Tê tê trở thành hàng ‘”nóng” sau tin đồn “bổ dương”
Sắp đến Tết âm lịch, tê tê lại rộ lên như một mặt hàng tươi sống được mua bán tấp nập vì nghe đồn nó có tác dụng tráng dương cho đàn ông.
Tê tê bị săn lùng nhiều vì bị đồn thổi là có tác dụng tráng dương cho đàn ông
Thu xong bán đấu giá tiền
Vụ vận chuyển tê tê bị bắt gần đây nhất là đêm 26/12 tại khu vực Cửa khẩu Cầu Treo (xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Khoảng 100 cá thể tê tê sống trọng lượng gần 450 kg được chở trên một chiếc xe màu đen không biển số. Kẻ vận chuyển cùng xe tang vật kịp tẩu thoát trong đêm.
Sáng hôm sau, theo ông Lương Trường Thọ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, số tê tê tang vật được bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Hoàng Quốc Huấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục KL tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, toàn bộ tang vật tê tê được chuyển sang Trung tâm Bán Đấu giá của tỉnh.
Tại trụ sở bán đấu giá ở phường 2, thành phố Hà Tĩnh, 416 kg tê tê được bán cho một doanh nghiệp với giá 2,1 triệu đồng/kg vào chiều cùng ngày.
Số tiền thu từ bán tê tê được sung vào quỹ công. Phóng viên cố gắng liên lạc với khách hàng mua cả lô tê tê với giá tổng cộng gần 900 triệu đồng kia nhưng không được.
Một nguồn tin cho biết số tê tê đó được người thắng thầu bán lại cho các đầu mối khác chứ không phải được thả về rừng. Giá bán lẻ tê tê ngoài thị thường hiện dao động từ 3-4 triệu đồng/kg.
Video đang HOT
Đây không phải là vụ bán đấu giá tang vật tê tê đầu tiên trong năm nay ở Hà Tĩnh. Vẫn theo ông Huấn, năm 2012, Chi cục KL Hà Tĩnh chuyển bốn lô hàng tê tê sang Trung tâm Bán Đấu giá cũng để bán.
Lô lớn nhất bắt hồi tháng 9/2012 có số tê tê còn lớn hơn lô nói trên. Tổng khối lượng tê tê sống lên đến 420 kg, chưa kể hai con hổ sống.
Săn lùng vì giá cao và tưởng là thần dược
Theo ông Trần Việt Hưng, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), ước tính mỗi năm khoảng 100.000 con tê tê bị buôn bán trái phép, chủ yếu phục vụ thị trường Trung Quốc. “Bán nhiều như thế vì giá cao cũng như vì tin đồn có tác dụng chữa nhiều bệnh”, ông Hưng nói.
Vảy phơi khô của tê tê được gọi là xuyên sơn giáp. Theo y học dân gian, đơn thuốc có xuyên sơn giáp giúp trị các chứng tắc tia sữa cho các sản phụ, tràng nhạc vỡ loét, mụn nhọt. Còn có tin đồn thổi tê tê có tác dụng tráng dương, giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý đàn ông nên nhu cầu loài động vật này lúc nào cũng cao.
Do lợi nhuận quá lớn nên đã xuất hiện tình trạng ho tê tê cho chóng lớn để kiếm lời. Một người từng trong nghề kể: Dùng hồ nấu chín bằng bột gạo bơm vào hệ tiêu hóa của tê tê.
Khó nhất là công đoạn đút vòi vào cổ họng tê tê sao cho không xuyên nhầm vào khí quản mà phải vào thực quản rồi xuống dạ dày. Với kỹ thuật bơm này, sau khi được hồ, tê tê nặng thêm 1-4 kg. Số tê tê hồ kiểu đó được chuyển về các thị trường tiêu thụ lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, khẳng định y học cổ truyền và y văn không hề ghi thịt, vảy tê tê có tác dụng tăng lực hoặc giúp các ông gặp trục trặc về khoản giường chiếu được hồi phục công lực.
Theo xahoi
Tràn lan thịt rừng trong quán nhậu
Nhiều ngày qua, PV Thanh Niên Online cùng cán bộ Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) - Chương trình Việt Nam, khảo sát, tiếp cận nhiều quán ăn ở Lâm Đồng và ghi nhận thịt thú rừng vẫn được bán tràn lan...
Ê hề thịt rừng sống và đã giết mổ
Trong vai khách du lịch, chúng tôi lang thang tại TP.Bảo Lộc hỏi thăm những người chạy xe ôm, tài xế taxi về những quán ăn có bán thịt rừng thì được giới thiệu hàng loạt địa chỉ ở thành phố và vùng lân cận
Tại một quán "nổi tiếng" ở gần ngã 3 Tứ Quý, xã Lộc An (H.Bảo Lâm), cách Bảo Lộc chừng 15 km, chủ quán đưa chúng tôi xuống nhà dưới và mở tủ đá giới thiệu các loại thịt thú rừng trữ ở đây. Trong tủ có khoảng 20 kg thịt các loại như: cheo, cầy mướp, heo rừng và nai.
