Teen coi chừng ’sập bẫy’ mùa làm thêm cuối năm
Noel, Tết dương lịch và Tết nguyên đán đang đến gần là lúc giới sinh viên rộn ràng đi kiếm việc làm thêm nhưng đó cũng là thời điểm các trung tâm môi giới việc làm “không đứng đắn” giăng ra những cái bẫy hoàn hảo để tóm được những con mồi trẻ tuổi.
Vì sao sinh viên “sốt” việc làm thêm?
Nhu cầu có một khoản thù lao kha khá để tiêu pha trong những dịp lễ, mong muốn sắm được những bộ cánh lung linh hay để cùng ai đó có những ngày lễ thật lãng mạn… là những lý do khiến các bạn sinh viên đổ xô đi tìm việc làm thêm mùa Tết.
Cậu bạn M.T (đại học KTQD) tâm sự: “Bạn gái tớ thích đi xem phim ở Megastar chứ kiên quyết không đi xem phim ở những rạp khác. Mà vé ở Megastar thì đắt. Không kiếm việc làm thêm thì có mà…” Còn cô bạn T.H (đại học Mở) thổ lộ: “Hôm trước, tớ thấy cái váy ở shop đẹp quá. Lại đang muốn học thêm một khoá tin học nữa. Đành phải “cày cuốc” vậy”.
Thêm vào đó là nhu cầu khẳng định mình, mong muốn được trưởng thành và biết trân trọng hơn những đồng tiền kiếm được. Thế là, các bạn sinh viên đi tìm việc part- time mà không biết rằng công cuộc này chẳng hề dễ dàng. Cho dù…
Nơi nơi tư vấn việc làm, nhà nhà tuyển dụng
Chỉ cần click chuột, đăng nhập vào những trang web tuyển dụng, tìm việc là dân sinh viên nhà mình có thể tháy đầy rẫy những dòng tin với các tít to đùng, hấp dẫn như: “Việc làm bán thời gian cho sinh viên, thu nhập cao”, “Ai cần việc part – time nhào dzô” hoặc “làm ca, lương 200.000đ/ca”… Chỉ vì một chút tò mò, thiếu hiểu biết là không ít sinh viên sẽ tin vào những dòng “trời ơi đất hỡi” này với hi vọng sẽ kiếm được một công việc nhàn hạ mà lương lại cao.
Trong vai một sinh viên đang cần việc làm thêm cuối năm, người viết đã “mon men” đến trụ sở của công ty S. (đường Láng, Hà Nội). Vừa bước vào văn phòng, tôi đã bị choáng ngợp bởi hàng trăm sinh viên, gương mặt ai cũng hồ hởi với những quyển catalo quảng cáo mĩ phẩm rực rỡ trên tay. Trong văn phòng, các anh chị tư vấn viên hăng say truyền đạt kinh nghiệm bán hàng cho đàn em.
Khoan bàn đến tính chất của công vịêc này, nhưng tôi chỉ thử nhẩm tính với chừng này người bán mĩ phẩm (và còn nhiều người ở những trung tâm khác nữa) thì lấy đâu ra nguồn khách hàng tương ứng và yêu thích nhãn hiệu mĩ phẩm này?
Các bạn trẻ hãy tìm hiểu kỹ trước khi nộp đơn làm thêm. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Trong một lần bị dụ khị bởi một trung tâm tư vấn việc làm ở đường Trường Chinh, Hà Nội, bạn T.H (đại học Công đoàn) đã mất 50.000đ lệ phí để được giới thiệu cho một công việc “đơn giản, thù lao cao và không ràng buộc thời gian”.
Đến lúc nhận việc, cô bạn mới ngã ngửa ra khi công việc đã được giới thiệu một cách “hoa mĩ” kia chỉ là dán vỏ hộp bánh kẹo cho một xí nghiệp sản xuất bánh kẹo. Thù lao cao đâu chả thấy, chỉ thấy M.T phải ngồi một chỗ, làm luôn tay mà chỉ được tròm trèm 30.000 – 40.000đ/buổi. Làm được một tuần, M.T cũng phải “chào thua”.
K.P lại là một trường hợp khác. Đựơc người quen giới thiệu cho công việc bán vé máy bay ở gần Ngã Tư Sở, cô bạn cũng làm hồ sơ, phỏng vấn tại văn phòng của hãng đàng hoàng. Nhưng chốt hạ, để làm việc thì bạn vẫn phải nộp 300.000đ để “hoàn tât thủ tục, làm sổ BHXH” – như lời của nhân viên ở đó nói.
Dù tiền đã nộp, nhưng K.P còn phải thử vịêc một tuần và trong một tuần, nếu bị từ chối vì bất kì lí do gì thì cô bạn cũng không được đòi lại số tiền trên. Đến nước này, K.P chỉ còn biết tặc lưỡi: “Thôi, đã đâm lao thì phải theo lao”.
Tự tạo “kháng thể” cho mình
Nguyên nhân chính sinh viên thành con mồi béo bở cho những trung tâm lừa là do các bạn còn thiếu cảnh giác, hiểu biết và quá nôn nóng trong quá trình tìm vịêc làm thêm. Nên tạo cho mình những “kháng thể”cần thiết nếu gặp phải những trung tâm kiểu này, các bạn trẻ nhé.
