Tê giác lâm nguy: Sự can dự của người Việt
Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2012, gần một nửa thợ săn động vật hoang dã ở Nam Phi là người Việt Nam.
Vai trò của người Việt trong nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi dường như đã trở nên rõ ràng hơn khi các số liệu chứng minh những người đến từ Việt Nam góp phần đáng kể làm gia tăng con số động vật này bị giết hại hoặc săn bắt, cả hợp pháp lẫn phi pháp. Bộ trưởng Môi trường Nam Phi Edna Molewa từng phát biểu trước quốc hội nước này rằng trong số 384 người nước ngoài săn bắt tê giác ở Nam Phi kể từ tháng 7/2009 có 185 người Việt Nam.
Đa số là người Việt
Ông Molewa đã nêu con số cụ thể số tê giác bị người Việt săn bắn và sát hại tại từng địa phương khác nhau ở Nam Phi tính đến giữa năm 2012. Đó là 24 con tê giác ở tỉnh Đông Cape, 133 con ở tỉnh North West, 28 con ở Limpopo, 22 ở tỉnh Free State và 14 con ở KwaZulu-Natal. Hơn nữa, theo The Weekend Post, ông Rodney Visser, điều phối viên tình báo chống săn trộm của tỉnh Đông Cape, cho biết trong số những người nước ngoài bị bắt vì săn trộm tê giác, người Việt chiếm khoảng 58%.
Bộ trưởng Molewa xác nhận: “Đa số người bị bắt ở đây đến từ Việt Nam”. Ông cho biết gần 60% đơn xin săn tê giác kể từ đầu năm 2010 là của người Việt. Theo trang tin Bloomberg, Nam Phi hiện đã cấm các công dân Việt Nam săn tê giác ở nước này. Lý do được đưa ra là không có gì bảo đảm rằng họ sẽ không bán trái phép sừng của các con vật này, vốn giá trị cao hơn vàng nhiều.
Video đang HOT
Sừng tê giác được bày bán ở Việt Nam. Ảnh: ALAMY
Ông Tom Milliken, chuyên gia của Traffic – mạng lưới theo dõi nạn buôn bán động vật hoang dã, cho biết trong số 43 người châu Á bị bắt trong năm 2012 ở Nam Phi có 24 người Việt Nam. Theo ông, trong khoảng thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2012, 48% thợ săn động vật hoang dã ở Nam Phi là người Việt Nam. Ngoài ra, một trong những tuyến vận chuyển sừng tê giác từ Johannesburg về Hà Nội được tin chắc là qua một người Việt chuyên săn tìm tê giác trắng. Theo báo The Guardian (Anh), việc săn bắn được thực hiện bởi các tay thợ săn chuyên nghiệp thay cho những người không phải là thợ săn.
Một số nhân viên ngoại giao Việt Nam đã bị triệu hồi sau khi bị bắt quả tang nhận sừng tê giác trái phép ở Nam Phi. Năm 2008, bà Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi, đã bị quay phim lúc đang nhận sừng tê giác bên ngoài đại sứ quán Việt Nam ở Pretoria. Đại sứ Trần Duy Thi xác định: “Đây chỉ là hành vi cá nhân”. Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước để tường trình và làm rõ sự việc. Cũng theo ông Thi, hồi năm 2006, môt tùy viên thương mại cũng liên quan tới một vụ tương tự và đã bị gọi về nước ngay. Sau sự cố đó, theo đài BBC, các nhân viên sứ quán Việt Nam ở Nam Phi đã thường được nhắc nhở trong các cuộc họp về chuyện không được tham gia buôn lậu sừng tê giác.
Cần mạnh tay hơn
Theo Liên đoàn Động vật hoang dã Thế giới ( WWF), Việt Nam nằm trong số những quốc gia ở châu Á chưa bảo vệ hiệu quả các loài có nguy cơ diệt chủng cao. WWF phát hiện rằng Việt Nam còn là điểm nóng đối với những người tìm cách bán sừng tê giác được buôn lậu từ Nam Phi. Điều đáng nói là xu hướng này sẽ không kết thúc trong thời gian sắp tới.