Khi chúng tôi tỏ ý băn khoăn hỏi "hàng chết" sợ để lâu không ngon, có "hàng sống" (động vật sống) không?", mấy người phụ nữ trong quán nhanh miệng bảo "muốn có hàng sống thì phải đặt trước nhưng giá gấp đôi". Chúng tôi được giới thiệu: cheo cheo 800.000 đồng/kg, cầy mướp 1,4 triệu đồng/kg. Cũng những người này cho biết, quán đang có 2 con gà rừng sống, một con chừng 7 lạng, giá 300.000 đồng, có ngày cao điểm quán bán 20 - 30 con gà rừng...
Đến một quán trên đường 1/5, TP.Bảo Lộc, chúng tôi cũng được dẫn xuống mở tủ lạnh giới thiệu "hàng mới về, còn tươi lắm". Quan sát trong tủ, chúng tôi thấy có 4 con cheo cheo, 1 cầy tai trắng có thể mới bị giết chết và bên cạnh là chuồng nhốt 1 con dúi sống.
Đi thêm nhiều quán nữa trên địa bàn Bảo Lộc, chúng tôi ghi nhận một số quán có bán thịt heo rừng và gà rừng...
Làm thịt gà rừng tại một quán nhậu ở H.Bảo Lâm
Giới thiệu rắn với khách
Cắt tiết rắn ở một quán nhậu tại TP.Đà Lạt
Tại TP.Đà Lạt, nhóm chúng tôi đến một quán thuộc dạng "có tiếng" về thịt rừng sống và rắn trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Đoán chúng tôi là khách du lịch, người của quán không ngần ngại giới thiệu các món đồ rừng tại đây và mang ra 3 con rắn, 1 con kỳ đà, dúi, chồn, nhím và tất cả đều còn sống. Chưa hết, người ở quán này còn gợi ý, nếu muốn ăn trút sống thì gọi đặt trước, nói số người, họ sẽ sắp xếp 1 con vừa đủ...
Cũng ở Đà Lạt, chúng tôi đến nhiều quán khác trên các đường Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Đoàn Thị Điểm, Thiên Thành... hỏi về thịt thú rừng thì hầu như quán nào cũng có.
Thịt động vật rừng được cơ quan chức năng thu giữ tại một quán ở Đà Lạt
Cất vó...
Từ nguồn tin của nhóm "trinh sát" chúng tôi cùng với thông tin Kiểm lâm có được, ngày 21.8, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng huy động hơn 125 cán bộ, nhân viên kiểm lâm và Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh chia làm nhiều tổ đồng loạt ra quân truy quét.
Kiểm tra 8 quán ăn, nhà hàng tại TP.Bảo Lộc, H.Bảo Lâm, H.Đức Trọng, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 112 kg thịt thú rừng, 123 cá thể động vật còn sống các loại (trong đó có 7 cầy hương, 5 kỳ đà và 1 tê tê, cùng thuộc nhóm IIB) và 4 hũ rượu ngâm rắn và tê tê.
Trong khi đó, tại TP.Đà Lạt và H.Lạc Dương, kiểm tra 9 quán ăn nhưng kiểm lâm chỉ phát hiện và thu giữ hơn 16 kg thịt nghi heo rừng và 1 con nhím còn sống.
Hàng trăm kg thịt động vật rừng được cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ - Ảnh: Gia Bình
Theo nhận định của các cán bộ WCS và kiểm lâm, những quán ăn này cất giữ thịt thú rừng khá tinh vi. Họ không để thịt hoặc cá thể sống tại quán mà có thể gửi ở nhà hàng xóm hay cất giữ ở nơi khác, khi có khách gọi mới mang đến hoặc lấy hàng qua "đầu nậu" nào đó.
Ngay như tại vài quán mà nhóm chúng tôi vào "trinh sát" hôm trước thì "có hàng", nhưng hôm nay vào kiểm tra đã "biến mất". Nhóm chúng tôi cũng từng theo dõi người mang hàng vào ra ở vài quán để tìm hiểu nơi cất giấu, nhưng những người này rất cẩn thận để ý và nhanh chóng "cắt đuôi" chúng tôi.
TS. Scott, Giám đốc WCS Việt Nam, cho biết: "Hy vọng sau chiến dịch này sẽ có những cuộc điều tra để phát hiện và khởi tố các chủ buôn bán trái phép đứng sau các nhà hàng, quán ăn. Nếu như các cơ quan chức năng có những hành động mạnh mẽ thì chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai có nhiều thay đổi".
Theo VNE
Rợn người những món ăn "bổ dương" của quý ông Việt Để chống lại căn bệnh "yếu sinh lý" hay chỉ đơn thuần là ăn cho "khỏe thêm", nhiều người Việt đã săn lùng những món ăn nhìn là đã... rùng mình. Những món ăn "bổ dương" hầu hết chỉ xuất phát từ tin đồn Yếu sinh lý hay yếu thận là một căn bệnh phổ biến của nam giới trong xã hội hiện...