TCL nói gì về lỗ hổng bảo mật trên TV Android?
Các nhà nghiên cứu cho rằng lỗi cửa hậu này tồn tại trên các mẫu TV TCL chạy hệ điều hành Android.
Vào cuối tháng 10, 2 nhà nghiên cứu bảo mật chỉ ra lỗ hổng nghiêm trọng của các mẫu TV của TCL chạy hệ điều hành Android. Theo báo cáo của Sick Codes và John Jackson, cửa hậu trên TV có thể bị hacker khai thác từ xa một cách dễ dàng.
Cụ thể hơn, 2 nhà nghiên cứu đã truy cập vào toàn bộ file hệ thống của TV TCL thông qua kết nối Wi-Fi. Họ thậm chí có thể ghi đè nội dung lên các file mà không cần mật khẩu.
Các nhà nghiên cứu cho biết lỗ hổng tồn tại trên TV TCL sử dụng hệ điều hành Android, nhưng không nói rõ sản phẩm nào bị ảnh hưởng.
Bằng cách khai thác 2 lỗ hổng này, tin tặc có thể gửi một file APK độc hại, chiếm quyền điều khiển TV hoặc tải xuống toàn bộ dữ liệu của TV mà không cần sự cho phép của người dùng.
Phản hồi Zing , đại diện của TCL Việt Nam dẫn phản hồi TCL quốc tế cho biết công ty này đã nhận biết được các lỗ hổng tồn tại trên TV của mình.
Video đang HOT
“Trong vòng vài giờ, các vấn đề đã được xác minh và nhóm tuân thủ bảo mật đã kích hoạt quy trình phản hồi quản lý lỗ hổng bảo mật”, đại diện TCL cho biết.
Tại thị trường Việt Nam, TCL đang kinh doanh nhiều mẫu TV chạy hệ điều hành Android. Các mẫu TV Android trải từ tầm trung như 43P615 (7,99 triệu) tới các mẫu cao cấp, sử dụng tấm nền QLED như 65X10 (49,9 triệu).
Khi được hỏi liệu các mẫu TV đang bán tại thị trường Việt Nam có lỗ hổng bảo mật hay không, đại diện TCL đã không trả lời cụ thể.
Theo đại diện của TCL, công ty này đã bắt đầu phát triển bản vá cập nhật cho TV thông qua file APK từ 30/10. Hiện tại, các bản vá vẫn đang chờ thử nghiệm và dự kiến sẽ được phát hành “trong những ngày tới”.
TCL sử dụng 2 hệ điều hành trên TV là Android và Roku. Lỗ hổng chỉ xuất hiện trên hệ điều hành Android.
Trong trường hợp TV sử dụng Android, hãy đảm bảo mật khẩu Wi-Fi được đặt đủ mạnh, không chia sẻ cho người khác. Tiếp theo, truy cập phần cài đặt của router Wi-Fi để tắt quyền truy cập thiết bị từ mạng bên ngoài.
Theo Statista , TCL là hãng sản xuất TV LCD lớn thứ 2 trong năm 2019, với thị phần trên toàn cầu là 13%.
TV của TCL lỗi bảo mật, bị nghi ngờ chứa phần mềm gián điệp
Các nhà nghiên cứu bảo mật cho biết những mẫu TV TCL chạy Android bị cài phần mềm "cửa hậu" (backdoor), liên kết đến máy chủ ở Trung Quốc.
Trong lúc nghiên cứu cơ sở hạ tầng an ninh mạng trên TV thông minh, nhà nghiên cứu bảo mật có biệt danh Sick Codes và John Jackson, kỹ sư bảo mật tại dịch vụ ảnh Shutterstock, đã phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trên các mẫu TV chạy Android của nhà sản xuất TCL.
Trước hết, 2 nhà bảo mật đã truy cập vào toàn bộ file hệ thống của TV TCL thông qua kết nối Wi-Fi. Họ thậm chí có thể ghi đè nội dung lên các file mà không cần mật khẩu.