Nếu các công ty, doanh nghiệp muốn tuyển dụng lao động, chắc chắn họ sẽ đăng tuyển và nhận hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp chứ không bắt các ứng viên nộp bất cứ khoản tiền nào cho họ. Hơn nữa, các giấy tờ, biên lai cũng sẽ có dấu của công ty một cách rõ ràng và minh bạch – điều mà những “trung tâm lừa” không bao giờ có.
Tốt hơn hết, các bạn sinh viên nên tự trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để không bị rơi vào cái bẫy việc làm. Hãy đến tận nơi, hỏi trực tiếp bộ phận tuyển dụng của những cơ sở mà bạn muốn làm part – time. Câu trả lời sẽ xác thực hơn nhiều và nguy cơ bị cho “ăn thịt lừa” sẽ được giảm thiểu đáng kể đấy.
Theo Mực Tím
Nữ sinh sập "bẫy tình" dịp đại lễ
Cả thế giới như đổ sụp lên đầu H, H quay cuồng... (Ảnh minh họa)
H đọc lá thư K để lại: "Cám ơn món quà đầu tiên ông trời ban cho anh vào đại lễ, anh phải tìm kiếm những món quà tiếp theo đây. Thuốc anh để sẵn trên bàn, nhớ uống ngay cưng nhé! Vĩnh biệt!".
Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghìn năm mới có một lần nên bất kì ai cũng muốn được đi chơi trong dịp này. Không khí ấy trong giới sinh viên lại càng nhộn nhịp, háo hức.
Nhưng đã đi chơi thì phải có đôi, có cặp mới hay, vừa đỡ đơn côi, lại có thể ra oai với đám bạn. Với lại, con gái thì muốn có kẻ đưa, người đón, con trai thì muốn được đưa đón các người đẹp. Trong sự kiện này, có nhiều đôi trở thành tri kỷ, nhưng cũng chẳng ít đôi "tình hờ"... Song đáng buồn là nhiều người đã phải trả giá đắt vô cùng chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ.
Hoàng Thị H (sinh viên đại học Thương Mại) bán hoa thuê trên đường Hồ Tùng Mậu vốn là người hiền lành, chăm chỉ, tuy không xinh đẹp nhưng ở cô toát lên vẻ đẹp hiền dịu của một người phụ nữ truyền thống. H ở trong kí túc xá, những người cùng phòng cô đã có người yêu gần hết, chỉ có H và Tr là chưa có người yêu.
Gần dịp đại lễ, các cô bạn trong phòng thi nhau bàn về những kế hoạch đi chơi. Ban đầu H và Tr rủ nhau đi chơi chung, nhưng rồi Tr cũng có người đưa đón. Tr xui H nên tìm cho mình một tay "xe ôm" để đỡ vất vả, đi chơi khỏi phải lo nghĩ chuyện đi lại và nhiều thứ khác nữa.
Thật tình cờ, một hôm Trần Trung K (nhân viên một công ty tư nhân) đi sinh nhật bạn, K ghé vào mua hoa đúng cửa hàng H bán thuê. K thấy H cũng hợp mắt, anh xin số điện thoại của H. Từ tối hôm đó, K liên tục gọi điện, nhắn tin cho H, cường độ ngày càng tăng và cấp độ cứ thế nhân lên. H không hề thấy ghét K, bởi trông K có vẻ là người tử tế, ăn nói cũng dễ nghe, lại được cô bạn Tr "mô kích" nên H đáp lại tin nhắn và những cuộc điện thoại của K rất nhiệt tình.
Chỉ trong 3 ngày, H đã mời K lên phòng chơi, rồi đi uống nước cùng K và bạn K. Tuy chưa chính thức yêu nhau nhưng họ "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Mấy hôm sau đã là đại lễ, K đón H đi chơi với bó hoa hồng thắm, vui mừng, hạnh phúc, H thấy cuộc sống còn có niềm vui nào hơn thế!..
Cùng K đi chơi, được K cho khám phá biết bao điều mới lạ, được K mua quà tặng, mua đồ ăn ngon... H thực sự xúc động. Dù chỉ mới quen K thời gian ngắn, H đã nghĩ "cuộc đời mình sẽ gắn liền với anh ấy".
Tối hôm 1/10, sau một ngày rong chơi, K rủ H cùng đi ăn mừng đại lễ với đám bạn của K, cuộc vui nào mà lại thiếu bia rượu, dù không uống được, nhưng vì K giới thiệu H là bạn gái, nên nhiều người chúc, một phần vì nể, phần vì muốn "người yêu" không mất mặt, tối hôm đó H đã uống nhiều tới mức không còn biết trời đất là gì nữa!...
Chỉ chờ có thế, K thuê taxi đưa H vào nhà nghỉ... thế là bao nhiêu năm giữ gìn, cái quý giá nhất của H đã bị K chiếm đoạt. Sáng hôm sau tỉnh dậy, H giật mình, không biết đang ở đâu, thấy đau ở "chỗ đó", H sực tỉnh, tỉnh táo hơn lúc nào.
