Tê giác trắng phương bắc đực cuối cùng qua đời và thông điệp gửi đến TQ
Các nhân chứng châu Phi nói nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đã gây ra thảm họa trên diện rộng, sau khi Trung Quốc nới lỏng các lệnh cấm.
James Mwenda đứng bên cạnh một trong hai con tê giác sừng trắng phương bắc cái cuối cùng.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), James Mwenda, nhân viên khu bảo tồn ở Kenya, đến Hong Kong hồi tuần này để gửi thông điệp về cái chết của một người bạn.
Ngày 19.3, tê giác sừng trắng phương bắc đực cuối cùng đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 45, sau một thời gian dài bệnh nặng ở trung tâm bảo tồn thuộc Kenya.
Những gì còn lại của loài tê giác này là hai con tê giác cái. “Cái chết của tê giác đực chính là thông điệp của tôi”, Mwenda nói. “Tôi nói lên điều mà tê giác không thể nói”.
Tháng trước, Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm buôn bán sừng tê giác và xương hổ sau 25 năm. Hoạt động buôn bán bị giới hạn phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, buôn bán di sản văn hóa và “liên quan đến tác dụng chữa bệnh”.
Nhu cầu sừng tê giác và xương hổ rất lớn ở Trung Quốc vì niềm tin rằng nó có thể chữa được bệnh, dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Sừng tê giác được làm từ keratin, một chất tương tự như trong tóc và móng tay người. Các nhà hoạt động nói việc Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm sẽ dẫn đến “hệ quả khủng khiếp”.
Mwenda cũng đồng tình: “Quyết định này đe dọa đến động vật hoang dã của chúng tôi… Thật buồn khi phải chứng kiến mặt tối của con người, đó là lòng tham”.
Mwenda có mặt tại Hong Kong từ ngày 12-17.11 để tham gia sự kiện nhấn mạnh hoạt động buôn bán động vật hoang dã có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào ở châu Phi.
Số lượng ngà voi hải quan Hong Kong thu giữ.
Video đang HOT
Hong Kong được coi là thị trường ngà voi lớn nhất thế giới, dẫn đến việc 30.000 con voi châu Phi bị hạ sát mỗi năm. Hiện chỉ còn khoảng 350.000 voi châu Phi, so với mức 490.000 cách đây một thập kỷ.
Hoạt động săn bắn là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh này.
Gabon, một quốc gia ở Trung Phi là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, với những cánh rừng bạt ngàn và 800km bờ biển, là nơi sinh sống của cá voi và cá heo.
Gabon hiện chiếm tới 60% lượng voi sống trong rừng trên toàn thế giới. Trong giai đoạn những năm 1980, Gabon có 65.000 con voi rừng. Nhưng giờ đây, quốc gia này đã mất một phần ba, trong khi cả châu Phi mất tới 75% trong 15 năm.
Ngà voi bên cạnh sừng tê giác và xương hổ là thứ mà những kẻ săn trộm không ngừng tìm kiếm.
Với tê giác, một kg sừng có giá tới 60.000 USD còn con số này là 2.000 USD/kg với ngà voi. Đây là những thứ giá trị nhất mà những kẻ săn trộm bất chấp luật pháp để kiếm lời, theo SCMP.
Mwenda hi vọng mọi người sẽ nhận ra mối đe dọa với các loài động vật hoang dã ở châu Phi và có hành động đảo ngược viễn cảnh tồi tệ.
“Nếu chúng ta không nỗ lực bảo vệ môi trường hoang dã, bây giờ và trong tương lai, thế hệ mai sau sẽ không có gì”, Mwenda cảnh báo.
Theo Danviet
Những xác ướp băng giá ngàn năm nguyên vẹn nắm giữ bí mật lịch sử
Những xác ướp được bảo quản nguyên vẹn trong băng đá hàng ngàn năm là một mỏ vàng để các nhà khoa học giải mã những bí mật chưa từng biết đến.
Những xác ướp băng giá ngàn năm nguyên vẹn nắm giữ bí mật lịch sử.
Theo Daily Star, bằng cách nghiên cứu chuỗi ADN được bảo quản nguyên vẹn sau hàng ngàn năm, các nhà khoa học không chỉ giải mã được quá khứ, mà còn có khả năng tạo nên bức tranh mới về tương lai.
Dưới đây là những xác ướp đóng băng còn nguyên vẹn, được coi là mỏ vàng nghiên cứu của các nhà khoa học.
Xác ướp người băng bí ẩn nhất thế giới
Xác ướp người băng Otzi là bằng chứng rõ ràng nhất về sự tồn tại của con người cách đây 5.300 năm, trước khi các kim tự tháp Ai Cập xuất hiện. Sống ở thời Đồ Đồng, các nhà nghiên cứu tìm thấy xác ướp Otzi trong với một chiếc rìu, thứ rất có giá trị ở thời đó.
