Tế bào gốc & sự kỳ diệu của khoa học
Nhìn Hoàng Thị Thùy Linh (sinh năm 1986) chuẩn bị cho chuyến du lịch Sapa cùng bạn bè ở Hà Nội với nụ cười tươi rói, ít ai biết được rằng chỉ bốn năm trước đây, cô gái người Quảng Bình này là bệnh nhâ n ung thư máu, thuộc nhóm tiên lượng xấu, khó có cơ hội cứu sống.
Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, Thùy Linh đã chiến thắng được căn bệnh, sống mạnh khỏe và làm được nhiều điều mình muốn.
Linh trở lại với đam mê du lịch sau khi khỏi bệnh. Ảnh: CÔNG THẮNG
Hồi sinh từ tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng
Tháng 9-2014, Thùy Linh bị sốt và giảm tiểu cầu, phải truyền máu. Những lần truyền là những lần cô bị sốt cao, kèm rét, cái rét như từ trong xương tủy. Đỉnh điểm có hôm sốt hơn 40oC, người rét run bần bật; rồi Linh thiếp đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh lại người ướt đẫm mồ hôi, tay chân tê dại không còn cảm giác… Phát hiện mình bị mắc bệnh Lơ-xê-mi (Leukemia) cấp thể M5a hay con goi la bênh mau trăng. Từ một cô gái năng động, mê du lịch, Thùy Linh đã phải nằm bẹp tại bệnh viện chiến đấu với bệnh ung thư máu.
Bệnh của Linh thuộc nhóm tiên lượng xấu. Các bác sĩ ở Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, sau khi hội chẩn, đã quyết định phương án tối ưu nhất để cứu sống Linh là phải ghép tế bào gốc cho cô và nguồn tế bào gốc sẽ được kiểm tra nếu hợp sẽ lấy từ người em trai ruột của Linh. Nhưng số phận như thử thách Linh, khi tiến hành xét nghiệm HLA (để đánh giá mức độ hòa hợp) từ người em lại không phù hợp. Vì vậy, tất cả hy vọng của Linh là trông chờ vào việc tìm được đơn vị máu dây rốn không cùng huyết thống phù hợp trong Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện.
Thời điểm đó, tại Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện Huyết học và Truyền máu trung ương mới chỉ có 700 mẫu máu dây rốn đang lưu trữ. Thùy Linh thật may mắn khi các bác sĩ đã tìm ra đơn vị máu dây rốn phù hợp về mức độ hòa hợp HLA liều tế bào gốc để tiến hành ghép cho cô.
Ngày 30-12-2014 là một ngày đặc biệt đối với Linh, ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn của Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng (Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) được tiến hành. Ca ghép thành công giúp Linh như được tái sinh thêm lần nữa.
Video đang HOT
Cũng vượt qua cửa tử để trở về với cuộc sống tươi đẹp như Thùy Linh là cô gái Hoàng Thị Diệu Thuần sinh năm 1987, quê ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Thuần bị ung thư máu năm 18 tuổi và cũng đã trải qua nhiều phác đồ điều trị, bao gồm cả thuốc nhắm đích đặc hiệu nhưng không thành công. Năm 2012, Thuần được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Cuộc đời và nghị lực vượt qua hoàn cảnh, được hồi sinh cùng với sự tận tâm của đội ngũ thầy thuốc giỏi đã được Diệu Thuần tái hiện qua hai cuốn tự truyện: “Như hoa hướng dương” (2012) và “Muôn ánh mặt trời” (12-2015). Nếu cuốn đầu tiên chỉ là những trang nhật ký trên giường bệnh trước khi Thuần tiến hành ca ghép tủy, thì cuốn thứ hai đã tái hiện nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu của Thuần.
Cơ hội cho những người mắc bệnh hiểm nghèo
Thùy Linh và Diệu Thuần là hai trong số hàng trăm bệnh nhân đã được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.
