Teen boy đốt ngàn đô cho thú mê… bạc gà
Nhiều người lắc đầu không thể hiểu tại sao: Giữa rất nhiều những thú vui hiện đại đang du nhập vào nước ta ngày một nhiều như: Hiphop, gameonline rồi mới đây là khúc côn cầu, trượt ván thì nhiều “ teen boy” Hà Nội lại chọn cho mình một thú chơi đầy chất “hoài cổ” như chọi gà với nào là tía, xám, ô… rồi đá kiềng, đá mé…
Theo L “phát” một tay chơi gà tuổi teen có tiếng ở khu Quan Hoa, Cầu Giấy thì đó chính là vì hiện nay chọi gà không phải chỉ là một “thú chơi” nữa mà bây giờ nó đã trở thành một loại hình “chơi bạc” đầy “tinh thần”… sát phạt.
Chân dung bạc gà tuổi teen
Ở Hà Nội hiện nay chỉ đảo quanh một vòng, nhất là những ngày cuối tuần, sẽ không khó để bắt gặp đâu đó một sới gà tại một công viên, vườn hoa hay vỉa hè nào đó. Có khi chỉ là vài trận giao hữu để luyện võ cho gà nhưng cũng có khi chỉ sau vài hồ (mỗi trận đấu gà được tính làm 10 hồ – hiệp đấu, mỗi hồ 15 phút) là đã có người phải ngậm ngùi chia tay con xe ga bạc triệu của mình.
Những tưởng thú chơi đậm chất truyền thống dân gian này chỉ là đam mê của những người hoài cổ hoặc đứng tuổi, thì trong vài năm trở lại đây, cùng với việc chọi gà được các tay cờ bạc hồi sinh lại một cách mạnh mẽ. Các chủ gà cũng được trẻ hoá rất nhiều và trong đó không ít người vẫn còn ở cái tuổi cắp sách tới trường.
Chuẩn bị nhập cuộc
Với những người hay “dạo chơi” tại một số trường gà như Ninh Xá (Bắc Ninh), Vạn Phúc (Hà Đông) thì ít ai mà không biết tới Luân “tía”, một cựu học sinh Kim Liên vừa ra trường thế nhưng cũng đã có thâm niên 4 năm bập vào gà chọi. Với những người trong nghề thì tuổi đó chỉ là hạng tôm tép, nhưng với con Tía Lửa (lông màu đỏ) mà Luân cất công ra tận Đồ Sơn (Hải Phòng) để rinh về cách đây hơn một năm, sở trường với cú hầu dọc thần sầu, Luân cũng đủ tự hào mà vỗ ngực thách thức bất cứ một đối thủ sừng sỏ nào.
Teen và “chiến kê” chuẩn bị vào sới
Video đang HOT
Không chỉ riêng Luân “tía”, hiện nay tại nhiều trường PTTH, quanh địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận đã xuất hiện một lực lượng khá lớn những tay chơi gà chọi, nếu xét về tuổi nghề và kinh nghiệm thì chỉ đáng hàng chút chít, nhưng nếu xét về độ chơi (đặc biệt là “dân Thủ đô”) thì chỉ cần vào sới là có thể khiến không ít “các anh, các bác” phải ngả mũ kính phục.
Để từng bước trở thành một “bạc gà” chuyên nghiệp, theo L thì một điều không thể thiếu đó là phải thường xuyên “đóng học phí” ở các “trường gà”. Ai may mắn thì kiếm được một “sư kê” truyền dạy trực tiếp còn không thì cứ vào sới mà học lỏi. Có đứa đã phải đổi cả mấy chiếc laptop Vaio rồi điện thoại, xe cộ mới đủ bập bẹ vào sới. Bởi với chọi gà, không thể chỉ nghe lỏm hay đọc qua sách vở mà có thể trở thành cao thủ được.
Ít nhất thì cũng phải bỏ công chăm sóc, nuôi dạy kinh qua vài chục đời “chiến kê” thì mới gọi là qua được vòng gửi xe. Từ những việc đầu tiên như việc nhận biết, phân biệt về hình dạng đặc điểm của gà như: lông, tướng, mồng, mỏ, lường rồi đến quần sương, “chạy lồng”, thoa thuốc… cho đến khi phân biệt được nào là án thiên, phủ địa, tam tài… tất cả đều phải đổi bằng niềm đam mê cộng với tiền hoặc rất… nhiều tiền.
Mất nhà mất xe và mất… thân
Hiện các sới chọi gà đang mọc lên khắp mấy vùng ven đô lúc lén lút, lúc rầm rộ công khai, từ sới Yên Sở (Thanh Trì) đến Vạn Phúc (Hà Đông), Quan Hoa (Cầu Giấy) đến Từ Sơn (Bắc Ninh)… Với những người trong nghề, không khó để có thể tìm đến những chỗ này. Những chủ sới ở đây phần lớn là những anh chị có máu mặt, những lão làng của nghề bạc gà.