Các nhà nghiên cứu còn trích xuất được mẫu máu của Otzi để phân tích tiền sử y tế của người băng. Theo đó, Otzi được cho bị mắc bệnh tim trước khi bị giết hại. Otzi chết do một mũi tên bắn vào vai trái. Khi ấy, ông khoảng 45 tuổi.
Các nhà nghiên cứu phát hiện trong dạ dày Otzi chứa đầy thịt giàu chất béo khi chết. Phân tích thành phần trong dạ dày của ông cho thấy vết tích còn lưu lại là của thịt nai đỏ và sơn dương.
Trong tương lai, các nhà nghiên cứu có kế hoạch phân tích sâu hơn các thành phần trong dạ dày cũng như vi khuẩn ruột của Otzi. Và nếu thành công, nó sẽ giúp chúng ta khám phá thành phần hóa học của cơ thể người biến đổi như thế nào sau hàng ngàn năm.
Xác ướp công chúa 2.500 tuổi ở Siberia
Xác ướp 2.500 năm tuổi của một nàng công chúa Siberia với những hình xăm trên cơ thể lần đầu được phát hiện năm 1993.
Xác ướp công chúa 2.500 tuổi ở Siberia.
Công chúa được cho là xuất thân từ 1 gia tộc cao quý thuộc bộ tộc Pazyryks. Công chúa có hình xăm lớn vẽ một con vật thiêng của dân tộc Pazyryks. Đó là con nai 2 đầu với mỏ của kền kền, chân cừu, lưng bị một con báo đuôi dài cắn
Cô được cho là qua đời lúc khoảng 25 tuổi và là nạn nhân được biết đến đầu tiên của căn bệnh ung thư vú. Lăng mộ của cô được khai quật trên cao nguyên Ukok lạnh giá, trong lăng mộ chứa nhiều báu vậy quý giá và 6 con ngựa.
Theo các nhà nghiên cứu, việc trực tiếp nhìn thấy và nghiên cứu một xác ướp con người trước khi Chúa Jesus chào đời là một điều đặc biệt hiếm có.
Xác ướp công chúa 2.500 năm tuổi phần nào giúp giải mã lối sống, phong tục của con người thời kỳ đó, vốn là một bí ẩn với các nhà khoa học.
Xác ướp tê giác duy nhất còn nguyên vẹn từ kỷ Băng hà
Xác con tê giác Sasha lông mượt non ở kỷ Băng hà được lưu giữ nguyên vẹn suốt 34.000 năm dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia.
Con tê giác lông mượt 34.000 năm tuổi được tìm thấy lần đầu tiên năm 2015 và đặt theo tên người thợ săn phát hiện ra nó. Theo kết quả nghiên cứu, tê giác chỉ hơn một tuổi này có khả năng bị chết vì đuối nước.
Xác ướp tê giác duy nhất còn nguyên vẹn từ kỷ Băng hà.
Nhờ xác ướp Sasha, các nhà nghiên cứu có thể so sánh ADN của tê giác lông mượt với tê giác ngày nay, qua đó làm sáng tỏ những bí ẩn loài sinh vật đã tuyệt chủng trong quá khứ. Mẫu ADN cũng được lưu giữ để hồi sinh loài sinh vật này trong tương lai.
Xác ướp voi ma mút chôn vùi dưới băng 42.000 năm
Giống như Sasha, voi ma mút Luba chết vì đuối nước khi còn non. Động vật đã ăn nửa thân trên của nó, song nửa thân dưới vẫn nằm trong băng nên các nhà khoa học có thể lấy máu, mô mềm và các tuyến trong cơ thể voi ma mút.
Luba được xác định chết khi mới 35 ngày tuổi, cách đây khoảng 42.000 năm trước.
Luba được coi là món quà vô giá để các nhà khoa học có thể tái tạo lại loài sinh vật thời tiền sử này, khi công nghệ nhân bản phát triển đến một mức độ mới.
Theo Danviet
Nam Phi: 3 thợ săn bị đàn sư tử ăn thịt đến mức không nhận ra 3 kẻ săn trộm đột nhập vào khu bảo tồn thiên nhiên ở Nam Phi với mục đích săn tê giác lấy sừng. Những kẻ săn trộm đã không may mắn khi đụng độ sư tử. Theo Daily Mail, nhân viên khu bảo tồn Sibuya ở phía đông Nam Phi cho biết, ít nhất 3 thợ săn đã bị đàn sư tử ăn...