Lỗ hổng này được khai thác từ việc file hệ thống của TV TCL chạy Android sử dụng giao thức HTTP đã cũ, kém an toàn. Nó được ghi nhận với mã CVE-2020-27403 và CVE-2020-28055 sau khi 2 nhà nghiên cứu thông báo cho Nhóm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Mỹ (US-CERT) thuộc Đại học Carnegie Mellon.
TV TCL chạy Android bị phát hiện cài ứng dụng "cửa sau" của Trung Quốc.
Trong đường dẫn nhận được từ Sick Codes, phóng viên Tom's Guide có toàn quyền truy cập file hệ thống lưu trên một chiếc TV TCL chạy Android tại Zambia thông qua smartphone Android sử dụng trình duyệt Chrome.
Bằng cách khai thác 2 lỗ hổng này, tin tặc có thể gửi một file APK độc hại, chiếm quyền điều khiển TV hoặc tải xuống toàn bộ dữ liệu của TV mà không cần sự cho phép của người dùng.
2 nhà nghiên cứu còn phát hiện ứng dụng tên Terminal Manager Remote trong TV TCL chứa danh sách địa chỉ máy chủ sẵn sàng xử lý các file hệ thống, nhật ký sử dụng và ảnh chụp màn hình TV. Một máy chủ trong đó chứa các file cập nhật phần mềm cho TV, có thể truy cập thoải mái mà không cần mật khẩu.
Trong bức ảnh được cung cấp, các máy chủ chia thành 4 khu vực gồm Trung Quốc đại lục, Châu Á-Thái Bình Dương (gồm Hong Kong, Đài Loan), một khu vực cho Trung Đông, châu Phi, châu Âu và một khu vực cho Mỹ Latin, Bắc Mỹ. Theo Sick Codes, đó là ứng dụng "cửa hậu" (backdoor) của Trung Quốc.
"Chúng tôi gọi cho bộ phận hỗ trợ của TCL rồi giải thích vấn đề nghiêm trọng trên TV. Tuy nhiên cô ta nói không có liên hệ với bộ phận bảo mật, thậm chí không biết TCL có nhóm bảo mật hay không.... Đây là một 'cửa sau' (backdoor) đầy đủ. Nếu muốn, họ có thể toàn quyền bật/tắt TV, camera hoặc micro", Sick Codes cho biết.
Sau khi gửi cảnh báo đến TCL vào ngày 16/10, Sick Codes cho biết vấn đề trên chiếc TV thử nghiệm đã được âm thầm khắc phục vào 29/10 nhưng không có phản hồi chính thức.
Người này cho rằng TCL chỉ đơn giản truy cập vào chiếc TV của anh rồi đóng kết nối chứ không phải bản cập nhật xử lý triệt để. Các mẫu TV chứa lỗ hổng không được Sick Codes tiết lộ, chỉ đề cập đến dòng TV TCL chạy Android.
Nếu đang sử dụng TV của hãng TCL, người dùng cần kiểm tra xem phần mềm trên chiếc TV là Android hay Roku bởi lỗ hổng chỉ xuất hiện trên Android. Trong trường hợp TV sử dụng Android, hãy đảm bảo mật khẩu Wi-Fi được đặt đủ mạnh, không chia sẻ cho người khác. Tiếp theo, truy cập phần cài đặt của router Wi-Fi để tắt quyền truy cập thiết bị từ mạng bên ngoài.
Theo Statista , TCL là hãng sản xuất TV LCD lớn thứ 2 trong năm 2019, với thị phần trên toàn cầu là 13%. Tại Việt Nam, nhà sản xuất này cũng ra mắt một số sản phẩm TV chạy Android.
Hàng triệu điện thoại Android dính lỗ hổng bảo mật trên Snapdragon Nếu đang sử dụng điện thoại Android có chip Snapdragon bên trong, rất có thể thiết bị đang dùng đã mắc phải một loạt lỗi bảo mật nghiêm trọng tiềm ẩn. Hàng triệu điện thoại Android dùng chip Snapdragon có thể "không bao giờ" được vá lỗ hổng Theo Android Authority, các nhà nghiên cứu bảo mật của Check Point cho biết họ...