TCP nói về việc phóng viên Zing bị giữ tại bãi xe sân bay Tân Sơn Nhất
“Khu vực bãi xe của sân bay khá đặc thù nên luôn phải chú trọng vấn đề an ninh. Quá trình trao đổi có thể không có sự hiểu ý dẫn đến việc kéo dài thời gian”, đại diện TCP nói.
Ngày 21/11, trao đổi với Zing , ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng vận hành Công ty cổ phần TCP (đơn vị quản lý bãi xe tại sân bay Tân Sơn Nhất), cho biết lãnh đạo đơn vị này đã yêu cầu nhân viên trực báo cáo lại vụ việc phóng viên Zing bị giữ lại 2 giờ khi tác nghiệp việc phân làn đón xe.
Theo ông Tuấn, lãnh đạo của TCP đã nghe thuật lại và nghe ghi âm cuộc trò chuyện hôm đó giữa phóng viên và bảo vệ, giám sát của TCP. Công ty này cho rằng quan điểm của họ là luôn tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp. Song, vì điều kiện đảm bảo an ninh nên TCP có những nguyên tắc riêng.
“Khu vực bãi xe của sân bay Tân Sơn Nhất khá đặc thù nên luôn phải chú trọng vấn đề an ninh. Những ai xuất hiện tại đây mà có những hành động có thể nghi vấn về an ninh sẽ được bảo vệ hỏi và đề nghị xuất trình giấy tờ. Quá trình trao đổi giữa hai bên có thể không có sự hiểu ý dẫn đến làm việc kéo dài”, ông Tuấn nói.
Vị Trưởng phòng vận hành Công ty cổ phần TCP cũng cho biết lãnh đạo công ty đã nhắc nhở nhân viên khi có sự việc cần báo cáo lãnh đạo kịp thời để có hướng xử lý.
Video đang HOT
Phóng viên Zing bị giữ lại 2 giờ đồng hồ. Ảnh : Quỳnh Danh.
3 ngày trước, phóng viên của Zing đến tác nghiệp tại khu vực bãi giữ xe ga quốc nội của sân bay Tân Sơn Nhất thì bị giữ lại làm việc, viết biên bản trong khoảng 2 giờ.
Bảo vệ và giám sát của Công ty cổ phần TCP đề nghị phóng viên xuất trình giấy tờ và yêu cầu xóa clip, hình ảnh vừa ghi nhận. Tuy nhiên, phóng viên cho rằng khu vực tác nghiệp không hề đặt biển báo cấm quay phim, chụp ảnh và đề nghị được gặp người có thẩm quyền để đăng ký.
Khi phóng viên không chấp nhận xóa hình ảnh thì đơn vị này gọi một số công an đến. “Công an đến và chúng tôi vẫn không chấp nhận xóa hình, yêu cầu nhà xe cho xem quy định cấm quay phim, chụp ảnh. Khoảng 10 phút sau khi đại diện bãi xe cho biết sẽ đi tìm quy định mà chưa thấy quay lại, công an cũng rời đi và nói chúng tôi ngồi chờ để làm việc tiếp với TCP”, phóng viên kể.
Zing đã liên hệ với Công an quận Tân Bình và Công an của Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, tuy nhiên, đại diện hai cơ quan này cho biết khu vực tác nghiệp thuộc quản lý của TCP.
Trong biên bản của TCP ghi nhận: “Hai người trên (phóng viên của Zing – PV) từ chối xóa hình ảnh, clip và yêu cầu được xem quy định. Sau thời gian hỏi ý kiến phòng vận hành, ca trực giám sát yêu cầu nếu sử dụng hình ảnh và clip để đăng bài thì phải tuân theo Luật Báo chí và ca trực giám sát không cung cấp quy định bởi lý do nội bộ”.
Theo phóng viên, tổng cộng thời gian ngồi làm việc với bên nhà xe là từ 16h30 đến hơn 18h30.
Đề xuất xây cầu, hầm chui ở sân bay Tân Sơn Nhất
Sở Giao thông Vận tải đề nghị Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nghiên cứu xây cầu đi bộ hoặc hầm chui trước ga quốc nội để giảm ùn tắc, tai nạn.
