Tây Tựu: Người dân nín thở chờ hoa nở
Làng hoa Tây Tựu với gần 20 năm tuổi, đến nay đã trở thành vựa hoa lớn của cả nước ngay cửa ngõ Thủ đô. Tuy nhiên, người trồng hoa Tây Tựu những ngày này như “ngồi trên đống lửa” vì nỗi lo thời tiết thất thường khiến chất lượng hoa đi xuống, thương lái lấy cớ để hạ giá thành nhập hoa.
Thuê thêm đất để trồng hoa
Nằm ở địa phận quận Bắc Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội chừng 15km, làng hoa Tây Tựu được hình thành theo quy hoạch cách đây gần 20 năm. Người dân ở đây trồng hoa quanh năm để phục vụ nhu cầu thị trường, nhưng dịp cận Tết Âm lịch vẫn là mùa thu hoạch hoa lớn nhất trong năm.
Trước đây, người dân Tây Tựu chỉ dùng 2/3 số đất canh tác để trồng hoa với đủ các loại như cúc, đồng tiền, ly, thược dược, violet… Tuy nhiên, những năm trở lại đây, người dân đã thuê thêm diện tích đất ruộng ở một số thôn lân cận để mở rộng đất trồng với nhiều loại hoa phong phú hơn, chất lượng cao.
Để những cây hoa sạch mầm bệnh đến ngày thu hoạch, người trồng phải liên tục chăm sóc, tỉa cành, trừ sâu trong mỗi luống hoa. Theo những người trồng hoa lâu năm, hoa cúc và đồng tiền là loại dễ trồng vì chịu được thời tiết khắc nghiệt. Loại hoa này thường cho thu hoạch sau khoảng ba tháng vun trồng.
Chính vì dễ trồng nên giá hoa không quá cao, đôi khi vài ngàn đồng mua được cả bó hoa. Riêng với hoa đồng tiền được dùng nhiều trong các lễ hội truyền thống và là một phần không thể thiếu trong mỗi lẵng hoa nên vẫn được người dân trồng nhiều, giá hoa dao động từ 2.000 – 3.000 đồng/bông. Cái dễ của hoa đồng tiền là không cần chăm sóc chu đáo như các loại hoa ly hay hoa hồng mà chỉ cần bón phân, tưới nước, giữ ấm.
Bên cạnh các dòng hoa truyền thống, những năm gần đây người dân Tây Tựu mở rộng diện tích để canh tác thêm một số loại hoa đặc biệt như ly, violet… Đây được xem là những dòng hoa hạng sang với mức giá khá đắt, từ 50.000 – 100.000 đồng/bông, riêng hoa ly nhập đã 22.000 đồng/củ. Mỗi sào ruộng canh tác được trên 2.000 củ.
Những cây hoa giống đang lên thật đều
Cái khó của trồng hoa ly là phải căn đúng thời gian để trồng cho hoa chuẩn bị nở vào dịp cận tết mới bán được hàng. Vì ngoài dịp tết, hoa bán với giá rất thấp, sẽ lỗ. Phần lớn người dân Tây Tựu đã biết được các kỹ thuật chăm sóc và giữ ấm cho cây hoa trong ngày rét. Tuy nhiên, vào những ngày rét đậm, người dân còn nhiều lúng túng trong quá trình xử lý tình huống khi sương muối rơi, một phần do chủ quan nên đã để hoa nở sớm, buộc phải bán rẻ.
Áp dụng công nghệ cao nhưng vẫn… cầu trời
Theo các chủ nhà vườn Tây Tựu, dù còn 2 tuần nữa mới đến Tết Ất Mùi nhưng đây chính là thời điểm quan trọng quyết định bông hoa đem ra chợ bán được giá cao hay thấp. Nhớ năm 2009, chỉ sau một trận mưa lớn đã khiến vựa hoa của cả làng Tây Tựu bị gãy ngang thân, giập nát gần như toàn bộ, thành đống thức ăn cho trâu, bò.
