Teen hãy cẩn thận giữ mình trong dịp đại lễ
Trong sự kiện này, có nhiều đôi trở thành tri kỷ, nhưng cũng chẳng ít đôi “tình hờ”… Song đáng buồn là nhiều người đã phải trả giá đắt vô cùng chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ…
Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, nghìn năm mới có một lần nên bất kì ai cũng muốn được đi chơi trong dịp này. Không khí ấy trong giới sinh viên lại càng nhộn nhịp, háo hức.
Nhưng đã đi chơi thì phải có đôi, có cặp mới hay, vừa đỡ đơn côi, lại có thể ra oai với đám bạn. Với lại, con gái thì muốn có kẻ đưa, người đón, con trai thì muốn được đưa đón các người đẹp. Trong sự kiện này, có nhiều đôi trở thành tri kỷ, nhưng cũng chẳng ít đôi “tình hờ”… Song đáng buồn là nhiều người đã phải trả giá đắt vô cùng chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ…
Hoàng Thị H (sinh viên đại học Thương Mại) bán hoa thuê trên đường Hồ Tùng Mậu vốn là người hiền lành, chăm chỉ, tuy không xinh đẹp nhưng ở cô toát lên vẻ đẹp hiền dịu của một người phụ nữ truyền thống. H ở trong kí túc xá, những người cùng phòng cô đã có người yêu gần hết, chỉ có H và Tr là chưa có người yêu. Gần dịp đại lễ, các cô bạn trong phòng thi nhau bàn về những kế hoạch đi chơi. Ban đầu H và Tr rủ nhau đi chơi chung, nhưng rồi Tr cũng có người đưa đón. Tr xui H nên tìm cho mình một tay “ xe ôm” để đỡ vất vả, đi chơi khỏi phải lo nghĩ chuyện đi lại và nhiều thứ khác nữa…
Thật tình cờ, một hôm Trần Trung K (nhân viên một công ty tư nhân) đi sinh nhật bạn, K ghé vào mua hoa đúng cửa hàng H bán thuê. K thấy H cũng hợp mắt, anh xin số điện thoại của H. Từ tối hôm đó, K liên tục gọi điện, nhắn tin cho H, cường độ ngày càng tăng và cấp độ cứ thế nhân lên. H không hề thấy ghét K, bởi trông K có vẻ là người tử tế, ăn nói cũng dễ nghe, lại được cô bạn Tr “mô kích” nên H đáp lại tin nhắn và những cuộc điện thoại của K rất nhiệt tình. Chỉ trong 3 ngày, H đã mời K lên phòng chơi, rồi đi uống nước cùng K và bạn K. Tuy chưa chính thức yêu nhau nhưng họ “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Mấy hôm sau đã là đại lễ, K đón H đi chơi với bó hoa hồng thắm, vui mừng, hạnh phúc, H thấy cuộc sống còn có niềm vui nào hơn thế!..
Cùng K đi chơi, được K cho khám phá biết bao điều mới lạ, được K mua quà tặng, mua đồ ăn ngon… H thực sự xúc động. Dù chỉ mới quen K thời gian ngắn, H đã nghĩ “cuộc đời mình sẽ gắn liền với anh ấy”. Tối hôm 1/10, sau một ngày rong chơi, K rủ H cùng đi ăn mừng đại lễ với đám bạn của K, cuộc vui nào mà lại thiếu bia rượu, dù không uống được, nhưng vì K giới thiệu H là bạn gái, nên nhiều người chúc, một phần vì nể, phần vì muốn “người yêu” không mất mặt, tối hôm đó H đã uống nhiều tới mức không còn biết trời đất là gì nữa!….
Chỉ chờ có thế, K thuê taxi đưa H vào nhà nghỉ… thế là bao nhiêu năm giữ gìn, cái quý giá nhất của H đã bị K chiếm đoạt. Sáng hôm sau tỉnh dậy, H giật mình, không biết đang ở đâu, thấy đau ở “chỗ đó”, H sực tỉnh, tỉnh táo hơn lúc nào. H đọc lá thư K để lại: “Cám ơn món quà đầu tiên ông trời ban cho anh vào đại lễ, anh phải tìm kiếm những món quà tiếp theo đây. Thuốc anh để sẵn trên bàn, nhớ uống ngay cưng nhé! Vĩnh biệt!”. Cả thế giới như đổ sụp lên đầu H, H quay cuồng, gọi cho K, thấy tắt máy, làm sao để liên lạc được với K, khi H chẳng biết gì về K, chỉ biết K làm ở một công ty tư nhân, nhưng là công ty tư nhân nào, trên đất thủ đô có biết bao nhiêu công ty tư nhân…. Cay đắng không gì tả hết, uất hận vô cùng, H định tìm đến cái chết, nhưng nghĩ tới gia đình sẽ ra sao khi mình hành động như vậy, H thôi không dám nghĩ tới điều dại dột ấy nữa!
