TCL đang phát triển một chiếc điện thoại màn hình gập có thể uốn cong thành…smartwatch
Thời đại của các thiết bị màn hình gập đã sắp cận kề. Ngay cả hãng sản xuất TV TCL cũng chuẩn bị bước vào cuộc chơi!
Công ty Trung Quốc này, vốn nổi tiếng bởi các sản phẩm TV giá rẻ, hay các loại điện thoại mang thương hiệu BlackBerry Mobile và Alcatel, hiện đang phát triển ít nhất 5 thiết bị khác nhau sử dụng màn hình uốn dẻo, bao gồm 2 chiếc tablet, 2 chiếc smartphone, và một chiếc điện thoại uốn dẻo có thể cuộn lại thành một chiếc smartwatch. Bạn có thể thấy ý tưởng về các thiết bị này trong hình ảnh dựng dưới đây:
Trong số 2 chiếc tablet mà TCL đang phát triển, một chiếc sẽ gập vào trong như vỏ sò, trong khi chiếc còn lại có một màn hình ở mặt ngoài, tương tự chiếc điện thoại màn hình gập Royole Flexpai ra mắt cách đây chưa lâu.
Về phần smartphone, chúng ta cũng có 2 biến thể gập vào trong và gập ra ngoài, nhưng thay vì gập theo một đường dọc như tablet, chúng lại gập theo một đường ngang ở giữa màn hình, tương tự các điện thoại nắp gập truyền thống trước đây.
Cuối cùng, TCL còn đang phát triển một chiếc điện thoại dài và mỏng, có thể uốn cong thành một chiếc vòng đeo quanh cổ tay của bạn. Cả 5 thiết bị này đều không có thiết kế giống chiếc điện thoại màn hình gập của Samsung.
Những hình ảnh vừa lộ diện về các thiết bị của TCL cho thấy sự hào hứng của ngành công nghiệp di động đối với các thiết bị màn hình gập – một xu hướng lớn tiếp theo trong thiết kế điện thoại, đồng thời là một cách để khiến người tiêu dùng hào hứng với điện thoại một lần nữa. Hiện nay, mọi người dường như giữ lại chiếc điện thoại của họ lâu hơn trước đây, và càng lúc, việc đưa ra lựa chọn nâng cấp lên một phiên bản mới đắt đỏ hơn càng trở nên khó khăn khi mà những chiếc điện thoại mới nhìn chung chỉ mang lại những cải tiến nhỏ lẻ qua từng năm. Điện thoại màn hình gập xuất hiện với hi vọng có thể thay đổi điều đó, và giới thiệu một phương thức mới trong tương tác giữa con người với các thiết bị điện tử.
Tất nhiên, những hình ảnh trên chỉ là concept ban đầu, và TCL có thể thay đổi hay thậm chí là hủy bỏ mọi kế hoạch. Ngoài ra cũng chưa rõ khi nào các thiết bị này sẽ ra mắt người tiêu dùng.
Nhưng một lãnh đạo TCL cho biết vào tháng trước rằng công ty sẽ tung ra thiết bị màn hình gập đầu tiên vào năm 2020. Không rõ đó sẽ là thiết bị nào trong số 5 mẫu máy nêu trên?
“ Nó không chỉ là những chiếc smartphone” – Stefan Streit, lãnh đạo marketing toàn cầu của TCL cho biết, nhấn mạnh thêm rằng các sản phẩm tiêu dùng khác như wearable, thiết bị gia dụng, và TV cũng có thể hưởng lợi từ công nghệ màn hình gập mới.
Một trong các ảnh dựng bị rò rỉ cho thấy những thiết bị gập với một khoảng hở ở giữa tương tự chiếc Surface Book của Microsoft. Ngoài ra các thông tin khác về chúng hiện chưa có gì nhiều.
TCL hiện là một trong những hãng sản xuất TV hàng đầu thế giới, nhưng về mảng điện thoại thì họ vẫn khá kín tiếng. Hãng này từng đạt được thỏa thuận với BlackBerry để sản xuất các điện thoại chuyên phục vụ công việc, và bản thân họ đã cấp giấy phép sử dụng cái tên “Palm” cho một startup phát triển một chiếc điện thoại siêu nhỏ làm dự phòng cho chiếc điện thoại chính của bạn. Công ty hi vọng có thể xây dựng được khả năng nhận diện thương hiệu bằng cách hưởng ứng một trong những xu hướng được chú ý nhất trong ngành công nghiệp di động hiện nay.
Hầu hết các nhà sản xuất điện thoại Android lớn và thậm chí là cả các startup vô danh đang phát triển nhiều thiết bị màn hình gập. Google cho biết sẽ cam kết hỗ trợ các thiết kế màn hình gập ngay trong Android. Startup Royole hiện đã bán thiết bị màn hình gập của riêng họ, chiếc FlexPai, với giá 1.318 USD cho phiên bản RAM 6GB và bộ nhớ trong 128GB. Chiếc FlexPai này gập lại như một cuốn sách, với màn hình nằm bên ngoài. Và thậm chí cả Apple cũng đã nộp bằng sáng chế về thiết kế điện thoại màn hình gập.
