Tè bậy nơi công cộng có thể bị phạt tới 3 triệu đồng
Tư ngay 1/2/2017, Chủ tịch UBND cấp xã, phương, thi trân có quyền phat tiền từ 1-3 triêu đông với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
TPHCM đa xư phat ngươi te bây tư đâu thang 3 năm nay.
Chinh phu vưa ban hanh Nghi đinh 155/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Theo đo, kê tư ngay 1/2/2017 khi nghi đinh nay co hiêu lưc, mức phạt tiền sẽ tăng gấp nhiêu lân đôi vơi cac hanh vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
Cu thê, phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng (quy định cũ 50.000-100.000 đồng) đôi với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
Phạt tiền từ 1-3 triêu đông (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
Phạt tiền từ 5-7 triêu đông (quy định cũ 300.000-400.000 đồng) với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị.
Video đang HOT
Nghi đinh con phat tiền từ 5-10 triêu đông đối với ngươi co lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ hoăc từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
Theo Nghi đinh sô 155/2016, Chủ tịch UBND cấp xã, phương, thi trân có quyền phat canh cao, phạt tiền đến 5 triêu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng.
Chủ tịch UBND cấp quân, huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50 triêu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50 triêu đông.
Bên canh đo, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đối tượng bị xử phạt hành chính bao gồm: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có vi phạm do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt về mọi vi phạm.
Trưởng công an xã có quyền phạt tối đa 2.500.000 đồng, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ có quyền phạt tối đa 500.000 đồng…
Đang chu y, Nghi đinh 155 nêu ro trong trường hợp bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm hành chính thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi lại hình ảnh, cá nhân, tổ chức vi phạm có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng, hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Như Dân tri đa phan anh, vao thang 3 năm nay lưc lương trật tự đô thị Quận 1, TPHCM đa được trang bị đầy đủ trang thiết bị để ghi nhận hình ảnh, xử phạt các trường hợp tiểu tiện ở nơi công cộng không đung quy đinh. Ngoài việc bị xử phạt 200.000 đồng, người vi phạm phải dội nước làm sạch khu vực vừa “ tè bậy”.
Chi trong thơi gian ngăn, đội trật tự đô thị Quận 1 đã phát hiện, xử phạt 19 trường hợp tiểu tiện ở khu vực công cộng; nhắc nhở và yêu cầu viết bản cam kết không tái phạm 15 trường hợp.
Thê Kha
Theo Dantri
Công chức Hà Nội phải ứng xử chuẩn mực nơi công cộng
Hà Nội xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của công chức, với yêu cầu chuẩn mực không chỉ trong cơ quan, đơn vị mà còn cả gia đình, nơi cư trú và trong cộng đồng.
UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo tại cuộc họp về việc xây dựng "Bộ quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị hành chính TP Hà Nội".
Công chức Hà Nội sẽ phải ứng xử theo quy tắc chung. Ảnh: Võ Hải.
Theo đó, TP giao Sở Văn hóa tiếp thu ý kiến, hoàn thiện Bộ quy tắc, trình UBND TP xem xét, báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 10/12.
Thành phố lưu ý Sở Văn hóa khi hoàn thiện Bộ quy tắc cần bám sát Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức; mở rộng phạm vi điều chỉnh chuẩn mực ứng xử của công chức, viên chức trong gia đình, tại khu dân cư nơi cư trú và trong cộng đồng.
Từ năm 2014, Hà Nội đã tiến hành xây dựng Bộ khung quy tắc ứng xử với các tiêu chí cụ thể cho 6 nhóm: Cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư và nơi công cộng. Tuy nhiên sau nhiều lần lấy ý kiến, đến thời điểm này Bộ khung quy tắc chưa được ban hành.
Sáng 17/11, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, trước ý kiến liên quan 2 vụ việc cán bộ TP có hành vi thiếu chuẩn mực (cán bộ thanh tra Sở Giao thông xô xát nhân viên sân bay; cán bộ Sở Ngoại vụ đánh người già), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố đã và đang tập trung chấn chỉnh đạo đức, ứng xử của cán bộ công chức và cam kết sẽ xử lý nghiêm các sai phạm. Quan điểm của thành phố là trong quá trình cải cách hành chính sẽ chú trọng chấn chỉnh lại tác phong, lối sống của cán bộ, công chức để không xảy ra tình trạng tương tự.
Võ Hải
Theo VNE
Tè bậy giữa đường: Không có nhà vệ sinh thì "đi" vào đâu? "Nói đi cũng phải nói lại, nếu không có nhà vệ sinh công cộng thì người dân biết đi vào đâu?", GS.TS, Nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh bày tỏ. Hình ảnh một người đàn ông tè bậy giữa phố lan truyền trên mạng xã hội trong thời gian qua. Bộ Y tế vừa cho biết, hiện Việt Nam vẫn còn...