Tchad quốc hữu hóa công ty con trước đây của ExxonMobil
Chính phủ Tchad vừa công bố việc quốc hữu hóa tất cả tài sản của Esso Tchad, trước đây là công ty con của Tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ.
Tchad phản đối việc ExxonMobil bán Esso Tchad cho Savannah Energy, một công ty của Anh.
Thứ Sáu vừa qua, trong một thông cáo báo chí, Công ty năng lượng Savannah Energy của Anh đã lên tiếng phản đối quyết định quốc hữu hóa Esso, đồng thời tuyên bố ý định kiện Chính phủ Tchad. Savannah Energy coi hành động của Chính phủ Tchad “vi phạm trực tiếp các công ước quốc tế”.
“Quốc hữu hóa tất cả tài sản dưới bất kỳ hình thức nào, giấy phép thăm dò, giấy phép hoạt động và giấy phép vận chuyển hydrocacbon của Công ty Esso Exploration and Production Chad”, Tổng thống Tchad Mahamat Idriss Déby Itno tuyên bố trong một sắc lệnh được ký vào thứ Năm.
Video đang HOT
Ngày 9/12/2022, Công ty năng lượng Savannah Energy, hoạt động chủ yếu ở châu Phi, đã thông báo trong một thông cáo báo chí rằng ExxonMobil đã bán cho họ tất cả tài sản của công ty con Esso Exploration and Production Chad, bao gồm cả một số nhượng quyền trong một số lĩnh vực, đặc biệt là mỏ Doba ở phía nam, và việc buôn bán dầu, cũng như cổ phần trong đường ống dẫn dầu Chad-Cameroon, dùng để vận chuyển dầu thô đến cảng Kribi của Cameroon.
Tchad ngay lập tức phản đối việc mua bán này, cam đoan rằng nó đã được “thực hiện bất chấp sự phản đối rõ ràng của Chính phủ Tchad” và bất chấp “quyền ưu tiên” của họ. Vụ việc đã được ICC phân xử vào ngày 7/1 theo hướng có lợi cho Savannah Energy. Khi được AFP đặt câu hỏi về việc quốc hữu hóa này, Bộ trưởng Dầu mỏ Tchad Djerassem Le Bemadjiel vẫn chưa đưa ra câu trả lời.
Mỏ dầu “Doba và đường ống dẫn dầu Chad-Cameroon là tài sản quan trọng và có chủ quyền đối với Tchad, chúng không thể để một hoạt động bất thường như thế xảy ra”, ông Djerassem Le Bemadjiel biện minh sau thông báo bán của Savannah Energy vào tháng 12 năm ngoái. Tchad, một quốc gia bán sa mạc rộng lớn ở Trung Phi, đã trở thành một trong những quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của châu Phi năm 2003. Lợi nhuận từ hydrocacbon chiếm 11,33% GDP của Tchad vào năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới.
Việc quốc hữu hóa này diễn ra khi Esso Tchad đạt “mức sản xuất trung bình hàng ngày là 29.349 thùng dầu thô”, đồng thời “khởi động các khoản đầu tư để tăng đáng kể sản lượng dầu”, Savannah Energy cho biết trong một thông cáo báo chí.
Bulgaria có thay đổi 'lịch sử' đối với khí đốt của Nga
Đường ống mới có thể vẽ lại bản đồ năng lượng Đông Nam châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.
Theo Politico.eu ngày 20/3, cuộc xung đột Nga-Ukraine đang khiến Bulgaria hướng đến điều không tưởng, độc lập với khí đốt tự nhiên Nga.
Xung đột Nga-Ukraine khiến các nước châu Âu tìm cách giảm phục thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: AFP
Trong nhiều thập kỷ, chính sách năng lượng của Bulgaria đã được định hình dưới áp lực từ các công ty năng lượng của Nga, như nhà sản xuất khí đốt tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước Gazprom và tập đoàn dầu khí khổng lồ Lukoil.
Nhưng trong một động thái lịch sử có thể vẽ lại bản đồ năng lượng châu Âu, Phó Thủ tướng Bulgaria Asen Vassilev cho biết, khi thỏa thuận 10 năm của Bulgaria với Gazprom hết hạn vào cuối năm 2022, Sofia sẽ tìm kiếm nguồn cung khác để đáp ứng nhu cầu khí đốt tự nhiên của mình.
"Trong tình huống này, không thể có các cuộc đàm phán với Gazprom. Có những lựa chọn thay thế", ông Vassilev nói với Đài phát thanh quốc gia Bulgaria.
Tuyên bố trên của ông Vassilev được đưa ra chỉ vài tháng trước khi một đường ống kết nối mạng lưới khí đốt của Bulgaria với Hy Lạp sắp được hoàn thành, một dự án mà các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu từ lâu đã nghi ngờ Moskva đang tìm cách ngăn chặn.
Bulgaria có mối quan hệ sâu sắc hơn với Moskva so với bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh châu Âu, nhưng chính phủ mới của họ, nắm quyền vào tháng 12/2021, đang tìm cách thúc đẩy quan hệ với phương Tây hơn.
Đường ống trên - được biết đến với tên gọi dự án kết nối Hy Lạp - Bulgaria, sẽ tạo ra sự linh hoạt cho thị trường khí đốt Đông Nam Âu, có khả năng cho phép các nước trong khu vực đa dạng hóa nguồn cung từ khí đốt của Nga và cải thiện kết nối giữa EU với các nhà sản xuất khí đốt Trung Đông và Trung Á.
Theo Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov, dự án sẽ cho phép nước này tăng công suất khí đốt từ 3 lên 5 tỷ mét khối khí đốt nhập khẩu mỗi năm và giúp Sofia kết nối với một trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở thành phố Alexandroupolis của Hy Lạp dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2023.
Sofia cũng sẽ tìm cách tăng nhập khẩu từ Azerbaijan, quốc gia đã cung cấp cho Bulgaria 1 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Ông Vassilev nói: "Đây không chỉ là quan điểm của Bulgaria. Đây là chiến lược chung của châu Âu", đồng thời viện dẫn thỏa thuận gần đây mà các nhà lãnh đạo EU đưa ra tại hội nghị thượng định ở Versailles (Pháp) nhằm "giảm dần sự phụ thuộc của EU vào khí đốt, dầu và than nhập khẩu của Nga càng sớm càng tốt".
Vượt trừng phạt, xuất khẩu dầu Nga tăng 'tốt hơn dự kiến', IEA tiết lộ lý do Trong tháng 2/2023, các công ty năng lượng của Nga đã tăng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ trung bình hàng ngày gần 2% so với tháng trước, lên 1,508 triệu tấn/ngày. Xuất khẩu dầu Nga tăng mạnh. (Nguồn: Globlynews) Thông tin trên được tờ Kommersant của Nga đưa tin ngày 1/3. Cụ thể, sản lượng dầu trong tháng 2 của...