Tế bào gốc hỗ trợ tái tạo mô, trẻ hoá cơ thể
Vừa qua, tại Hà Nội, Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (Vinapharm) đã tổ chức Hội thảo Giải pháp Tăng sinh Tế bào gốc Nội sinh.
Toàn cảnh buổi hội thảo Giải pháp Tăng sinh Tế bào gốc Nội sinh.
Tham dự Hội thảo gồm có đại diện Lãnh đạo Vinapharm, đại diện Lãnh đạo của Tập đoàn Crystal (Hungary), bốn diễn giả là các chuyên gia uy có nhiều năm nghiên cứu về tế bào gốc của Hungary cùng các khách mời.
Tại buổi Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ về vai trò của tế bào gốc, đặc biệt là cac tê bao gôc co săn trong cơ thê hay còn goi la “tê bao gôc nôi sinh”, đối với sưc khoe va cuôc sông cua chung ta. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng nếu chúng ta tăng số lượng tế bào gốc của cơ thể thì có thể cải thiện đáng kể khả năng tái tạo của các mô hay các bộ phận cơ thể, giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương gây ra bởi tai nạn, bệnh tật hay do chính quá trình lão hoá và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Chia sẻ tại hội nghị Giáo sư, Tiến sỹ Kiss István, Tiến sỹ tại Viện Khoa học Hungary – Viện trưởng Viện Y tế Sức khoẻ Cộng đồng của Trường Y thuộc Đại học Pécs (Hungary) đã tóm tắt về quá trình thực hiện các thí nghiệm nhằm tìm kiếm hỗn hợp các chất có nguồn gốc từ thực vật giúp kích thích sản sinh tế bào gốc và đẩy mạnh quá trình di chuyển của tế bào gốc từ tuỷ xuơng vào máu.
Video đang HOT
Tiến sỹ Kiss István cũng cho biết, đối với người trưởng thành lượng tế bào gốc trong cơ thể người trưởng thành sẽ ở mức dao động từ 20-25 triệu tế bào gốc, nhưng đến tuổi 70 thì lượng tế bào gốc sẽ giảm xuống chỉ còn 2-3 triệu tế bào. Như vậy, tất yếu người trưởng thành sẽ nhanhlành vết thương, tổn thương hơn so với người già…. Vì vậy, chúng ta cần phải cung cấp tế bào gốc cho cơ thể, mà phương pháp tăng sinh tế bào gốc tối ưu nhất chính là tự sinh ra từ trong chính cơ thể – nội sinh.
Nói về vấn đề này, ông Tóth Géza, Bác sỹ nội, chuyên khoa nội tiết, Chuyên gia tư vấn cho các bệnh viện tại Hungary chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng sản ph ẩm thực phẩm giúp tăng sinh tế bào gốc nội sinh để hỗ trợ cho quá trình điều trị một số bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, hội chứng Parkinson, bệnh teo cơ bẩm sinh, …
“Đơn cử như bệnh tiểu đường, người dùng sản phẩm Olimpiq sẽ thấy tác dụng chống oxy hoá của flavonoid, các thành phần crom, inulin và quế sẽ làm giảm các tổn thương ở vi mạch và vĩ mô, hạn chế những biến chứng… Hay như bệnh bỏng, người bệnh bị bỏng dùng Olimpiq rất hiệu quả, các tế bào gốc kịp thời đến vết thương để thay thế cho các tế bào đã bị huỷ hoại, làm cho vết thương nhanh lành, việc sử dụng sản phẩm trong nhiều trường hợp kịp thời có thể thay thế cho việc cấy ghép da”, ông Tóth Géza nói.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia Hungary, để duy trì và cải thiện số lượng và chất lượng của tế bào gốc trong cơ thể, mỗi chúng ta phải thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống hợp lý và đặc biệt đề cao tầm quan trọng của phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Cũng tại buổi Hội thảo, Vinapharm đã giới thiệu về việc hợp tác với Công ty Unicornis Trade Kft thuôc Tâp đoan Crystal (Hungary) để nhập khẩu và phân phối sản phẩm Olimpiq SXC 250% SL Capsules A B tại Việt Nam. Đây là la san phâm co gia tri chăm soc sưc khoe, đươc nhiêu khach hang ơ Hungary va cac quôc gia châu Âu khac tin dung. Trong tương lai, Vinapharm se tiêp tuc hơp tac vơi Tâp đoan Crystal, đông thơi không ngưng mơ rông quan hê hơp tac vơi các đối tác trong và ngoài nước đê mang đên nhiêu hơn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho cộng đồng.
