Tê giác trắng hồi sinh thần kỳ nhờ công nghệ giám sát
Tê giác trắng phía nam châu Phi đã từng đứng trước bờ vực tuyệt chủng trước khi trở lại với số lượng đông đảo, dù vấn nạn săn trộm đang ám ảnh loài vật quý hiểm này.
Ngày nay, hầu hết những con tê giác trắng trên thế giới đều có nguồn gốc từ Công viên Hluhluwe Imfolozi ở KwaZulu-Nata, Nam Phi.
Vào cuối thế kỷ 19, tê giác trắng phía nam đứng trước bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn bừa bãi. Tuy nhiên đến năm 2011, số lượng của loài từ chưa tới 50 cá thể lên hơn 17.000, nhờ công tác bảo tồn của Công viên Hluhluwe Imfolozi.
“Nguồn gen của tất cả tê giác trắng phía nam trên toàn thế giới đều đến từ công viên này”, ông Richard Penn Sawers – quản lý Công viên, cho biết. “Đây là một loài có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động bảo tồn động vật hoang dã”.
Tuy nhiên, nạn săn trộm để lấy sừng mới chỉ nổi lên trong một thập kỷ qua đang đe dọa nỗ lực của các nhà bảo tồn.
Được làm hoàn toàn bằng keratin, một loại protein có trong tóc, móng tay và móng guốc động vật, sừng tê giác từ lâu đã được coi như một dược liệu quý hiếm của thuốc gia truyền phương Đông
“Đáng giá như vàng”
“Sừng tê giác có giá trị lớn, thậm chí nó đắt ngang ngửa vàng”, ông Sawers nói. “Nhu cầu thu mua bộ phận này là rất lớn và hiện tại chính điều này đang đe dọa tới dân số loài tê giác trắng”.
Công viên Hluhluwe Imfolozi, vốn rộng 96.000 ha và là khu bảo tồn động vật hoang dã lâu đời nhất ở châu Phi, đã phải chiến đấu để bảo vệ loài tê giác trắng thêm một lần nữa.
Các kiểm lâm viên tại đây đang phải đối phó với làn sóng thợ săn được trang bị súng hiện đại, so với giáo mác như trước đây.
“Các tập đoàn quốc tế bước vào khiến cuộc chơi hoàn toàn thay đổi. Nạn săn trộm đã lây lan xuống phía nam sau khi tê giác phía bắc hoàn toàn bị xóa sổ”, ông Sawers nói.
Hoạt động mua bán, trao đổi sừng tê giác từ lâu đã bị cấm, nhưng những kẻ săn trộm có thể kiếm được một số tiền rất lớn từ việc bán nó trên thị trường chợ đen.
Để đối phó với các băng đảng tội phạm có tổ chức, Công viên Hluhluwe Imfolozi đã áp dụng các công nghệ hiện đại để trở thành “công viên thông minh” đầu tiên của châu Phi.
Công nghệ giám sát tích hợp, bao gồm hàng rào thông minh, đã được cài đặt trong khuôn viên của khu bảo tồn, cùng với bẫy camera để cảnh báo những kẻ lạ xâm nhập.
Phản ứng nhanh
“Chúng tôi coi đây là một cuộc chiến”, ông Sawers giải thích. “Vì vậy, trong bất kỳ tình huống nào, phản ứng và phát hiện nhanh là vấn đề tối quan trọng”.
Công viên tại Nam Phi thậm chí còn có một cơ sở thu thập thông tin tình báo, chuyên giám sát các hình ảnh thu được từ camera.
“Các bẫy camera đều được kết nối internet và chúng gửi ảnh trực tiếp về trung tâm chỉ huy”, ông Sawers giải thích. “Vì vậy, chúng tôi biết chính xác máy ảnh ở đâu để đưa ra phản ứng kịp thời”.
Nhằm tiếp cận nhanh hiện trường, các kiểm lâm viên có thể điều động trực thăng bay chỉ trong vòng 8 phút.