Số hoa còn lại nhanh chóng tàn, những bông chưa hé nụ trở thành hoa “câm” vì gặp sương nên không thể tiếp tục nở thành hoa. Anh Lê Xuân Hai một chủ vườn hoa ở Tây Tựu cho biết: “Năm nay gia đình tôi đầu tư hơn 500 triệu đồng cho khoảng 1.500 cây hoa kiểng và trên 300 triệu đồng đầu tư canh tác hoa ly, violet, cúc các loại. Hiện tại cây hoa phát triển tốt vì chưa trải qua những đợt sương muối, mưa lớn thất thường như những năm trước”.
Video đang HOT
Nhưng anh Hai cũng không tránh khỏi lo lắng hoa sẽ có nguy cơ nở chậm nếu liên tiếp gặp sương mù trong những ngày tới. Hoa nở chậm ảnh hưởng đến việc cung ứng hoa cho thị trường tết, đồng thời làm giảm chất lượng, tạo điều kiện để các thương lái ép bán với giá rẻ nhưng bán ra thị trường với giá cao. Mặc dù người dân đã áp dụng phương thức chăm sóc theo hướng công nghệ cao (chăm sóc trong vườn ươm để tránh sương và giăng điện) để sưởi ấm cho hoa nhưng nếu gặp đợt rét đậm sẽ khó đủ điện sáng sưởi ấm cho vựa hoa lớn. Hơn nữa, tình trạng sương mù dày đặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, đơm hoa về sau.
Bà con phấn khởi vì năm nay vựa hoa được mùa
Cùng nỗi lo lắng giống anh Hai, chị Lê Thị Kim Linh, chủ một vườn hoa cho biết, mặc dù hiện tại hoa đang phát triển đều nhưng sẽ chỉ nở đúng hẹn khi thời tiết tiếp tục thuận lợi như thời gian vừa qua. Nếu những ngày tới thời tiết xấu đi thì nguy cơ một lượng lớn hoa nở chậm lại sau tết sẽ rất cao.
Được biết, năm 2010, chị Kim Linh trồng 2 sào hoa ly và violet nhưng do dịp cận tết hoa gặp sương muối và một trận mưa kéo dài nên vườn hoa của chị đã nở chậm hơn một tuần so với kế hoạch. Thời tiết xấu khiến chị lỗ hơn 100 triệu đồng do không đưa hoa ra thị trường bán đúng dịp cận Tết Âm nên phải chờ sau dịp Tết Âm lịch bán hoa với giá thành thấp hơn 1/3.
Tuy hoa đang phát triển là vậy nhưng mỗi người dân ở đây luôn trong tình trạng “nín thở” để chờ đến ngày hoa nở, bán ra thị trường. Từng ngày, họ luôn phải chăm sóc, vun vén cho những cây hoa, đảm bảo điều kiện tốt nhất để hoa nở đúng dịp, không bị “mất tết” vì hoa nở chậm như những năm trước./.
Quang Tiến
Theo Báo Pháp luật
Xe quá tải vô tư 'vượt' biển cấm ngay tại Hà Nội
- Đường Tây Tựu (Hà Nội) cấm xe trọng tải trên 25 tấn. Nhưng thời gian qua, xe quá tải vẫn chạy rầm rầm suốt ngày đêm, trở thành nỗi bức xúc và bất an thường trực với người dân.
LTS: Những con đường vừa làm xong bị 'giết chết' một cách không thương tiếc. Những tai nạn đau lòng do hậu quả từ 'ổ voi', 'ổ trâu', 'con lươn', 'luống khoai' trên quốc lộ. Những mối bất an mỗi khi lưu thông trên quốc lộ. Tất cả đến từ xe quá tải, quá khổ...
Làm gì để ngăn chặn, 'dẹp loạn'?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã yêu cầu tất cả các tỉnh thành cần liên tục kiểm soát, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24h/ngày và 7 ngày/tuần, kiên quyết chấm dứt.
Bộ trưởng GTVT đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm phải cơ bản kiểm soát được xe chở quá tải, bởi nếu không nhiều tuyến đường mới hoàn thành đưa vào sử dụng lại sẽ bị phá hỏng.
Bộ GTVT thành lập 8 đoàn thanh kiểm tra tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về kích thước giới hạn thùng chở hàng ôtô tải tự đổ và các biện pháp ngăn chặn ôtô chở quá tải tham gia thi công các dự án công trình giao thông tại 31 tỉnh thành trong cả nước.