Samsung, nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, sẽ công bố chiếc điện thoại màn hình gập của họ tại sự kiện ra mắt Galaxy S10 vào tuần sau. Thiết bị này được đồn đoán có tên là Galaxy X, Galaxy F, Galaxy Flex, hoặc Galaxy Fold, là một chiếc tablet khi được mở ra hoàn toàn, và là một chiếc điện thoại khi gập lại. Nó sử dụng một công nghệ màn hình mới gọi là Infinity Flex Display, cho phép bạn đóng và mở thiết bị liên tục nhiều lần mà không gây hao mòn, hư hỏng cho màn hình ở phần gập.
Royole FlexPai
Tham khảo: CNET
Điện thoại màn hình gập hoạt động như thế nào?
Công nghệ gì giúp cho những chiếc smartphone có thể gập lại và nó được ứng dụng như thế nào trong thực tế?
Điện thoại màn hình gập là công nghệ kỳ lạ và mang tính cách mạng nhất năm 2019. Những thiết bị này hoạt động ra sao, khi nào mọi người mới có cơ hội sở hữu chúng?
Công nghệ đằng sau smartphone màn hình gập
Chúng ta đã biết về điện thoại nắp gập hồi những năm 2000. Tuy nhiên đó là những thiết bị có thiết kế 2 mảnh kiểu vỏ sò. Nếu bạn cố gắng bẻ đôi smartphone dạng thanh của mình, nó sẽ bị hỏng.
Một bản dựng Samsung Galaxy F dựa trên các tin đồn. Ảnh: LetsGo Digital.
Một điện thoại màn hình OLED với các linh kiện chuyên dụng sẽ cho phép gập lại mà không vỡ kính, hỏng pin và những thành phần điện tử bên trong. Màn hình OLED hay còn gọi là màn hình diot phát sáng hữu cơ hoạt động bằng cách tạo xung điện thông qua một lưới hợp chất hữu cơ. Màn hình OLED cực kỳ mỏng, linh hoạt, không yêu cầu đèn nền và có thể tạo ra màu sắc đậm hơn màn hình LED.
Hiện tại loại màn hình này được sản xuất chủ yếu bởi Samsung. Kể từ Galaxy S7 Edge có màn hình OLED cong. iPhone X cũng dùng màn hình OLED của công ty Hàn Quốc. Sony giới thiệu ra một số mẫu TV OLED, LG sử dụng loại màn hình này vào chiếc TV có khả năng cuộn tròn ra mắt tại CES 2019 vừa qua.
Các nhà sản xuất như Samsung và Royole đã phát triển màn hình OLED từ năm 2011, công nghệ này đã được ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng.
Vậy tại sao người ta phải mất thời gian quá lâu để tạo ra smartphone màn hình gập?
Bên cạnh màn hình, các công ty còn phải nghiên cứu tìm ra cách để các linh kiện khác cũng bẻ cong được. Đó là kính bảo vệ phủ bên ngoài màn hình, các bản mạch và pin lithium-ion. Về lý thuyết thì vỏ nhôm có thể uốn cong, nhưng nó sẽ gãy sau vài lần bẻ. Vì vậy vỏ điện thoại cũng là một vấn đề phải giải quyết.
Samsung và Royole đã tìm được giải pháp cho các trở ngại kể trên, tuy nhiên công nghệ vẫn đang ở giai đoạn đầu, cần thêm vài năm để mọi thứ trở nên hoàn thiện và có giá thành sản xuất rẻ hơn.
Khả năng ứng dụng của điện thoại màn hình gập
Vậy chúng ta có thể làm gì với một chiếc điện thoại gập? Thật khó để xác định đâu là ứng dụng hữu ích nhất vì các nhà sản xuất đang đưa ra một loạt định hướng hấp dẫn.
Samsung Galaxy F và Royole FlexPai, có thể mở rộng màn hình bằng kích cỡ máy tính bảng. Người dùng có thể sử dụng thiết bị như một chiếc điện thoại thông thường, bỏ vừa vặn vào trong túi quần và thoái mái mang theo bên người. Khi cần thiết có thể mở rộng diện tích màn hình gấp đôi để làm việc, xem video, chơi game, trò chuyện với bạn bè như trên một chiếc máy tính bảng.
Motorola RAZR sẽ hồi sinh với phiên bản màn hình gập. Ảnh: Waqar Khan.
Ngoài ra, ý tưởng của Motorola RAZR có nhiều điểm tương đồng với điện thoại nắp gập trước đây, giúp thu gọn smartphone lại chỉ còn một nửa. Một số màn trình diễn công nghệ giới thiệu chiếc điện thoại gập lại, quấn quanh cổ tay của người dùng. Apple đã có được bằng sáng chế cho một chiếc điện thoại cuộn tròn đặc biệt.
Công nghệ này quá mới mẻ và đột phá đến nỗi các nhà sản xuất không biết phải làm gì với nó. Đây là điều thực sự thú vị bởi cuối dùng dạng thanh nhàm chán thống trị suốt hơn 10 năm qua đã có một giải pháp thay thế hấp dẫn hơn.