“Nếu không có công nghệ, hoạt động tìm kiếm có thể kéo dài tới 2 giờ, đến lúc đó thì đã quá muộn”, ông Sawers nói.
“Việc bảo tồn tê giác trắng phía nam là rất quan trọng”, ông nói thêm. “Chúng tôi không thể cho phép chúng biến mất. Thật quá khủng khiếp khi chứng kiến viễn cảnh đó”.
Những người nổi tiếng thoát chết thần kỳ trong vụ chìm tàu Titanic
Vì một số lý do, những người nổi tiếng từng mua vé tàu Titanic huyền thoại không đặt chân lên con tàu xấu số ấy. Nhờ vậy, họ thoát chết một cách ngoạn mục. Câu chuyện của họ khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ.
Năm 1912, Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, ông Robert Bacon, đặt vé tàu Titanic huyền thoại cho gia đình 3 người (gồm vợ và con gái). Thế nhưng, gia đình ông không kịp lên chuyến tàu đầu tiên của Titanic.
Nguyên do là bởi đại sứ Hoa Kỳ mới là Myron T. Hendrick mãi không đến nhậm chức. Vì vậy, ông Bacon phải chờ người kế nhiệm đến để bàn giao công việc.
Điều này khiến gia đình ông Bacon không thể đi du lịch bằng tàu Titanic. Sau khi hoàn tất công việc, gia đình ông đi du lịch bằng một con tàu chở khách khác là S.S. France. Nhờ vậy, ông Bacon cùng vợ con thoát chết thần kỳ.
Ba người đàn ông giàu có gồm: M. von Bethmann, P. de La Vielestreaux và Maurice Brevard của Pháp lên kế hoạch đi tàu đến Chiacago để thăm thú các trung tâm tài chính, công nghiệp và thương mại của Mỹ.
Ban đầu, nhóm của ông Bethmann dự định mua vé tàu Titanic vì đây là chuyến hải hành đầu tiên của con tàu hạng sang nhất thời điểm ấy.
Tuy nhiên, 2 người bạn còn lại của ông Bethmann muốn bắt đầu chuyến đi tới Chicago sớm hơn nên không muốn đợi tàu Titanic, tránh lãng phí thời gian.
Với 2 ý kiến khác nhau, nhóm của ông Bethmann quyết định tung đồng xu để quyết định sẽ đi tới Mỹ thế nào. Kết quả cho thấy ý kiến của 2 người bạn được chọn. Vì vậy, họ tới Mỹ bằng con tàu khác thay vì Titanic.
Norman Craig là nghị sĩ Scotland và đồng thời là người tham vấn của nhà vua nước này. Ông đã đặt vé tàu Titanic cho chuyến công du tới nước Mỹ nhằm học hỏi những điều mới mẻ.
Thế nhưng, trước khi tàu Titanic khởi hành, ông Craig đột nhiên không muốn đi. Vì vậy, ông không lên tàu sang Mỹ.
Ông Craig chia sẻ rằng không có linh cảm xấu nào về chuyến đi bằng tàu Titanic sẽ gặp thảm họa kinh hoàng. Ông quyết định không đi tàu Titanic chỉ trong suy nghĩ bất chợt hiện ra trong đầu. Nhờ đó, ông trở thành một trong những người thoát chết trong chuyến tàu Titanic định mệnh.
Mời độc giả xem video: Công bố đoạn phim đầy bi thương bị cắt của tàu Titanic sau 20 năm. Nguồn: VTC14.
Rùng rợn tục chôn sống người để trấn yếm ở Trung Quốc thời cổ Theo quan niệm của người Hán xưa, việc chôn người sống kết hợp với các nghi thức, bùa chú đặc biệt sẽ khiến ngôi mộ trở nên bất khả xâm phạm. Điều này thường được thực hiện với những mộ chứa nhiều vật quý. Tục tuẫn táng - chôn người sống cùng với người chết - là một trong những tục lệ đáng...