TĐ Sông Tranh 2: Thấy nhiều nhưng… khó nói ra
Cái điều “bí mật” khó nói của Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cũng như các quan chức đầu ngành Quảng Nam cuối cùng cũng được “bật mí” – đó là nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như suối.
Cảm giác bất an vẫn còn… nguyên
Hơn 6 tháng kể từ khi sự cố phun trào nước đập chính thủy điện Sông Tranh 2, cửa hầm chính giữa thân con đập mang nhiều nổi ám ảnh với người dân vùng rừng Trà My mới chính thức được mở cửa, vào lúc 9 giờ sáng hôm 9/9 để cho một số phóng viên “mắc mùng” tại đây vào tham quan trong vòng gần 1 giờ đồng hồ…
Động thái mở cửa hầm trong thân đập chính cho báo chí (dù là hạn chế) vào quan sát những “bí mật” phía trong đường hầm thu gom nước của con đập chính này, sau khi công tác khắc phục hậu quả được cho là hoàn thành, dù muộn, nhưng đã cho thấy chủ đầu tư bắt đầu có động thái “minh bạch” thông tin về con đập mang lại cho người dân nhiều nỗi ám ảnh này.
Trong vòng hơn 1 năm qua, hơn 40 trận động đất lớn nhỏ xảy ra, mà tâm chấn đã được các nhà khoa học xác định là tại khu vực hồ chứa đập thủy điện Sông Tranh 2.
Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây nên động đất kích thích.
Kết luận đã rõ ràng. Thế nhưng với người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương, cùng một số nhà chuyên gia độc lập, vẫn còn nhiều câu hỏi về sự an toàn của hồ chứa lớn nơi đầu nguồn sông Thu Bồn vẫn chưa được trả lời. Cảm giác bất an vẫn còn nguyên đó.
Không phải đến bây giờ người dân nơi miền rừng này mới lo lắng hoang mang vì những tai biến thiên nhiên thường xảy ra nơi vùng rừng Trà My. Sạt lở núi, lũ quét kinh hoàng đã chôn vùi nhà cửa và hàng trăm sinh mạng trong lịch sử đã là quá đủ để thử lòng người dân nơi đây.
Nhưng đến khi hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào vận hành cách đây hơn 1 năm, thì nỗi lo âu đã “tràn đập”.
Video đang HOT
Những bí ẩn trong lòng đường hầm đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dần hé lộ – Ảnh: Vũ Trung
“Thấy nhiều lắm nhưng khó nói ra!”?
Có 1 câu hỏi là tại sao khi đập bị nứt, nước phun trào, báo chí lại bị cấm cửa? Những người có trách nhiệm tất nhiên có lý do của mình, nhất là liên quan đến “việc quy trách nhiệm”.
Nhưng họ quên rằng chính sự thiếu công khai về thông tin đó cũng lại dấy lên những suy luận, rồi tin đồn thất thiệt, khiến người dân càng hoang mang.
Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây nên động đất kích thích.Kết luận đã rõ ràng. Thế nhưng với người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương, cùng một số nhà chuyên gia độc lập, vẫn còn nhiều câu hỏi về sự an toàn của hồ chứa lớn nơi đầu nguồn sông Thu Bồn vẫn chưa được trả lời. Cảm giác bất an vẫn còn nguyên đó.
Rất may là “tuy muộn còn hơn không”, cửa rồi cũng mở.
Người viết vẫn còn nhớ như in lời của ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My rằng, có gì mà chủ đầu tư bí mật không cho báo chí vào trong đường hầm của con đập này.
Người viết có hỏi ông Phong rằng ông đã vào đường hầm này chưa, và nhận được câu trả lời rằng đã 2 lần ông đi theo các đoàn công tác của tỉnh và trung ương vào. Lại hỏi ông thấy những gì, và ông lắc đầu bảo, thấy nhiều lắm, nhưng khó nói ra.
