Techcombank và MB hỗ trợ thu xếp vốn dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 là dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam và được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển LNG ở nước ta.
Nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 2. Ảnh: Huy Hùng-TTXVN
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) đã chính thức được Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) chỉ định hỗ trợ thu xếp, điều phối huy động vốn cho dự án Nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4.
Theo đó, Techcombank và MB có trách nhiệm hỗ trợ PV Power trong việc xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4, điều phối trong công tác thu xếp vốn từng phần và toàn bộ dự án nhằm đảm bảo dự án diễn ra theo đúng tiến độ.
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 là dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam và được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển LNG ở nước ta.
Video đang HOT
Dự án có công suất mỗi nhà máy từ 750 – 800 MW với tổng mức đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu vận hành thương mại lần lượt các tổ máy của dự án vào năm 2024, PV Power đặt mục tiêu xây dựng nhà máy với tiến độ nhanh nhất và công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn, hiệu quả; trong đó, việc đưa ra các phương án tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Trước đó, Techcombank và MB đã từng thu xếp tài chính cho nhiều dự án điện của PV Power như Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, Công ty Cổ phần Thủy điện Đakđrinh, Công ty Cổ phần Thủy điện Hủa Na…
Được thành lập năm 2007, PV Power đang vận hành 7 nhà máy điện trong cả nước, đa dạng về loại hình (điện than, điện khí, thủy điện) với tổng công suất 4.205 MW, chiếm khoảng 10% công suất đặt toàn hệ thống, đóng góp sản lượng trung bình hàng năm khoảng 21 tỷ kWh, chiếm từ 11 – 12% tổng hệ thống điện quốc gia.
Với các chỉ số tài chính được đánh giá tốt trên thị trường năng lượng điện năng, các dự án của PV Power luôn nhận được sự quan tâm của các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế./.
Gỡ khó mặt bằng dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân
Dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 88 km, gồm 172 vị trí cột.
Ảnh chụp vệ tinh vị trí cột từ 20-26 của đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ được thi công trong thời gian tới. Ảnh: evn.com.vn
Đến nay, dự án này đang vướng mắc giải phóng mặt bằng tại nhiều vị trí cột, khoảng cột. Tại cuộc họp mới đây với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cam kết không để dự án cấp bách đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân bị chậm tiến độ vì vấn đề giải phóng mặt bằng.
Theo báo cáo từ EVN, tỉnh Khánh Hòa hiện mới bàn giao được 53 vị trí cột và chưa bàn giao được khoảng cột nào của hành lang tuyến; trong đó, trên địa bàn các huyện Diên Khánh, Cam Lâm đang triển khai kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, nhưng tiến độ tại huyện Cam Lâm đang chậm so với kế hoạch. Thành phố Cam Ranh mới kê kiểm phần móng trụ, chưa kê kiểm hành lang. Việc xét duyệt nguồn gốc tại các địa phương đất còn chậm.
Ngày 22/9/2021, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị được EVNNPT giao quản lý dự án) đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đề nghị xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Hiện nay, sở đang hoàn thiện thủ tục để tổ chức họp thẩm định.
Theo Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, đây là dự án rất quan trọng, là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với nhà đầu tư BOT. Nếu dự án chậm tiến độ, phía Việt Nam không chỉ bị phạt tiền (khoảng 23 tỷ đồng mỗi ngày), mà uy tín đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Với tầm quan trọng của dự án, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang dành những nguồn lực tốt nhất để triển khai.
Theo yêu cầu từ EVN, Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc EVNNPT, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung trực tiếp có mặt tại địa phương để giải quyết công việc. Bên cạnh đó, EVN cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.
Để đảm bảo tiến độ dự án, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét báo cáo HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng đối với diện tích rừng, đất rừng ảnh hưởng bởi dự án trong tháng 10/2021. Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh cần khẩn trương kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, hoàn thành trong tháng 9/2021; lập phương án bồi thường, phê duyệt chi trả tiền chậm nhất trong tháng 10/2021.
Thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh tổ chức xác minh nguồn gốc đất để làm cơ sở lập phương bồi thường, phê duyệt chi trả tiền trong tháng 10/2021. Đối với thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương trong tháng 9/2021.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Nguyễn Tấn Tuân, dự án hoàn thành đúng tiến độ sẽ giải tỏa hết công suất của Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ có nguồn thu ngân sách rất lớn hàng năm. Cùng với đó, giúp nâng cao ổn định hệ thống điện, giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực; trong đó có tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phải xác định những công việc liên quan đến dự án là trách nhiệm chính trị. Mục tiêu của tỉnh là phải hoàn thành mặt bằng các vị trí móng trong năm 2021, bàn giao cuốn chiếu khoảng cột hành lang tuyến từ tháng 1 đến tháng 6/2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, tỉnh sẽ phối hợp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc mà EVN/EVNNPT gặp phải trong quá trình triển khai dự án. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức đoàn thể cũng sẽ tích cực vận động nhân dân ủng hộ, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Hai bên đã thống nhất phương thức làm việc để thúc đẩy tiến độ dự án. Cụ thể, hàng tuần, EVN gửi báo cáo tiến độ tới tỉnh Khánh Hòa. Hai bên tổ chức họp giao ban định kỳ 2 tuần/lần và họp sơ kết hàng tháng, để kiểm điểm tiến độ, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trong trường hợp chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các tổ chức, hộ dân vẫn cố tình cản trở, địa phương sẽ tổ chức lực lượng bảo vệ, hỗ trợ an ninh trật tự để đơn vị thi công triển khai công việc.
Tổ máy số 2 Nhiệt điện Nghi Sơn 2 sẽ đốt than vào tháng 10 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (Lilama) cho biết, tổng thầu và các nhà thầu liên doanh đã thực hiện thử nghiệm đốt dầu thành công tổ máy số 2 tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Toàn cảnh nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2. Ảnh minh...