Những vấn đề của smartphone màn hình gập
Rất nhiều vấn đề đã được smartphone giải quyết tốt trong những năm gần đây. Màn hình rất bền, thời lượng pin cải thiện, dễ sử dụng ngay cả với người dùng mới. Điện thoại gập sẽ đặt ra vài khó khăn khác. Màn hình lớn hơn đồng nghĩa với yêu cầu về pin cao hơn, vật liệu uốn dẻo có thể thay đổi cách hoạt động của smartphone và các mọi người dùng nó.
Trở ngại đầu tiên có thể nghĩ đến là kính phủ ngoài màn hình. Royole trang bị cho sản phẩm của mình màn hình bằng nhựa, loại vật liệu dễ trầy xước, xỉn màu theo thời gian nhưng đổi lại nó có khả năng chịu uốn cong dễ dàng. Một số nhà sản xuất khác đang hợp tác với Corning để tìm ra loại kính có thể uốn dẻo, nhưng sản phẩm thương mại vẫn chưa hoàn thiện.
Vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại với những smartphone màn hình gập đầu tiên. Ảnh: Cnet.
Kế tiếp là phần vỏ máy. Giải pháp bản lề kiểu những điện thoại nấp gập trước đây có nhiều nhược điểm. Các nhà sản xuất sẽ phải đánh đổi vỏ kim loại chắn chắn, sang trọng hiện tại để chọn vỏ nhựa rẻ tiền có thể uốn cong hoặc bỏ công sức, tiền bạc ra nghiên cứu một loại vật liệu cao cấp khác có tính năng này.
Tuổi thọ pin, khả năng tương thích phần mềm, mạch điện và tính tiện dụng cũng sẽ là những trở ngại cho điện thoại gập. Tuy nhiên, đến khi ra mắt rộng rãi trên thị trường, những nhà sản xuất đã có giải pháp cho vấn đề này.
Hãy nhìn vào sự thay đổi của iPad Pro hiện tại so với iPad đời đầu để thấy rằng những dòng thiết bị mới sẽ cần có rất nhiều thời gian hoàn thiện.
Những điện thoại màn hình gập sắp ra mắt
Tính đến nay, smartphone gập duy nhất có thể mua là Royole FlexPai với giá 1.318 USD. Rất nhiều công ty đang làm mọi thứ để tung ra smartphone màn hình gập nhanh nhất. Một số nhà sản xuất đã ấn định ngày ra mắt tại MWC 2019. Trước đó, nhiều khả năng chiếc smartphone màn hình gập Galaxy F sẽ được công bố tại sự kiện diễn ra vào ngày 20/2 của Samsung.
Samsung vô tình để lộ Galaxy F trong video mới Video cho thấy smartphone màn hình gập của hãng sẽ được giới thiệu tại sự kiện Unpacked diễn ra vào ngày 20/2 sắp tới.
Với mức giá của FlexPai, người dùng không nên mong đợi một chiếc smartphone màn hình gập giá rẻ trong năm 2019. Bản thân thiết bị này cũng rẻ tiền so với mức trên 1.000 USD.
Tại CES 2019, màn hình của FlexPai không vừa khít với thân máy, vỏ nhựa không giải quyết tốt ở phần gập và phần mềm không được tối ưu khi cài đặt trên một chiếc smartphone đặc biệt như thế. Vì vậy để sở hữu thiết bị màn hình gập cao cấp, có khả năng người dùng phải bỏ ra hơn 2.000 USD.
Ngoài Royole FlexPai, danh sách những smartphone màn hình gập có trong năm nay gồm Samsung Galaxy F dự kiến ra mắt 20/2, smartphone màn hình gập, kết nối 5G của Huawei có thể được giới thiệu tại MWC 2019. Cùng sự kiện này có thêm màn giới thiệu của Oppo.
Tin đồn về tiến trình nghiên cứu sản xuất smartphone màn hình gập của Motorola và Sony cũng đã xuất hiện rải rác kèm theo ảnh chụp bằng sáng chế có liên quan của họ. LG, Apple cũng là những công ty đã nộp bằng sáng chế những công nghệ của smartphone màn hình gập.
Quảng cáo card đồ họa đốt mắt game thủ ở Thái Lan Trong video, người mẫu Anchalee Wangwan tại Thái Lan đang cầm card đồ họa cao cấp AMD Radeon VII dành dành cho game thủ. Mẫu card này có giá từ 700 USD.
Theo Zing
Trên tay Royole Flexpai - điện thoại màn hình gập đầu tiên trên thế giới Dù thiết kế quanh viền màn hình khá thô, nhưng cảm giác gập đóng - mở màn hình lại rất thỏa mãn. Trừ khi bạn là fan của các thiết bị chiếu phim cá nhân, bạn chắc chắn chưa từng nghe đến Royole. Nhưng điều đó cũng chẳng sao, bởi nhà sáng lập và CEO Bill Liu lại muốn như vậy. Vô danh...