, thậm chí sang mấy xã lân cận cũng không thiếu người biết mình, nghĩ đi nghĩ lại, teen chỉ còn cách bịt kín mặt mỗi khi đi mua bao cao su, thuốc tránh thai.
Sống ở quê, làng trên xóm dưới hầu như biết nhau tường tận, thậm chí còn biết rõ cả mấy làng lân cận. Ra đường, cứ đi một quãng lại gặp người quen, riêng việc chào hỏi cũng đến… mỏi cả mồm. Vì thế, mỗi lần cần mua “dụng cụ”, Thành đều phải lén lén lút lút, ngó trước ngó sau chẳng khác gì thằng ăn trộm dù mặt đã bịt kín bưng. Mua bao cao su còn đỡ ngại, nhưng nhiều hôm mua thuốc tránh thai cho bạn gái, Thành cứ như thằng ngố dưới ánh nhìn tò mò thoáng chút châm chọc của người bán thuốc.
Nghe người bán hàng hỏi “mua loại nào, bình thường hay loại khẩn cấp”, Thành cảm thấy mặt mình nóng ran như có lửa, chỉ mong mau mau lấy xong… hàng mà chạy. Ra khỏi hiệu thuốc, đi cách xa vài cây số, cậu vẫn thấy lưng mình nóng ran vì vừa đi vừa nơm nớp lo bị người ta theo dõi.
Đi mua bao cao su, nhiều nam sinh ở vùng nông thôn e ngại vì sợ bắt gặp người quen. Ảnh minh họa
Phải hôm nào “trời thương”, đi đường không gặp người quen, Thành thấy người như nhẹ đi được mấy cân vậy. “Cầm thứ đó trong tay, lại đang đi đường, lỡ ai biết thì chỉ có nước chui xuống đất mà trốn. Ở quê vẫn còn lạc hậu lắm, hơn nữa mình lại đang đi học”.
Thế nhưng cũng đầy lần Thành thót tim vì tai nạn bất ngờ khi gặp mấy ông anh họ dọc đường. Thấy Thành cắm cúi như ma đuổi, người ta càng tò mò gọi lại. May mà sau mấy câu ấp a ấp úng, Thành cũng nhanh trí tìm cách chuồn được, “nếu không, chuyện bại lộ mà đến tai phụ huynh thì chỉ có nước… no đòn”.
Thế mà nhiều hôm, chuyện đã trót lọt xong xuôi nhưng Thành vẫn không yên tâm. Cậu vẫn phải để ý nghe ngóng xem có ai bàn tán gì về việc của mình không, nhất là xem bố mẹ có động tĩnh hay thái độ gì khác. Thành chỉ lo lỡ có ai đó biết và mách lại với phụ huynh thì có lẽ Thành chỉ còn nước xách túi ra khỏi nhà.
Đã trót có bạn gái, nàng không chỉ từ chối “thò” mặt đi mua mà còn đòi “cấm vận” nếu Thành không có “vũ khí an toàn”. Cực chẳng đã, Thành chỉ còn nước chiều theo ý nàng, cũng là để chiều bản thân. Đôi lúc, thấy mấy thằng bạn tá hỏa lên vì người yêu lỡ… dính bầu, dở khóc dở mếu, thậm chí còn bị phụ huynh “xử lý”, Thành cảm thấy mình còn may mắn chán vì ít ra cậu cũng biết cách để an toàn.
Video đang HOT
Nhưng dù sao, con trai đi mua mấy đồ dùng này vẫn còn đỡ hơn con gái, bởi dù sao, phái nữ vẫn thường bị mang tiếng nhiều hơn.
Để đỡ lo lắng về việc uống thuốc, Ngân chỉ còn cách thường xuyên đi mua bao cao su để khi cần thì có sẵn. Ảnh minh họa
Chường mặt vào hiệu thuốc, nhiều khi, Ngân cảm thấy mình như một tên tội phạm đang lẩn trốn vậy. Dù đã bịt mặt kín bưng, chỉ lòi hai con mắt và đi xa đến chục cây số mới dám mon men vào hiệu thuốc nhưng chưa có lần nào Ngân cảm thấy yên tâm. Lúc nào, Ngân cũng có cảm giác có người biết mình. Phải ngó trước ngó sau, đợi lúc quán hết khách, cô nàng mới dám mò vào gặp người bán thuốc.
