Tế bào ung thư càng ít “kết dính”, khả năng di căn càng mạnh
Ở giai đoạn sau của bệnh, các tế bào ung thư trở nên linh động hơn, chúng tách rời nhau và di chuyển độc lập.
Khả năng biến đổi linh hoạt của tế bào ung thư
Bằng cách đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc mô của khối u ác tính, cũng như hành vi của tế bào ung thư, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Leipzig, Đức đã phát hiện ra rằng, trong quá trình tiến triển của bệnh ung thư, các tế bào ung thư có thể thay đổi một cách linh hoạt hành vi của mình.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature Cell Biology.
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tập trung tìm hiểu về các thay đổi sinh học, mà tế bào ung thư trải qua trong quá trình tiến triển của bệnh. Một trong những diễn biến đáng chú ý nhất mà nhóm tác giả quan sát được chính là sự phân rã của các phân tử kết dính ở bề mặt tế bào, mang tên E-cadherin. Quá trình này khiến tế bào ít có sự liên kết với nhau hơn.
Tế bào ung thư càng ít “kết dính”, khả năng di căn càng mạnh
“Nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, việc khả năng liên kết của tế bào ung thư suy giảm dần, trong quá trình phát triển của bệnh, làm tăng sự linh động của chúng. Điều này cũng có nghĩa khả năng ung thư di căn sẽ lớn hơn” – GS Josef A. Ks, đại diện nhóm nghiên cứu, phân tích.
Hầu hết các loại ung thư đều khởi phát ở biểu mô, loại mô đóng vai trò bao bọc bên ngoài và phân tách các cơ quan với nhau. Trong điều kiện bình thường, tế bào biểu mô ở trạng thái bất di bất dịch. Theo giải thích của GS Josef A. Ks, sự bất động này cũng giống như một chiếc xe bị mắc kẹt trên tuyến giao thông đang ùn tắc.
Video đang HOT
Trong trường hợp ung thư khởi phát, tế bào ung thư ở giai đoạn đầu cũng chỉ nằm yên ở vị trí khối u. Tuy nhiên, để có thể di căn, bắt buộc các tế bào này phải di chuyển được vào hạch bạch huyết, từ đó thâm nhập mạch máu và đi bất kì nơi đâu trong cơ thể. Chính vì vậy, tế bào ung thư đã có những sự thay đổi về kiểu hình và hành vi trong tiến trình phát triển của bệnh.
Để làm rõ khả năng này, nhóm tác giả đã lấy các mẫu tế bào ung thư từ bệnh nhân, sau đó nuôi cấy chúng trong các môi trường khác nhau, nhằm theo dõi cách phát tán.
Kết quả cho thấy, những tế bào ung thư được lấy từ khối u giai đoạn đầu vẫn ở dạng liên kết thành cụm chặt chẽ với nhau. Trong khi đó, các tế bào ung thư được lấy từ khối u giai đoạn muộn trở nên linh động hơn, chúng tách rời nhau và di chuyển độc lập. Sự phân rã của E-cadherin trên bề mặt tế bào, ở giai đoạn sau của bệnh, được cho là nguyên nhân của hiện tượng này.
“Một vấn đề khác mà chúng tôi quan sát thấy là tế bào ung thư chỉ có thể di chuyển tự do, khi được nuôi cấy trong môi trường chất lỏng không quá đậm đặc. Đây có thể là manh mối để phát triển phương pháp ức chế quá trình di căn của ung thư” – GS Josef A. Ks.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, từ kết quả nghiên cứu, có thể phát triển cách xác định khả năng di căn của ung thư, thông qua tính kết dính của các tế bào ung thư.
Phát hiện điều bất thường ở vú nhưng không đau nên không đi khám, 2 năm sau người phụ nữ hối hận thì đã không kịp
Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital, chia sẻ về trường hợp cô Lý (42 tuổi) sống tại Đài Loan. Khoảng 3 năm trước, trong lúc tắm, cô Lý phát hiện ngực trái có một khối u nhỏ, không có cảm giác đau đớn nên cô Lý xem nhẹ. Vào năm ngoái, khối u bắt đầu lan rộng đến bề mặt da, gây lở loét, bốc mùi hôi thối nên cô Lý mới hoảng hốt đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân chia sẻ: "Kết quả khám cho thấy ngực của bệnh nhân có khối u kích thước 15cm, tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, phổi, xương, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối".
Ảnh minh họa
Khi cô Lý được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, bệnh nhân đã từ chối điều trị. Bác sĩ đã khuyến khích bệnh nhân tiến hành hóa trị trong nửa năm, khi kích thước khối u giảm, bệnh nhân được khuyên phẫu thuật. Hiện nay, tình trạng của cô Lý ổn định và đã về đoàn tụ với gia đình.
Theo Cơ quan Y tế Quốc gia, vào năm 2018, phụ nữ dưới 50 tuổi ghi nhận tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú khoảng 34.4%, ung thư vú giai đoạn cuối chiếm 5.2%, Bác sĩ Trương Diệu Nhân cho biết: "Ung thư vú giai đoạn cuối là tình trạng tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm xương, phổi, gan, thậm chí là não".
Bác sĩ Trương Diệu Nhân, bệnh viện Taipei Tzu Chi Hospital
Năm 2020, bác sĩ Trương Diệu Nhân hợp tác với Viện Sức khỏe Cộng đồng Đại học Quốc gia Đài Loan, thu thập cơ sở dữ liệu ung thư của Cơ quan Y tế Quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2014, phân tích 1.947 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, phân thành 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm 732 bệnh nhân từng trải qua quá trình phẫu thuật. Nhóm thứ hai gồm 1.215 bệnh nhân, chỉ làm sinh thiết đơn giản, không tiến hành phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị.
So sánh kết quả cuối cùng của hai nhóm cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng phẫu thuật đạt 50%, cao hơn nhiều so với nhóm chỉ làm sinh thiết đơn giản.
Bác sĩ Trương Diệu Nhân đưa ra lời khuyên: "Phụ nữ sau 20 tuổi nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ, cần lưu ý tiền sử người thân mắc bệnh, thường xuyên vận động, tránh xa khói thuốc, bia rượu. Phụ nữ sau 45 tuổi, cách 2 năm nên tiến hành chụp X - quang ngực một lần. Nếu gia đình có tiền sử người mắc bệnh thì nên bắt đầu kiểm tra sớm sau 40 tuổi".
Triệu chứng ung thư vú giai đoạn 4:
- Khối u ở vú.
- Những thay đổi ở da.
- Chảy dịch ở núm vú.
- Sưng vú và vùng lân cận.
- Cảm giác khó chịu và đau vú.
- Mệt mỏi.
- Mất ngủ.
- Đau dạ dày, ăn không ngon và giảm cân.
- Khó thở.
Sản phẩm thừa khi tiêu hóa thức ăn có thể khiến ung thư phát triển Đi sâu vào quan sát các tế bào ung thư đang trong giai đoạn di căn, nhóm tác giả đã phát hiện một lượng lớn methylmalonic acid (MMA), vốn là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất. Khi chuyển hóa thực phẩm trở thành năng lượng, cơ thể sẽ sản sinh ra các phụ phẩm và tích lũy ngày càng nhiều...