Phương Anh
Theo baodautu
Ghép tế bào gốc chữa bệnh lý huyết học ác tính
Với 3.844 mẫu máu dây rốn cộng đồng lưu trữ, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư đã thực hiện tìm kiếm mẫu dây rốn phù hợp để ghép cho 45 bệnh nhân được chẩn đoán Lơxêmi cấp. Đây là nhóm bệnh lý huyết học ác tính với nhiều biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao.
Tiến hành ghép tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng cho bệnh nhân
Nhóm nghiên cứu của Viện đã thực hiện "Nghiên cứu khả năng tìm kiếm nguồn tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng cho bệnh nhân Lơxêmi cấp có chỉ định ghép tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong các năm 2015 - 2018".
Theo TS Trần Ngọc Quế, đại diện nhóm nghiên cứu, nguồn tế bào gốc từ người hiến cùng huyết thống hòa hợp hoàn toàn vẫn là nguồn tế bào gốc hiệu quả nhất, tuy nhiên chỉ đáp ứng được khoảng 30% số trường hợp cần ghép. Trong số các nguồn tế bào gốc thay thế, nguồn tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn đã và đang được ứng dụng phổ biến trên thế giới với hiệu quả tương đương và thậm chí có nhiều ưu điểm hơn so với một số nguồn tế bào gốc khác.
Tại Ngân hàng Tế bào gốc (Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư), các đơn vị máu dây rốn đã được thu thập, xử lý, lưu trữ và xét nghiệm để sẵn sàng ứng dụng khi cần. Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý huyết học nói chung và bệnh nhân Lơxêmi cấp nói riêng có chỉ định ghép, không tìm được người hiến cùng huyết thống phù hợp, đã tìm kiếm nguồn tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng tại Ngân hàng Tế bào gốc.
TS Quế cho biết thêm, kết quả cho thấy trong số 45 bệnh nhân đã tìm kiếm, 100% số ca đều tìm được ít nhất một đơn vị máu dây rốn cộng đồng đạt tiêu chuẩn tìm kiếm tối thiểu; trong đó 12 bệnh nhân đã lựa chọn được đơn vị tế bào gốc tốt nhất để ứng dụng ghép. Những đơn vị tế bào gốc máu dây rốn sử dụng ghép cho 12 bệnh nhân đều là những mẫu tốt nhất về hòa hợp HLA, liều tế bào cao nhất, không bị ảnh hưởng bởi kháng thể kháng HLA. Như vậy, các đơn vị máu dây rốn cộng đồng đang lưu trữ tại Viện cho thấy khả năng tìm kiếm cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng làm nguồn thay thế cho những trường hợp không tìm được người hiến cùng huyết thống.
TS Trần Ngọc Quế cũng cho biết, máu dây rốn cũng có tỷ lệ khá cao tế bào gốc trung mô, có khả năng điều hòa miễn dịch nên chúng rất hữu ích trong việc ứng dụng cho người nhận đồng loài. Chính vì vậy, tế bào gốc trung mô từ máu dây rốn là nguồn điều trị rất tiềm năng với nhiều ưu điểm so với các nguồn tế bào gốc trung mô phổ biến từ mô mỡ hoặc dịch tủy xương như khả năng tăng sinh nhiều và lâu dài hơn, tác dụng điều hòa miễn dịch, chống viêm...; có thể áp dụng khá rộng rãi trong điều trị nhiều loại bệnh lý của nhiều cơ quan khác nhau như bệnh lý về miễn dịch (bệnh ghép chống chủ, bệnh tự miễn), đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tim mạch...
Bên cạnh những ứng dụng từ máu dây rốn, Việt Nam cũng đã thu được những kết quả bước đầu trong ghép tế bào gốc đồng loài điều trị bệnh suy tủy xương và đái huyết sắc tố niệu (Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư), điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và từ tủy xương (Bệnh viện Bạch Mai), điều trị chấn thương sọ não cấp tính bằng ghép tế bào gốc tự thân (Bệnh viện Trung ương Huế)...
Tế bào gốc được đã được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà trước đây chưa làm được như: các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư, các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh...
TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư cho hay, việc thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường. Mỗi ngày, Ngân hàng Tế bào gốc của Viện tiếp nhận và xử lý được khoảng 4 - 6 mẫu máu dây rốn. Các mẫu máu dây rốn sẽ được đánh giá, sàng lọc để chọn được những đơn vị tốt nhất, liều tế bào cao nhất để lưu trữ phục vụ cho tìm kiếm và ghép.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Thực hiện hơn 750 ca ghép tế bào gốc điều trị bệnh máu thành công Trong 2 ngày 23 và 24-4, tại Hà Nội, Viện Huyết học - Truyền máu trung ương tổ chức Hội nghị khoa học lần thứ 5 về tế bào gốc toàn quốc năm 2019. Mẫu tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn chuẩn bị được ghép cho người bệnh. Trên thế giới, việc nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong y...