Tê buốt 2 bàn tay, 2 bàn chân và trong ống chân
Có thể có nhiều nguyên nhân, như bệnh đái tháo đường diễn tiến tổn thương các dây thần kinh ngoại vi; tình trạng chèn ép các dây thần kinh vào bàn tay bàn chân, hoặc chèn ép các cấu trúc thần kinh tương ứng vùng chi phối tứ chi…
- Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, thường bị tê buốt 2 bàn tay, 2 bàn chân và trong ống chân; cảm giác như đàn kiến bò trong xương, tủy. Triệu chứng này xảy ra vào ban đêm gây mất ngủ, người rất mệt mỏi. Xin bác sĩ tư vấn giúp là bệnh gì, cách điều trị và điều trị ở đâu? Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!
(Anh TRẦN HOÀNG QUÂN, 617 Phạm Thế Hiển, phường 4 quận 8, TPHCM)
- Bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại thần kinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Triệu chứng của bác gái theo bạn mô tả thì có vẻ bị dị cảm bàn tay bàn chân và cẳng chân.
Với tuổi của bác, có thể có nhiều nguyên nhân, như bệnh đái tháo đường diễn tiến tổn thương các dây thần kinh ngoại vi; tình trạng chèn ép các dây thần kinh vào bàn tay bàn chân, hoặc chèn ép các cấu trúc thần kinh tương ứng vùng chi phối tứ chi; tình trạng rối loạn nhận cảm do mệt mỏi kéo dài hay đôi khi do các bệnh lý nền gây nên phản ứng phụ.
Để xác định hay loại trừ bệnh, bác nên được kiểm tra tổng quát về đường huyết, chức năng gan thận, và được khám chuyên khoa về thần kinh để cân nhắc làm các xét nghiệm chuyên biệt khác như điện cơ và hình ảnh học.
Tùy hướng chẩn đoán khi khám trực tiếp và kết quả xét nghiệm tầm soát nguyên nhân mà có thể có các hướng điều trị cụ thể khác nhau. Bạn có thể đưa mẹ bạn đến phòng khám thần kinh và phòng khám tổng quát tại bệnh viện để được thăm khám cụ thể và có hướng xử trí phù hợp.
Video đang HOT
Theo SGGP
Ba loại 'thần dược' giúp hạ đường huyết: Trứng, tỏi và quế
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể kích hoạt các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên hơn, khát nước và mệt mỏi.
Shutterstock.
Nếu căn bệnh không được điều trị, sẽ gây ra các biến chứng với mắt, chân, thận và dây thần kinh.
Khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và ngăn ngừa bệnh nói chung, điều quan trọng là nên theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
Mặc dù không có gì là không thể ăn, các chuyên gia khuyên nên hạn chế một số loại thực phẩm.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, nên ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau và thực phẩm giàu tinh bột. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ đường, chất béo và muối ở mức tối thiểu.
Điều đặc biệt là các nghiên cứu đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có đặc tính hạ đường huyết mà ba loại thực phẩm cho hiệu quả cao là trứng, tỏi và quế, theo Archy Worldys.
1. Trứng
Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 tiêu thụ hai quả trứng mỗi ngày trong chế độ ăn giàu protein, cho thấy sự cải thiện lượng đường trong máu.
Dịch vụ y tế quốc gia Anh xem trứng là một lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh được khuyến nghị cho bệnh tiểu đường loại 2.
Trứng không chỉ chứa nguồn protein mà còn chứa vitamin và khoáng chất.
Cơ quan y tế cho biết thêm: Trứng có thể được thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên ăn giới hạn và chế biến trứng không có muối và chất béo.
Chiên trứng có thể làm tăng hàm lượng chất béo khoảng 50%.
2. Tỏi
Tỏi là một loại thảo mộc phổ biến được sử dụng trong các món ăn trên khắp thế giới và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm viêm ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, giảm đường huyết và cholesterol xấu LDL.
Tác dụng của tỏi đối với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường loại là một nghiên cứu chứng minh điều này.
Người bị tiểu đường loại 2 thường bị huyết áp cao và tỏi cũng rất có hiệu quả trong việc hạ huyết áp.
Trong một nghiên cứu, những người tham gia bị tăng huyết áp không kiểm soát được, sau khi ăn tỏi trong 12 tuần đã giảm huyết áp trung bình 10 mmHg.
3. Quế
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.
Trong một nghiên cứu, mang tên "Hiệu quả của quế trong việc hạ thấp huyết sắc tố A1C ở bệnh nhân tiểu đường loại 2", người ta đã chứng minh rằng những bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng quế trong 90 ngày có lượng hemoglobin A1C nhiều hơn gấp đôi (một dạng hemoglobin liên kết với đường) so với những người đối chứng.
Trong ba nghiên cứu với bột quế, mức đường huyết lúc đói giảm từ 10,3 đến 29%.
Theo Thanh Niên
Xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân, bị bệnh gì? Một tháng nay tôi có hiện tượng bị tê bì tay chân. Thỉnh thoảng bị ngứa ngáy như kiến bò lên mặt, tay, mông. Vậy tôi có khả năng bị bệnh gì? Ảnh minh họa BS-CK1 Cao Thị Lan Hương trả lời: Chào bạn, Triệu chứng tê bì tay chân ở người ở độ tuổi trung niên có thể gặp do nhiều nguyên...