Có hôm đi từ sáng, nhưng mãi đến trưa Ngân mới có được thứ mình cần vì gặp phải hôm nhiều người ốm quá. Hiệu thuốc buổi sáng hầu như không lúc nào vắng khách. Vì thế, Ngân phải đợi đến tận trưa, chẳng còn ai đến hỏi mua thuốc nữa, cô nàng mới mon men đi vào. Lấm la lấm lét như tên trộm bị bắt ngay tại trận, cầm được thuốc trên tay, cô nàng phi ngay ra ngoài, mấy lần không có tiền lẻ, Ngân chẳng dám nán lại đợi chủ cửa hàng lấy tiền trả lại. “Thà mất thêm ít tiền còn hơn, đứng lâu lâu chẳng may có ai nhận ra mình thì thật không biết chui vào đâu”.
Đầy lần cãi nhau với người yêu vì cứ để Ngân phải vác mặt đi mua thuốc tránh thai, hôm thì bao cao su, nhưng rốt cuộc vẫn đâu vào đấy. Người yêu Ngân quan niệm, đó là chuyện con gái phải lo, nếu không có bao thì đành uống thuốc phòng ngừa sau vậy. Dẫu biết thuốc tránh thai khẩn cấp có nhiều tác dụng phụ, nhưng nhiều khi Ngân vẫn phải uống. “Không uống mà lỡ dính thì chỉ có nước cạo đầu bôi vôi”.
Nguyễn Hoàng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Công trình thoát nước TP HCM chưa sử dụng đã lạc hậu
Nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thủy lợi cho rằng hệ thống thoát nước của thành phố được đầu tư xây dựng hàng ngàn tỷ đồng tuy chưa được đưa vào sử dụng đồng bộ nhưng đã có nguy cơ bị lạc hậu.
Thời gian gần đây, khi những cơn mưa to cộng với triều cường lịch sử, tình trạng ngập lụt tại TP HCM đang diễn biến phức tạp, tăng cả về mực nước và thời gian ngập. Những nguyên nhân được lý giải là do san lấp kênh rạch tràn lan, thi công cẩu thả, tăng dân số... và quan trọng là hệ thống thoát nước đô thị yếu kém, chắp vá quá tải do được xây dựng cách đây hơn 40 năm.
Nắm bắt được vấn đề, năm 2001, thành phố đã vay vốn Ngân hàng Thế giới nhằm cải tạo, làm mới hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng. Từ đó, hàng loạt dự án thoát nước lớn với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng ra đời như: Vệ sinh môi trường nước TP lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Cải thiện môi trường nước kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi Tẻ; Nâng cấp đô thị... Qua kiểm tra, Trung tâm điều hành chống ngập thành phố kết luận các dự án đang thực hiện theo kiểu "rùa bò", chưa đem lại hiệu quả dù đã hoàn thành 80% trong khi vốn đầu tư liên tục đội lên.
Dự án "rùa" vẫn tiếp tục hành dân. Ảnh: An Hội
Dù các dự án này chưa hoàn tất, nhưng các chuyên gia lo ngại nó đã lạc hậu, không đáp ứng được hiệu quả. Mỗi khi có mưa lớn, triều cường hoặc kết hợp cả hai là hệ thống thoát nước tại thành phố gần như bị "vô hiệu hóa", ngập lụt diễn ra ở nhiều tuyến đường, gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
PGS - TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng bộ môn Đô thị học (Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn) nhận định: "Dự án xây dựng cách đây đã 10 năm rồi, khi đó khí hậu không khắc nghiệt như bây giờ. Ví dụ như triều cường lên đỉnh cao lơn, lượng mưa lớn hơn rất nhiều.... Ngoài ra khi đó thành phố dân còn ít, hiện nay dân số toàn thành phố đã tăng lên gần gấp đôi, điều đó đồng nghĩa với việc nước thải sinh hoạt sẽ tăng mà cống nước vẫn không thay đổi".