Việc mở sới vừa giúp quy tụ những “anh hùng” trong giới về một mối, vừa tạo là một “đấu trường lành mạnh” cho những người mê đá gà. Nhưng cái chính là tạo ra một nguồn thu khổng lồ. Sau mỗi trận đấu người thắng phải chi cho biện gà 50.000 đồng /triệu, riêng những chủ có gà thi đấu phải chi thêm 500.000đ tiền cựa, 1.000.000 tiền trường. Ngoài ra còn tiền thức ăn, đồ uống, phí gửi xe, an ninh…
Chỉ nhìn qua mức phí vào sới như thế cũng đủ để biết lượng tiền đặt vào mỗi cuộc chọi gà phải lớn đến mức nào. Với những sới kiểu này thường là hơi quá tầm so với mặt bằng chung của giới teen, họ đến chủ yếu mang tính chất học hỏi, tìm tòi kinh nghiệm. Thế nhưng cũng có không ít những teen thuộc hàng “quý tộc” với niềm đam mê sống chết với bạc gà của mình có thể sẵn sàng cho bốc hơi vài “em” vespa LX chỉ để chơi sòng phẳng với các “chú, bác”trong một buổi chiều.
Luân “tía” và “L” “phát” chính là một trong những dân chơi mới nổi kiểu đó. Với số tiền trên, nếu xét theo lương công chức hiện nay, chỉ trong một buổi chiều một cậu ấm có thể đốt số tiền bằng cả năm bố mẹ cày cuốc.
Để “gọn nhẹ”, thường thì các teen tự tổ chức sới với nhau. Có khi là một góc sân chung cư, một góc công viên hay khu bờ cỏ thơ mộng nằm giữa đường Láng và sông Tô Lịch cũng là địa điểm được khá nhiều teen lui đến. Chỉ cần vác theo một tấm các tông được ghép dài hoặc chuyên nghiệp hơn thì làm hẳn bìa nhựa dẻo nẹp tre cẩn thận quây xuống đất là đã có thể tạo ra một trường đấu cho các chiến kê thể hiện đủ các ngón nghề dọc, mé… Nhìn qua tưởng chừng đơn giản nhưng mỗi trận đấu kiểu như thế nếu không phải là giao lưu luyện tập cho gà mới lớn, số tiền cược cũng có thể lên đến từ một vài triệu thậm chí đến cả chục triệu đồng một trận.
Với lô đề, bắt bóng, không ít gia đình đã phải tán gia bại sản chỉ vì những cậu ấm ham đỏ đen bài bạc. Với bạc gà hiện nay, nhìn vào tưởng chừng chỉ là một “thú vui nho nhỏ”, nhưng chỉ cần các bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm kiểm soát một cách chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường không chỉ mất tiền mất xe mà còn mất luôn cả con.
Gà chọi ngàn “đô”
Hiện nay với những người tập toẹ chơi hoặc chơi chỉ để làm cảnh thì có thể lui tới chợ Hà Đông vào các ngày 5 – 10 – 15 …25 30. Tại đây có đủ loại, từ những chú giá chỉ một vài trăm cho đến những đấu sĩ giá cả 5 – 10 triệu đồng. Theo H “tươi” (Long Biên) một tay chơi gà có tiếng ở Hà thành thì giá kỷ lục cho một con gà chọi là ở Việt Nam là… 3.500 USD. Đó là giá “đỉnh” cho một chiến kê ở đất Thổ Hà (Việt Yên – Bắc Giang)!?
Theo VietNamNet
Khi teen boy "chăm" ngoại hình hơn cả con gái
Từ trước tới giờ chúng mình chỉ quen với việc các girl chăm lo sắc đẹp, chải chuốt, make up điệu đà... Nhưng cánh con trai cũng trau chuốt về ngoại hình không kém teengirl đâu nhé.
Khi con trai... điệu
Hồi còn bé, trong khi con gái diện hết váy này áo nọ, rồi tóc thắt bím, cài nơ đến trường, thì các boy của chúng mình lại khá dễ tính trong cách ăn mặc. Vì đơn giản là với bản tính nghịch ngợm sẵn có, thì cho dù mặc đẹp đến đâu, các cậu bé luôn về nhà với đầu tóc và những bộ quần áo lấm lem. Nhưng khi bước vào độ tuổi vị thành niên, teenboy bắt đầu chú ý đến cách ăn mặc, đầu tóc, thậm chí cả những phụ kiện đi kèm nữa kìa. Quả thật, khi những xu hướng thời trang của thế giới lên ngôi, cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, các teenboy lại càng biết được nhiều cách ăn mặc hợp thời trang, mix đồ sành điệu hơn, có khi còn làm cho phái nữ phải trầm trồ đấy.