Ngược trở lại những ngày của năm 2006, ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên cho bệnh nhân đa u tủy xương đã được Viện thực hiện và thành công tốt đẹp. Đến tháng 5-2008, Viện tiếp tục thành công với ca ghép tế bào gốc đồng loại đầu tiên, đánh dấu một kỷ nguyên mới: Đưa ghép tế bào gốc trở thành một phương pháp điều trị đầy triển vọng đem lại cơ hội khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học tại Viện.
Bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương điều trị cho Thùy Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2014, việc tiến hành ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn của Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng cho Hoàng Thị Thùy Linh là bước đột phá lớn trong lĩnh vực y học nước nhà. Viện cũng là nơi cung cấp đáng kể nguồn tế bào gốc để ghép điều trị cho bệnh nhân không có người hiến tế bào gốc cùng huyết thống. Sau thành công của Thùy Linh, với phương pháp này, Viện đã cứu sống hàng chục người bệnh như cô. Tính đến tháng 9-2018, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã ghép cho 336 ca bệnh, trong đó có 25 ca được ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng. Nhờ những tiến bộ của y học nước nhà trong việc ghép tế bào gốc mà hàng trăm con người tưởng đã tuyệt vọng vì không còn cơ hội sống được “cải tử hoàn sinh”.
Theo TS,BS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện, ngân hàng này được đánh giá là cơ sở duy nhất của Việt Nam cung cấp mẫu tế bào gốc để ghép đồng loài cho bệnh nhân không cùng huyết thống và cũng là đơn vị sử dụng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng để ghép cho người bệnh nhiều nhất trên cả nước tính đến thời điểm này. Bên cạnh đó, chất lượng các mẫu tế bào gốc đang lưu trữ tại Ngân hàng Tế bào gốc của Viện đủ tiêu chuẩn không chỉ ghép cho bệnh nhân nhi khoa mà còn cho cả bệnh nhân người lớn. Các tế bào gốc sẽ giúp không chỉ trong điều trị các bệnh máu lành tính và ác tính, mà ở cả các bệnh lý khác như bệnh lý về cột sống, bệnh lý về thần kinh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
Để có thể thu thập được những mẫu máu dây rốn từ những sản phụ tình nguyện hiến, Viện đã liên kết với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đến nay, ngân hàng này đã tiếp nhận, xử lý và lưu trữ được gần 4.000 mẫu máu dây rốn, mẫu tế bào gốc bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, Viện cũng đã bước đầu ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm HLA độ phân giải cao cho các mẫu dịch nước ối nhằm xác định trước sinh sự phù hợp HLA của mẫu máu dây rốn với bệnh nhi, góp phần tư vấn cho các sản phụ có ý định lưu trữ máu dây rốn để ghép cho các bệnh nhi mắc các bệnh máu bẩm sinh hoặc bệnh máu ác tính là anh chị của thai nhi đang nằm trong bụng mẹ.
Thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát triển hơn trong lĩnh vực ghép tế bào gốc. Từ kết quả đạt được từ người hiến cùng huyết thống, Việt Nam tích cực triển khai ghép MDR, nửa hòa hợp hay phối hợp cả hai nguồn tế bào gốc. Bên cạnh đó, Viện đã và đang tiến hành ghép đồng loài giảm cường độ liều cho bệnh nhân trên 55 tuổi. Cố gắng hoàn thiện quy trình để ghép cho nhóm bệnh đang là nỗi trăn trở của xã hội – bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.
Kỹ thuật viên đang xử lý khối tế bào gốc. Ảnh: T.L
Tế bào gốc là tế bào nguyên thủy nhất của cơ thể, có thể biến đổi thành nhiều tế bào của các cơ quan khác nhau. Ở người lớn, tế bào gốc tạo máu gặp chủ yếu ở tủy xương, ngoài ra có thể gặp ở máu ngoại vi với một số lượng rất ít. Ở trẻ sơ sinh, tế bào gốc tạo máu có thể gặp ở máu trong dây rốn của trẻ (gọi là máu dây rốn/máu cuống rốn).