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Không riêng gì H bị lừa, Trần Thị M (sinh viên cao đẳng Du Lịch Hà Nội) cũng đã phải lâm vào tình cảnh khốn đốn! Cũng chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ, mà không có người yêu, M đành nhận lời đi cùng V (sinh viên đại học Giao Thông Vận Tải), một anh chàng mới quen trên xe buýt. Sau một ngày đi chơi thú vị, V mời M đi ăn tối tại khách sạn Sofitel Metropole (một trong những khách sạn được xếp vào loại đắt đỏ nhất Hà Nội). Ngay khi bước chân vào khách sạn, M quá bất ngờ trước kiến trúc đẹp, lạ và tráng lệ nơi đây, M nhìn thấy rất nhiều người nước ngoài đi lại, nói cười. Kinh ngạc hơn khi M xem thực đơn, toàn những món đắt tiền, được tính bằng USD với những cái tên kiêu sa, xa vời với M. Bữa tối thật vui với những bản nhạc đồng quê dịu nhẹ, ánh nến lung linh và tiếng cười rôm rả của đôi bạn trẻ mới quen.
Bữa ăn kết thúc, “V nói M chờ V đi trả tiền rồi cùng đi xem rối nước nhé”, chẳng hề mảy may suy nghĩ, M gật đầu. M ngắm nhìn phòng ăn của khách sạn để chuẩn bị ra về, vì chẳng biết M có còn cơ hội tới đây hay không. Chờ mãi, 1 giờ, 2 giờ… thời gian trôi đi, M sốt ruột, lo lắng, ngồi xâu chuỗi tất cả các sự việc, M nhận ra mình bị “chơi đểu”, thì cũng là lúc khách sạn đóng cửa, nhân viên khách sạn tiến tới chỗ M đưa hóa đơn thanh toán, số tiền lên tới 155USD, với 200k trong ví, M chỉ biết ôm mặt khóc cho sự dại dột của mình…
H và M chỉ là hai trong số rất nhiều bạn gái chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ (có người đưa, kẻ đón) mà phải trả giá quá đắt như vây. Còn rất nhiều những bạn gái đang là người yêu “hờ” của những chàng trai “láu cá”, các bạn hãy thật cẩn trọng nhé! Nó không bao giờ thừa đâu các bạn ạ!
Video đang HOT
Không như H và M, Phạm Hà A (sinh viên đại học Ngoại Thương) lại là người được “miếng” mang về. Muốn đi chơi đại lễ, nhưng A muốn phải hoành tráng hơn đám bạn. Nhờ sự thông minh, xinh đẹp, sắc sảo từ khi vạch kế hoạch đến khi “câu” được một anh chàng đại gia, A chỉ mất vỏn vẹn 4 ngày. Chỉ trong ngày đầu tiên đi chơi lễ, cô nàng A đã tiêu tốn của đại gia không biết bao nhiêu tiền của cho những bữa ăn, những món quà, nào là điện thoại iphone 4G, nào là quần áo hàng hiệu, chưa kể là đại gia phải… cõng nàng mỗi khi nàng mỏi chân. Nhưng ngay sau khi rời khỏi chiếc X6 sang trọng, về đến phòng, A liền nhắn tin cho đại gia với một câu ngắn ngủi: “Tạm biệt chú bò con!” rồi thay luôn sim điện thoại.
Các bạn thấy đấy! Đâu phải chỉ có các chân dài bị “lừa”, các đấng mày râu cũng phải cẩn thận, nếu không, có khi đến mảnh vải che thân cũng chẳng còn mà về đâu nhé!
Chúc các bạn đi chơi đại lễ thật vui và an toàn!
Theo Mực tím
Nô nức đi xem xác máy bay, súng thần công
Những cọc nhọn thời Ngô Quyền đánh quân Nam Hán cách đây hơn 1000 năm, những khẩu thần công, pháo cao xạ hay xác máy bay chất cao tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự đang trở thành điểm đến thú vị của nhiều người.
Chiều qua (4/10) tại bảo tàng Lịch sử Quân sự (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Những trận đánh, chiến dịch nổi tiếng lịch sử Việt Nam".
Đây là sự kiện tiêu biểu trong chuỗi các chương trình của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Tại triển lãm, người dân được chiêm ngưỡng hàng trăm hiện vật, tài liệu, hình ảnh của 10 trận đánh, chiến dịch lớn trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nước ta.