Cụ thể, Dự án cải thiện môi trường nước do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khảo sát thiết kế, kỳ vọng sẽ chữa trị căn bệnh ngập nước cho thành phố. Nhưng cách tính mực nước ngập của JICA chưa hợp lý. Thiết kế dựa trên đỉnh triều cường cao nhất tại sông Sài Gòn là 1,29 m, có khả năng chịu được lượng mưa tối đa khoảng 90 mm (trong trường hợp hai năm mới xảy ra một lần)... Ở khu vực Tàu Hũ - Kênh Đôi, mực nước ngập khi có triều cường lên đến trên 1,5 m nhưng theo quy hoạch của JICA chỉ có 1,32 m... Đối với việc dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng hầu như không được đề cập trong dự án.
Hay như Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải rộng trên diện tích 33 km2 sẽ được lắp đặt hệ thống gồm 72 km cống hộp, cống tròn các loại để bổ sung, thay thế cho hệ thống cống hiện hữu và gần 9 km cống bao. Trong đó, tiết diện cống hộp lớn nhất có khả năng "chịu tải" được lượng mưa tối đa khoảng 90 mm với tần suất 50% (tức 2 năm mới xảy ra với lượng mưa như vậy một lần)...
Nhưng liên tiếp từ đầu tháng 10 đã có hàng loạt những cơn mưa lớn có lượng cao nhất tới 124 mm kết hợp với triều cường đã khiến Sài Gòn mênh mông nước, gây ngập tới gần 75 điểm... Trong khi đó, tình hình triều cường đang ngày càng diễn biến phức tạp. Trước năm 1999, đỉnh triều cao nhất trên sông Sài Gòn là 1,36m, năm 2007 là 1,49m, đến 2008 mức đỉnh triều lên tới 1,54m và đến năm nay nước đỉnh đã lên tới 1,56 đạt kỷ lục nhất 51 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, nước triều cường vẫn tiếp tục tăng những năm tới.
Người dân TP HCM biết bao giờ mới hết khỏ vì ngập. Ảnh: An Hội
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng chống ngập - Trung tâm điều hành chống ngập nước TP HCM cũng xác nhận, hiện nay hệ thống thoát nước của thành phố rơi vào tình trạng lạc hậu nên thường xuyên bị quá tải, nhất là vào thời điểm triều cường dâng cao kết hợp với mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập nặng.
Cũng theo ông Long, dự án xây dựng cống thoát nước từ năm 2001. Những chiếc cống được lắp đặt vào thời điểm đó chỉ phù hợp với triều cường đỉnh khoảng 1,32m. Còn hiện nay đỉnh triều cường lên tới gần 1,6m và kết hợp mưa lớn nên cống thoát nước không thể vận hành kịp.
Ông Nguyễn Phước Thảo, giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố cũng từng nhìn nhận, các dự án lớn đang triển khai được thiết kế trong điều kiện diễn biến khí hậu chưa phức tạp. Thiết kế cống chính có khả năng thoát nước đối với những cơn mưa có lượng khoảng 85 mm với tần suất tràn cống hai hoặc ba năm xuất hiện một lần. Nhưng hiện nay những cơn mưa trên 100 mm xảy ra thường xuyên hơn thì đương nhiên năng lực cống không thể đáp ứng nổi. Vì vậy để giải quyết triệt để ngập trong điều kiện của biến đổi khí hậu chúng ta phải nhượng bộ, tức xây dựng hồ điều tiết để làm giảm gia tăng của hệ số chảy tràn khi có mưa lớn.
"Thành phố không thể liên tục đào cống lên rồi đặt xuống, chỉ có gần 3 năm lô cốt mà người dân đã khổ rồi. Biết là đã lạc hậu rồi nhưng vẫn phải làm cho xong, cho đồng bộ vì dự án cũng đã phê duyệt rồi? Mà khi làm xong cũng không thể giải quyết được thoát nước, người dân phẫn phải chấp nhận cảnh ngập lụt", tiến sĩ Hòa nói.
An Hội
Theo VnExpress
Những cô nàng học đòi làm... gái thành phố Nhung đã quên mất "hương đồng gió nội", quên mất rằng mình là con gái nhà quê, bố mẹ chân lấm tay bùn, vất vả kiếm đồng tiền bát gạo để nuôi Nhung ăn học. "Một tấc lên giời" Lên Hà Nội đi học được 2 năm, Nhung thay đổi hẳn tính cách. Mỗi lần về quê được bạn bè khen ngợi về...