Tế bào gốc tạo máu có thể sử dụng để ghép điều trị các bệnh về máu như ung thư máu, suy tủy xương, u lympho ác tính, tan máu bẩm sinh (thalassemia)… Tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép có thể thu được từ các nguồn: dịch chọc hút tủy xương, gạn tách từ máu ngoại vi, máu trong dây rốn,… Khi ghép, các tế bào gốc mới này sẽ thay thế các tế bào gốc tạo máu bệnh lý của cơ thể bệnh nhân và giúp cho bệnh nhân lui bệnh, thậm chí khỏi bệnh. Ngoài ra, những lĩnh vực ứng dụng mới của tế bào gốc và tế bào gốc tạo máu còn đang được nghiên cứu như miễn dịch chống ung thư, điều trị các bệnh nội khoa mạn tính ngoài hệ tạo máu như đái tháo đường, tim mạch, xương khớp…
HÀ THƯ
Theo Nhân dân
Tủ đông gặp sự cố, 56 bệnh nhi ung thư mất tế bào gốc
Cac phu huynh lo lăng nêu không co tê bao gôc đê điêu tri kip thơi co thê các bệnh nhi sẽ măc ung thư lân nưa.
Mới đây, CBC News, một sự cố hy hữu đã xảy ra tại Bệnh viện Nhi Los Angeles. Tủ đông của bệnh viện không hoạt động khiến rất nhiều sản phẩm lưu trữ trong tủ không thể bảo quản được. Hậu quả, các tế bào gốc thu thập từ bệnh nhân, lưu giữ cho tương lai khi cần thiết không thể sử dụng.
Đại diện Bệnh viện Nhi Los Angeles đã gửi thư tới gia đình của 56 bệnh nhân để thông báo về sự cố đáng tiếc và trấn an việc này sẽ không gây nguy hiểm tới sức khỏe của các em trong thời gian tới.
Tế bào gốc giúp các bệnh nhân điều trị ung thư. Sự việc mất tế bào gốc khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho số phận của con cái họ. Ảnh: Shutter Stock.
Nguyên nhân của sự cố được tiết lộ là cảm biến nhiệt độ của tủ đông không hoạt động. Bệnh viện đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể cứu vãn được tình hình.
Tin tức này khiến các bệnh nhân hoang mang bởi nó ảnh hưởng đến quá trình hóa trị và xạ trị. Sean Anderson Coronoa (13 tuổi) là một trong 56 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Nhi Los Angeles. Cậu học sinh lớp 8 đã phải trải qua liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc khi được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn 4 vào tháng 11/2018.
Theo các bác sĩ, việc điều trị này giúp cậu bé thoát khỏi của ung thư trong 3 năm. Elizabeth Anderson, mẹ ruột của Sean, lo lắng việc mất đi các tế bào gốc sẽ khiến con trai không thể tái tạo lại chúng trong tương lai và có thể mắc ung thư lần nữa.
Tế bào gốc được sử dụng trong y tế dự phòng nhằm phòng chống ung thư và các bệnh tim mạch. Chúng được lấy từ cơ thể bệnh nhân, hoạt hóa, nuôi cấy. Sau đó, tế bào này được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân bằng phương pháp truyền vào tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào các khu vực cần điều trị.
Theo Zing
Những động vật có nọc độc có thể cứu sống con người Một số loài động vật có nọc độc chết người nhưng qua bàn tay của khoa học, nọc độc của chúng có thể cứu sống con người. Óc nón ở Úc được mệnh danh là động vật có nọc độc khủng khiếp, từng gây ra tử vong cho ngư dân địa phương, chúng sống trong các rạn san hô ở vùng biển Ấn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn
Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
Pháp luật
00:32:07 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
Thế giới
00:19:40 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn
Góc tâm tình
00:10:12 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025