H đọc lá thư K để lại: "Cám ơn món quà đầu tiên ông trời ban cho anh vào đại lễ, anh phải tìm kiếm những món quà tiếp theo đây. Thuốc anh để sẵn trên bàn, nhớ uống ngay cưng nhé! Vĩnh biệt!".
Cay đắng không gì tả hết, uất hận vô cùng, H định tìm đến cái chết... (Ảnh minh họa)
Cả thế giới như đổ sụp lên đầu H, H quay cuồng, gọi cho K, thấy tắt máy, làm sao để liên lạc được với K, khi H chẳng biết gì về K, chỉ biết K làm ở một công ty tư nhân, nhưng là công ty tư nhân nào, trên đất thủ đô có biết bao nhiêu công ty tư nhân.
Cay đắng không gì tả hết, uất hận vô cùng, H định tìm đến cái chết, nhưng nghĩ tới gia đình sẽ ra sao khi mình hành động như vậy, H thôi không dám nghĩ tới điều dại dột ấy nữa!
Không riêng gì H bị lừa, Trần Thị M (sinh viên cao đẳng Du Lịch Hà Nội) cũng đã phải lâm vào tình cảnh khốn đốn! Cũng chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ, mà không có người yêu, M đành nhận lời đi cùng V (sinh viên đại học Giao Thông Vận Tải), một anh chàng mới quen trên xe buýt. Sau một ngày đi chơi thú vị, V mời M đi ăn tối tại khách sạn Sofitel Metropole (một trong những khách sạn được xếp vào loại đắt đỏ nhất Hà Nội).
Ngay khi bước chân vào khách sạn, M quá bất ngờ trước kiến trúc đẹp, lạ và tráng lệ nơi đây, M nhìn thấy rất nhiều người nước ngoài đi lại, nói cười. Kinh ngạc hơn khi M xem thực đơn, toàn những món đắt tiền, được tính bằng USD với những cái tên kiêu sa, xa vời với M. Bữa tối thật vui với những bản nhạc đồng quê dịu nhẹ, ánh nến lung linh và tiếng cười rôm rả của đôi bạn trẻ mới quen.
Bữa ăn kết thúc, "V nói M chờ V đi trả tiền rồi cùng đi xem rối nước nhé", chẳng hề mảy may suy nghĩ, M gật đầu. M ngắm nhìn phòng ăn của khách sạn để chuẩn bị ra về, vì chẳng biết M có còn cơ hội tới đây hay không. Chờ mãi, 1 giờ, 2 giờ... thời gian trôi đi, M sốt ruột, lo lắng, ngồi xâu chuỗi tất cả các sự việc, M nhận ra mình bị "chơi đểu", thì cũng là lúc khách sạn đóng cửa, nhân viên khách sạn tiến tới chỗ M đưa hóa đơn thanh toán, số tiền lên tới 155USD, với 200k trong ví, M chỉ biết ôm mặt khóc cho sự dại dột của mình.
H và M chỉ là hai trong số rất nhiều bạn gái chỉ vì muốn được đi chơi đại lễ (có người đưa, kẻ đón) mà phải trả giá quá đắt như vây. Còn rất nhiều những bạn gái đang là người yêu "hờ" của những chàng trai "láu cá", các bạn hãy thật cẩn trọng nhé! Nó không bao giờ thừa đâu các bạn ạ!
Không như H và M, Phạm Hà A (sinh viên đại học Ngoại Thương) lại là người được "miếng" mang về. Muốn đi chơi đại lễ, nhưng A muốn phải hoành tráng hơn đám bạn. Nhờ sự thông minh, xinh đẹp, sắc sảo từ khi vạch kế hoạch đến khi "câu" được một anh chàng đại gia, A chỉ mất vỏn vẹn 4 ngày.
Chỉ trong ngày đầu tiên đi chơi lễ, cô nàng A đã tiêu tốn của đại gia không biết bao nhiêu tiền của cho những bữa ăn, những món quà, nào là điện thoại iphone 4G, nào là quần áo hàng hiệu, chưa kể là đại gia phải... cõng nàng mỗi khi nàng mỏi chân. Nhưng ngay sau khi rời khỏi chiếc X6 sang trọng, về đến phòng, A liền nhắn tin cho đại gia với một câu ngắn ngủi: "Tạm biệt chú bò con!" rồi thay luôn sim điện thoại.
Các bạn thấy đấy! Đâu phải chỉ có các chân dài bị "lừa", các đấng mày râu cũng phải cẩn thận, nếu không, có khi đến mảnh vải che thân cũng chẳng còn mà về nhà.
Theo Mực Tím
'Hớ hênh' trang phục sinh viên Vài năm gần đây, giới sinh viên nổi lên một trào lưu ăn mặc mới mang tên "Thời trang mát mẻ". Điều này đã tạo nên một "cuộc cách mạng" rầm rộ trong văn hóa trang phục học đường. "Đẹp đẽ" thì phải... khoe ra Với quan niệm "đẹp thì khoe ra", nhiều teen sinh viên cho rằng một bộ trang phục lí...