Cái điều “bí mật” khó nói của ông Phong cũng như các quan chức đầu ngành Quảng Nam cuối cùng cũng được “bật mí” – đó là nước phun trào trong lòng thân đập và chảy như mọi người đã nhìn thấy, đã biết.
Với nhiều công văn, văn bản kiến nghị và hàng chục cuộc họp của các đoàn công tác từ trung ương tới địa phương, cộng bao nhiêu cuộc hội thảo khoa học, cuối cùng Ban quản lý Dự án thủy điện này đã phải móc hầu bao ra hơn… 40 tỷ đồng để khắc phục sự cố.
“Vừng ơi, mở ra”, người viết tự dưng chợt nhớ lại câu chuyện cổ tích xứ Ba Tư, mặc dù không có ý liên tưởng cái kho báu ngày xưa với bốn chục tỷ đồng nói trên.
Theo VNE
17 nhà dân bị nứt do động đất tại thủy điện Sông Tranh 2
Chiều ngày 11.9, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do ông Lê Quang, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, dẫn đầu đã vào khu vực quanh thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát hiện trạng nứt gãy của các công trình cũng như nhà dân.
Kiểm tra nhà bà Hồ Thị Thô, trú tại thôn 3, xã Trà Đốc, H.Bắc Trà My (Quảng Nam), nhiều thành viên trong đoàn công tác đã hốt hoảng khi thấy đỉnh cột nhà bằng bê tông bị xê dịch. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy vết nứt đã làm thân cột đứt ngang, dịch chuyển trên 1 cm.
Đoàn công tác Bộ Xây dựng kiểm tra hiện trạng nhà nứt do động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2
Trao đổi với UBND H.Bắc Trà My, ông Quang nhấn mạnh, phải gấp rút sửa nhà cho bà Thô bởi căn nhà này có thể sập bất cứ lúc nào, rất nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Cột bê tông nhà bà Thô bị dịch chuyển ngang, có thể sập bất cứ lúc nào
Theo thống kê sơ bộ của UBND H.Bắc Trà My, do tác động đất của các trận động đất, từ ngày 3 đến 11.9, tại địa phương đã có 17 căn nhà bị nứt gãy.
Trong đó, căn nhà bị hư hỏng nặng nề nhất chính là nhà của bà Thô nói trên, thuộc diện tái định cư do chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng.
Tiến hành kiểm tra các vết nứt lớn
Đoàn công tác khẳng định tình hình động đất liên tiếp diễn ra trong những ngày qua đã ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, kể cả kiên cố và bán kiên cố.
Đoàn công tác Bộ Xây dựng trấn an các cháu nhỏ tại Trường mẫu giáo Hoa Phượng, xã Trà Đốc, H.Bắc Trà My, Quảng Nam
Ông Quang cho biết: "Viện Khoa học - Công nghệ Xây dựng sẽ sớm gửi văn bản hỗ trợ các biện pháp xây dựng nhà ở phòng chống động đất đến H.Bắc Trà My để phổ biến cho người dân. Đồng thời, viện sẽ gửi các khuyến cáo để người dân biết cách phòng chống động đất, giảm thiểu thiệt hại".
Đoàn công tác đã trực tiếp gặp nhiều người dân để thu thập thông tin
Nhiều nhà tái định cư tại xã Trà Đốc bị sập trần do động đất mạnh
Đo độ cao cột nhà bà Thô - căn nhà có nguy cơ sập nếu động đất cường độ mạnh xảy ra
Các chuyên gia xây dựng đo độ nứt của các công trình
Người dân H.Bắc Trà My vẫn hết sức lo lắng về tình hình động đấtTheo TNO
Đập thủy điện Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn Sáng 4/9, tại cuộc họp báo cáo kết quả chống thấm và đánh giá sự ổn định của đập thủy điện Sông Tranh 2, đơn vị tư vấn độc lập Colenco (Thụy Sĩ) khẳng định đập Sông Tranh 2 đảm bảo an toàn. Thậm chí, đập Sông Tranh 2 có khả năng chịu những trận động đất có cường độ cao hơn cả...