Đích thân Bộ trưởng, Thứ trưởng và Tổng cục trưởng của Bộ GTVT đã không dưới một lần đi 'bắt' xe quá tải.
Nhưng, trên nhiều tuyến đường, xe quá tải vẫn tìm cách né trạm và hoạt động tinh vi, thủ đoạn hơn. Và những con đường lại tiếp tục bị 'giết' một cách không thương tiếc.
Từ 8/9, VietNamNet khởi đăng tuyến bài "Xe quá tải giết chết những con đường"...
Từ năm 2007, đường Tây Tựu (nối ngã tư Nhổn đến bờ đê sông Hồng, thuộc địa phận phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một trong hai tuyến đường trọng điểm vận chuyển cát từ sông Hồng lên. Chính vì thế, con đường lúc nào cũng tấp nập xe tải qua lại.
Mỗi khi ra đường, gặp xe tải chở cát quá tải chạy ầm ầm qua, người dân phải nép sát vào bên lề, không dám đi.
Đường có bề rộng chỉ gần 10m nên nhiều đoạn thường xuyên xảy ra ùn tắc cục bộ mỗi khi có xe quá tải đi vào. Trong khi, cách bờ đê sông Hồng hơn 1km là nơi có đông dân cư, chợ và trường học.
Trên tuyến đường này đã từng xảy ra ít nhất 3 vụ tai nạn thương tâm. Nạn nhân hầu hết là người trong làng Tây Tựu đi làm về hoặc học sinh tan trường.
Mặc dù có biển cấm trên 25 tấn, nhưng xe tải cỡ lớn vẫn qua lại rầm rầm trở thành nỗi ám ảnh thường trực và bức xúc của người dân nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, một người dân sống trong khu vực này cho biết, xe quá tải chạy cả ngày lẫn đêm với tần suất liên tục.
"Những ngày nắng con đường bụi mù, ngày mưa thì lại bẩn. Nhiều đoạn đã xuất hiện 'ổ voi', rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Những xe qua đây đều có dấu hiệu chở quá tải nhưng đi rất nhanh, đã có nhiều tai nạn xảy ra rồi" - chị Tuyết bức xúc.
Một người dân khác cho hay, đường tuy đã cải tạo nhưng nhiều chỗ vẫn bị sụt, lún thành 'ổ gà', 'ổ trâu' vì xe quá tải qua lại quá nhiều.
Đúng như người dân nói, theo ghi nhận của nhóm PV VietNamNet, tại đây, cả ngày lẫn đêm, liên tiếp có các xe tải cỡ lớn chở cát qua lại, nhất đoạn dốc Kẻ - Nhổn và một khúc cua khác vốn chỉ dành cho xe không quá 25 tấn hoạt động.
Ngoài ra, phía trên đê cũng có biển cấm xe tải trọng quá 13 tấn, biển cấm đi ngược chiều. Nhưng bất chấp tất cả, các lái xe vẫn ngang nhiên chở quá tải và đi ngược chiều. Nhiều hôm, tại các khúc cua, nhiều xe tải quá cỡ đi vào đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Lê Văn Việt - Chủ tịch UBND phường Tây Tựu cho biết, từ năm 2008 - 2010, người dân cũng có kiến nghị về tình hình lưu lượng xe và mặt đường. Hiện nay, lưu lượng xe đã giảm hơn, chất lượng mặt đường đã tốt hơn, công tác vệ sinh cũng tốt, bụi đã hạn chế nhiều....
Về vấn đề xe quá tải vẫn lưu thông hàng ngày, ông Việt cho biết, lực lượng công an phường cũng đã vào cuộc. Tuy nhiên, tần suất xe lưu thông dày đặc 24/24h là một trở ngại đối với cơ quan chức năng.
Theo_VietNamNet
Xuân sớm trên làng hoa Tây Tựu Hàng năm cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán là thời điểm làng hoa Tây Tựu trở nên rực rỡ sắc màu, các loại hoa đua nhau khoe sắc. Năm nay, do thời tiết thuận lợi và Tết đến muộn hơn nên khoảng thời gian này trên khắp cánh đồng hoa Tây Tựu đã tràn ngập sắc xuân. Làng hoa Tây Tựu thuộc...