Đây là một trong những phương án được Sở Giao thông Vận tải gửi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cùng các bên liên quan chiều 18/11 nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại sân bay. Động thái được đưa ra để cải thiện tình hình ùn ứ, nhất là trước sảnh ga quốc nội và nhà giữ xe sau khi giao thông nội bộ sân bay được điều chỉnh từ 14/11.
Khách đi bộ băng ngang qua làn A trước ga quốc nội của sân bay để đón xe, chiều 17/11. Ảnh: Gia Minh.
Cầu đi bộ hoặc hầm chui được đề nghị xây dựng kết nối ga quốc nội đến nhà xe TCP ở đối diện. Việc này giảm giao cắt giữa người đi bộ với các xe chạy trên bốn làn A, B, C, D trước nhà ga. Sở Giao thông Vận tải đề nghị bổ sung thang máy để khách thuận tiện lên các tầng cao nhà xe TCP, do hiện chỉ 2 thang, chưa đáp ứng nhu cầu.
Trước mắt, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cần phối hợp các bên làm thêm gờ giảm tốc, báo hiệu an toàn... giúp giao thông ở khu vực ổn định hơn. Sân bay cần tăng lực lượng bảo vệ, hướng dẫn và sắp xếp xe đón, trả khách do nhiều người còn lúng túng sau khi giao thông điều chỉnh.
Hôm 14/11, giao thông trong sân bay Tân Sơn Nhất được thay đổi. Tại ga quốc nội, bốn làn xe A, B, C, D được sắp xếp việc đón, trả khách của ôtô. Làn A (sát nhà ga) chỉ cho xe chở người vào sân bay, không như trước cả đón và trả khách. Hai làn B và C dành cho ôtô cá nhân vào đón người. Làn D (trong nhà xe TCP) dành cho taxi và ôtô kinh doanh vận tải đón khách.
Điều chỉnh về các làn đường đón trả khách ở ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất. Đồ họa: Thanh Huyền.
Sau khi điều chỉnh, các loại xe công nghệ như GrabCar, BeCar... không được vào làn D đón khách mà phải lên các tầng 3, 4, 5 của nhà xe TCP dừng chờ. Việc này khiến khách đi loại xe này phải đi xa thêm, leo lầu cao, thay vì đón xe sát sảnh nhà ga như trước. Tài xế xe công nghệ mỗi lần vào sân bay rước khách mất chi phí 25.000 đồng, thay vì 10.000 đồng như trước.
Theo ông Lưu Việt Hùng, Chánh văn phòng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sau khi giao thông điều chỉnh lại, ùn ứ và lộn xộn ở các làn đường giảm nhiều. Một số loại xe công nghệ phải vào bãi đậu TCP bởi phía sân bay ưu tiên quyền lợi các đơn vị vận tải ký hợp đồng nhượng quyền khai thác với cảng. Hiện có 4 hãng taxi và 7 đơn vị kinh doanh xe hợp tác với cảng.
Với khoản phí 25.000 đồng mà tài xế phải trả, theo ông Hùng bao gồm cả phí tính đậu trong khoảng 90 phút ở bãi xe và phí ra vào sân bay. Tài xế giữ vé thu tiền ở bãi xe khi ra cổng sẽ không phải đóng thêm phí.
Sân bay Tân Sơn Nhất quy hoạch đến năm 2020 công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm, nhưng từ năm 2017 đón gần 40 triệu lượt. Tăng trưởng quá nhanh khiến sân bay quá tải. Để giảm ùn ứ ở các đường nội bộ, ôtô vào sân bay bị cấm dừng quá 3 phút đón trả khách nhưng tình trạng vi phạm vẫn phổ biến.
Nữ hành khách bị túm tóc, đánh tại sân bay Tân Sơn Nhất Nữ hành khách bị người phụ nữ đi cùng chuyến bay túm tóc, đánh ngay tại khu vực băng chuyền hành lý sân bay Tân Sơn Nhất. Sự việc xảy ra tối 15/7 tại khu vực băng chuyền sân bay Tân Sơn Nhất. Cả 2 nữ hành khách trên đều đi trên chuyến bay từ Chu Lai về Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân...