Té vào bồn nước mắm, người làm công bỏng nặng
Nước mắm vừa nấu sôi được bơm lên bồn chứa, trong lúc lao động do sơ ý ông Ngọc Th. trượt chân té vào bồn. Nạn nhân đã phải nhập viện trong tình trạng bỏng nặng từ chân lên bụng đang được bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực.
Tai nạn hi hữu xảy đến với ông Nguyễn Ngọc Th. (58 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Được biết, trước khi tai nạn xảy ra, ông Ngọc Th. đi làm mướn cho một cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại địa phương. Sau quá trình ngâm ủ mắm sẽ được nấu và lọc để cho ra nước mắm thành phẩm.
Tai nạn bỏng rất nguy hiểm thường để lại di chứng nặng nề, cộng động phải đặc biệt cảnh giác phòng tránh
Sau quá trình nấu, nước mắm từ các nồi lớn được bơm vào bồn chứa chờ nguội để chuyển sang công đoạn đóng chai. Trong lúc làm việc do mất tập trung, ông Ngọc Th. đã bị trượt chân vào bồn chứa nước mắm nấu sôi vừa được bơm lên. Được những người làm cùng nhanh chóng kéo ra ngoài nhưng cơ thể nạn nhân từ vùng bụng trở xuống đã bị bỏng nặng.
Sau khi được cấp cứu tại bệnh viện địa phương, nạn nhân tiếp tục phải chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Qua thăm khám, bác sĩ xác định người bệnh bị bỏng 46% thân và 2 chân. Tình trạng bỏng nước mắm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến việc chăm sóc vết thương trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực bằng kháng sinh, khi qua được giai đoạn nhiễm trùng sẽ được cắt lọc hoại tử, ghép da.
Để tránh những tai nạn tương tự có thể xảy ra, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng trong quá trình làm việc cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động. Mức độ nguy hiểm của bỏng nước mắm sẽ giai tăng vì nguy cơ bội nhiễm khiến tình trạng bỏng diễn tiến nặng thêm.
Video đang HOT
Khi không may gặp tai nạn tương tự, nạn nhân và người sơ cứu tại hiện trường cần bình tỉnh dùng nước sạch (không sử dụng nước đá) dội liên tục lên vùng cơ thể bị bỏng của người bệnh trong vòng 30 phút. Cùng với việc dội nước, nạn nhân cần được kết hợp làm sạch cơ thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng hoại tử.
Theo phunusuckhoe
Bé gái người M'Nông có nhịp tim đến hơn 200 lần/phút
Bé gái người M'Nông có nhịp tim đập nhanh đến hơn 200 lần/phút, em không thể nào vui chơi với bạn bè vì tim đập nhanh nên mệt ngất. Ngày nào cũng thế, bệnh nhân phải đến bệnh viện địa phương để cắt cơn và sống chung với nó.
Các bác sĩ Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành đốt điện sinh lý cho bệnh nhân Thị Khởi N. - Ảnh: T.T
Ngày 20.5, BSCK2 Nguyễn Tri Thức - Trưởng khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay các bác sĩ ở đây đã chữa trị triệt để thành công căn bệnh hội chứng kích thích sớm, giúp một bé gái người dân tộc M'Nông trở lại cuộc sống bình thường.
Bệnh nhân mắc phải căn bệnh đặc biệt trên là bé gái Thị Khởi N. (8 tuổi), người dân tộc M'Nông. Sinh ra ở buôn làng xa xôi Bon Bu N'Drung, xã Đắk Búk So, huyện Đắk R'Lấp (tỉnh Đắk Nông), bé gái N. sớm mắc phải căn bệnh tim đập nhanh rất phức tạp. Thông thường những cơn tim đập nhanh của N. diễn ra rất nhiều lần, nhiều lúc tim đập nhanh hơn 200 lần/phút kéo dài cả ngày (nhịp tim bình thường khoảng 60 - 100 lần/phút) khiến em phải nhập viện để cắt cơn.
Nhịp tim của bệnh nhi Thị Khởi N. trước khi thực hiện hiện phương pháp thăm dò đốt điện sinh lý - Ảnh. TT
Không những thế, bé N. cũng không thể vui chơi như bao trẻ con khác, vì mỗi khi em chạy nhảy vui đùa cùng các bạn, em lại mệt vì tim đập rất nhanh. Các bác sĩ ở địa phương chẩn đoán em bệnh bị hội chứng kích thích sớm với nhiều cơn nhịp nhanh trên thất. Điều đáng nói, đây là căn bệnh trên không có thuốc nào để điều trị giảm số lần lên cơn nhịp nhanh. Gia đình nghèo lại sống tận vùng sâu vùng xa, bé N. tưởng chừng như phải chấp nhận một cuộc sống như thế.
Bác sĩ Thức cho biết bé gái này được bác sĩ ở Bệnh viện huyện Đắk R'Lấp chuyển đến. Tại đây, em đã được được các bác sĩ Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp chẩn đoán và điều trị triệt để các cơn tim đập nhanh của em bằng phương pháp thăm dò và đốt điện sinh lý.
Nhịp tim sau khi đã được can thiệp bằng phương pháp thăm dò và đốt điện sinh lý - Ảnh: T.T
"Mặc dù bệnh nhân chỉ cân nặng 20kg nhưng các bác sĩ vẫn có thể đưa các catheter từ tĩnh mạch đùi lên đến tim của em và đốt triệt để đường dẫn truyền phụ, một bó cơ dư thừa trong tim gây ra những cơn tim đập nhanh tái đi tái lại nhiều lần. Thủ thuật thành công không để lại vết sẹo nào và nụ cười trên môi em cũng thể hiện, niềm vui của tập thể Khoa Điều trị rối loạn nhịp và Khoa Phẫu thuật tim nhi", bác sĩ Thức chia sẻ và cho biết do điều kiện kinh tế gia đình của bé N. rất khó khăn nên toàn bộ chi phí cho ca điều trị này đã được một quỹ từ thiện tài trợ toàn bộ.
Niềm vui của bé N. sau khi được chữa trị thành công - Ảnh: T.T
Theo bác sĩ Thức, hội chứng kích thích sớm là một bất thường bẩm sinh gặp trong 1-3 người/1.000 người, do tồn tại một đường dẫn truyền phụ vắt qua rãnh nhĩ thất. Bất thường này gây ra những cơn tim đập nhanh trên thất tái đi tái lại nhiều lần và trong vài trường hợp có thể gây đột tử do nhịp tim đập quá nhanh khi kèm theo rung nhĩ.
Hiện nay, hội chứng kích thích sớm có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp triệt đốt điện sinh lý, ít xâm lấn, các bác sĩ đưa dụng cụ từ tĩnh mạch đùi vào tim thăm dò và triệt đốt bằng sóng cao tần.
Bệnh nhân có thể được phát hiện hội chứng này trên điện tâm đồ bằng hình ảnh sóng delta hoặc khi thăm dò điện sinh lý. Hiện nay, Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành thường quy các thủ thuật này với tỷ lệ thành công rất cao.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Máy bơm thuốc bị rò xăng, nam thanh niên thành "đuốc sống" Đang bơm thuốc bằng máy xăng, nam thanh niên châm lửa hút thuốc, ngay lập tức toàn thân nạn nhân trở thành ngọn đuốc sống. Nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ xác định bệnh nhân bị bỏng nặng phải chăm sóc tích cực. Ngày 12/5, thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, tại đây vừa tiếp nhận một...