H.Anh (17t) luôn được tôn là Mr Thời trang của cả khối, vì cậu bạn này ngoài việc sở hữu gương mặt khá baby, còn có gu ăn mặc rất hợp mốt. Những xu hướng thời trang mới luôn được cậu bạn cập nhật thường xuyên. Hay như Q.Dũng, sau khi sửa soạn sách vở, sáng nào cậu cũng đứng trước gương, ngắm nghía cẩn thận, vuốt chút gel rồi mới chịu ra khỏi nhà. Dũng chia sẻ: "Tụi con trai lớp tớ hầu như đứa nào cũng vuốt keo đi học mà. Trông đẹp và nam tính hơn hẳn đấy chứ "
Không chỉ có các bạn nữ mới quan tâm đến gu ăn mặc của các nhóm nhạc hay diễn viên đâu nhé, teenboy nhà mình cũng khá chú ý mỗi khi có cầu thủ bóng đá hay ca sĩ yêu thích nào đó xuất hiện đấy. Rất nhiều bạn nam vì quá yêu quý nên đã bắt chước theo cách ăn mặc, kiểu tóc của thần tượng. Ở độ tuổi dậy thì, các teenboy bắt đầu biết để ý đến cô bạn cùng bàn xinh xắn, hay ngơ ngác trước nụ cười răng khểnh của cô bạn lớp bên. Chính vì vậy họ luôn muốn mình thật đẹp và nổi bật trước các cô gái. Cũng dễ hiểu cho tâm lý của các bạn ấy, nhỉ? M.Nguyên (18t) tâm sự: "Ngày trước lúc nào cũng áo sơ mi, quần vải nên nhiều lúc thấy mình có vẻ bị..."nuốt chửng" giữa mấy thằng bạn sành điệu. Đến lúc thay đổi cách ăn mặc, thấy có vẻ đẹp hơn, và cũng có nhiều bạn gái để ý hơn. Cảm giác thật oách "
Con gái nghĩ gì?
Thế còn teengirl, họ nghĩ gì khi bỗng dưng thấy các boy nhà mình... điệu ra thế? M.Thúy (16t) cho biết: "Thực ra lúc đầu tớ cũng khá bất ngờ. Tụi con trai trước giờ giản dị lắm mà. Có lần tớ cãi nhau với đứa bạn cùng bàn, đến lúc đưa tay cốc đầu nó lại thấy...cưng cứng. Hóa ra hắn ta vuốt keo. ;)). Nhưng như vậy cũng không sao vì khá phù hợp và cũng không ảnh hưởng gì nhiều". Hay như D.Linh (17t) cũng ủng hộ: "Ai cũng có quyền làm đẹp mà. Con gái điệu đà được thì con trai cũng được điệu một chút chứ". Xem ra các nàng cũng tâm lý phết, nhỉ?
Tuy vậy, cũng có không ít teenboy lại thể hiện mình quá mức cho phép. Đi học mà lỉnh kỉnh bao nhiêu là phụ kiện: dây chuyền, lắc tay da, nhẫn..., rồi xịt nước hoa thơm phức nữa. Như cậu bạn H.Anh, để được các bạn trầm trồ về mức độ sành điệu của mình, đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để tậu những bộ quần áo đắt tiền, giày dẹp hàng hiệu. Đành rằng gia đình khá giả, nhưng để thỏa mãn sở thích của mình mà sẵn sàng chi tiền thẳng tay như vậy, cũng làm cho chúng ta phải suy nghĩ đấy nhỉ.
Gần đây trên một số trang web, cư dân mạng truyền nhau những bức ảnh chụp những teenboy ăn mặc... không giống ai. Tóc nhuộm nhiều màu sặc sỡ, quần áo rách tơi tả cho đúng mốt, thậm chí là make up họ giống con gái nữa, các bạn ấy đã vô tình làm cho những người xung quanh có cái nhìn khác về teen rồi. Đẹp cho bản thân mình là điều cần thiết và ai cũng có quyền làm đẹp, không chỉ con gái mà cả con trai nữa. Nhưng các teenboy hãy biết cách thể hiện cá tính, thể hiện cái tôi của bản thân sao cho phù hợp với độ tuổi, môi trường sống và học tập, để chúng mình đẹp hơn trong mắt bạn bè, thầy cô, và cả "người ấy" nữa, bạn nhé!
Theo kênh 14
Khi nữ sinh coi việc "make-up" là... không thể thiếu Một số teen girl có thói quen make-up, làm đẹp hàng ngày trước khi đi học. Như thế liệu có nên không nhỉ? Trước hết chúng ta cần hiểu ở đây "tới trường" ở đây tức là đi học chính khóa trên lớp, không bao gồm những hoạt động ngoại khóa thông thường như các buổi dạ tiệc, lễ tổng kết cuối năm...