Đó là trận Bạch Đằng (938), trận Như Nguyệt (1077), trận Đông Bộ Đầu (1258), trận Chi Lăng - Xương Giang (1427), trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
Đặc biệt, tại bảo tàng Lịch sử Quân sự, những hiện vật tiêu biểu của các chiến dịch lớn của thế kỷ 20 cũng được trưng bày (gồm chiến dịch Điện Biên Phủ - 1954, trận Điện Biên Phủ trên không - 1972, chiến dịch Hồ Chí Minh - 1975).
Trong buổi chiều khá muộn tại bảo tàng, không chỉ du khách nước ngoài, người già mà các bạn trẻ, em nhỏ cũng tỏ ra rất thích thú với các hiện vật được trưng bày. Bên cạnh các hiện vật có giá trị hàng trăm năm tuổi như bộ sưu tập vũ khí thời Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, thời nhà Trần chống Nguyên-Mông... người dân rất hứng thú khi được tận mắt xem những khẩu pháo mặt đất, pháo cao xạ, máy bay mà bộ đội Việt Nam dùng trong chiến tranh hay xác những chiếc máy bay, xe tăng quân đội ta thu được. Đây là những hiện vật đã được trưng bày tại bảo tàng từ mấy năm gần đây nhưng trong không khí náo nức của đại lễ, chúng trở thành tâm điểm của nhiều người khi đến xem triển lãm.
Hôm nay (5/10), trong khuôn khổ Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, lúc 9h sẽ diễn ra lễ giới thiệu công trình nghệ thuật Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại đường Yên Phụ, Ba Đình. Lúc14h khai mạc triển lãm Nghề gốm Bát Tràng - Cổ truyền và hiện đại tại làng Bát Tràng, Gia Lâm. Cùng thời điểm đó sẽ diễn ra lễ khai mạc triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long - Hà Nội tại Cung Văn hóa Lao động.
Buổi tối, vào 20h có biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội và chương trình ca nhạc tổng hợp Hùng khí Thăng Long - Bài ca đất nước tại sân vận động Hàng Đẫy.
Một số hình ảnh tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự trong buổi khai mạc:
Sùng thần công thuộc triều Nguyễn, chế tạo giữa TK XIX, được phát hiện tại cửa đông thành Đào Duy Từ (thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Các cụ bà, em nhỏ và cả teen cũng rất tò mò với các khẩu súng này
Thiếu nữ Hà Nội bên những hiện vật góp phần làm nên lịch sử. Trong số các khẩu pháo ở bảo tàng, có khẩu sơn pháo thuộc khẩu đội 2, anh hùng Phùng Văn Khấu từng làm khẩu đội trưởng, thuộc trung đoàn pháo binh 675, hiện vật này từng phá hủy 5 khẩu pháo, 1 kho đạn của Pháp ở phân khu trung tâm Điện Biên Phủ
Được trưng bày từ rất lâu rồi nhưng hôm nay, chiếc xe tăng có tên Sấm sét - vua chiến trường khiến nhiều du khách quan tâm
Xác những chiếc máy bay do quân dân ta bắn rơi trong các trận đánh lịch sử
Xác chiếc máy bay của Mỹ ta thu được trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Đây là dịp hiếm có mà các bạn trẻ được "mục sở thị" từng chi tiết và chụp ảnh lưu niệm với các chiến tích của quân đội Việt Nam
Một chiếc máy bay khác do quân đội Việt Nam thu được trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Những ai chưa có dịp đến Bảo tàng Lịch sử quân sự đều rất ấn tượng với chiếc máy bay của quân đội Việt Nam với nhiều chiến tích lẫy lừng, 9 phi công lần lượt lái chiếc máy bay này, bắn rơi 14 máy bay Mỹ từ tháng 1/1967 đến tháng 5/1969, trong đó 6 phi công từng được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trung tâm của triển lãm là các hiện vật của 10 trận đánh lịch sử, đây là những chiếc cọc nhọn đã đâm thủng thuyền địch trong trận đánh trên sông Bạch Đằng vào năm 938
Súng được dùng ở thế kỷ XV
Ngoài ra, triển lãm trưng bày rất nhiều hiện vật nhỏ khác của các trận đánh lớn trong suốt 1000 năm lịch sử. Đây là mũ sắt, máy ảnh, dao găm, cầu vai, bản cảm tưởng... của quân Pháp sử dụng ở Điện Biên Phủ năm 1954.
Thủy Nguyên
Theo BĐVN
Hình ảnh chưa đẹp của giới trẻ trong đại lễ Chen lấn, xô đẩy, đặc biệt là trèo lên các cành cây vươn ra giữa Hồ Gươm hoặc ngồi vắt vẻo trên tấm pano cổng chào Đại lễ là những cảnh thường thấy của người trẻ trong các đêm hội. Trong những ngày này, các điểm tham quan lớn của Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội luôn luôn đông nghẹt...