Bà Elisabeth McLellan, giám đốc chương trình các loài trên toàn cầu của WWF, nhấn mạnh: “Việt Nam phải trấn áp hành vi buôn bán sừng tê giác trái phép, cần xem lại mức phạt và dẹp bỏ ngay các thị trường bán lẻ, kể cả hành vi quảng cáo sừng trên internet”.
Ông Milliken thừa nhận việc buôn bán sừng tê giác hiện nay ở Việt Nam là một khía cạnh khác của việc tiêu thụ các sản phẩm xa xỉ. Bản báo cáo của ông lưu ý rằng các website quảng bá việc tiêu thụ sừng tê giác với các khẩu hiệu như “cải thiện sự tập trung” và “sừng tê giác như chiếc ô tô sang trọng”. Ông Colman O’Criodain, chuyên gia về buôn bán động vật hoang dã của WWF, cho biết trước đây Việt Nam không phải là thị trường đáng kể cho việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Ông khẳng định: “Trong quá khứ, ở Việt Nam không có nhu cầu lớn về buôn bán động vật hoang dã và nước này cũng không phải là một nguồn cầu lớn. Điều làm tăng nhu cầu hiện nay là căn bệnh ung thư. Thêm vào đó, hiện tượng trên còn gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế cũng như sở thích tiêu dùng phô trương của tầng lớp trung lưu mới nổi”.
Tại hội nghị năm 2010 của Công ước về buôn bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ( Cites), ban thư ký công ước tuyên bố rằng Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi nạn buôn bán trái phép sừng tê giác. Cả WWF và Cites đều đang kêu gọi Việt Nam tăng cường việc thi hành luật pháp về buôn bán động vật hoang dã, trấn áp việc buôn bán trên internet và giáo dục người dân về vấn đề này.
Trung Quốc, Thái Lan giống Việt Nam
Việt Nam không phải là nước duy nhất trong khu vực có nhiều kẻ kiếm sống bằng hành vi buôn bán động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trung Quốc và Thái Lan cũng là những quốc gia có hạng trong lĩnh vực này. “Ở Thái Lan, ngà voi châu Phi bất hợp pháp được bày bán công khai ở các quầy hàng thu hút sự quan tâm của du khách” – bà McLellan nói.
Trong khi đó, cả Ấn Độ và Nepal đều nhận được sự đánh giá tích cực từ WWF. Riêng Nepal đã từng ăn mừng cả một năm không có một trường hợp săn trộm tê giác nào.
Theo 24h
Thêm người Việt bị bắt vì nghi buôn lậu sừng tê giác
Ngày 25/2, hãng thông tấn Mozambique (AIM) cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ một công dân Việt Nam tại Sân bay quốc tế Maputo do người này sở hữu sáu sừng tê giác với tổng khối lượng khoảng 17kg.
Người đàn ông có tên Ho Chien này bị bắt giữ khi chuẩn bị lên một chuyến bay quốc tế hôm 24/2. Theo AIM, Ho Chien đã gói những chiếc sừng tê giác trong một vali quần áo.
Mỗi chiếc sừng được bọc giấy thiếc và đặt tỏi xung quanh để giấu mùi thịt thối.
AIM cho biết thêm những chiếc sừng này có thể là của những con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi và loại tê giác này được cho là đã tuyệt chủng ở miền Nam Mozambique.
Cảnh sát không tiết lộ điểm đến cuối cùng của Ho Chien. Song theo AIM, nếu Ho Chien trở về Việt Nam, người này có thể bán những chiếc sừng với giá lên đến 65.000 USD/kg và với khối lượng 17 kg của 6 chiếc sừng, Ho Chien có thể kiếm được 1,1 triệu USD.
Năm ngoái, cảnh sát Mozambique cũng đã tiến hành ba vụ bắt giữ các ba công dân Việt Nam tìm cách buôn lậu sừng tê giác khỏi quốc gia Châu Phi này.
Theo dantri
Phá chợ đen buôn bán da hổ quý tại Nga Cảnh sát Nga đã tiến hành tịch thu 8 bộ da hổ thuộc giống hổ Siberia quý hiếm tại một ngôi nhà nằm trong khu vực vành đai nóng về nạn buôn bán chợ đen các giống mèo lớn. 8 bộ da hổ quý Siberia bị cảnh sát Nga phát hiện và thu giữ Theo Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF),...