Tây Thi và cái chết oan hàm ngàn năm không xóa bỏ
Trở thành vật hi sinh, số phận Tây Thi đau đớn hơn ai hết. Đó là cách để người dân nước Ngô an lòng.
Tây Thi (phồn thể: bính âm: xi shi), còn gọi là Tây Tử, là một đại mỹ nhân trứ danh thời kì Xuân Thu, đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư.
Câu chuyện về Tây Thi phổ biến trong các nước văn hóa Đông Á. Nàng đã theo kế của Phạm Lãi, từ nước Việt đến nước Ngô để mê hoặc Ngô vương là Ngô Phù Sai, giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, khiến nước Ngô hùng mạnh bị diệt vong. Câu chuyện đã trở thành huyền thoại về nhan sắc khuynh đảo, được nhắc đến nhiều trong các điển tích Trung Hoa.
Ảnh minh họa
Vẻ đẹp của nàng rất phổ biến rộng rãi trong thi ca cũng như dân gian, người ta thường dùng sắc đẹp của nàng để nói lên những người con gái tuyệt đẹp trong văn hóa Trung Hoa và một số nước chịu ảnh hưởng. Câu chuyện của nàng là một ví dụ điển hình cho hình tượng hồng nhan họa thủy trong thời phong kiến xưa.
Trong cuốn “Sử ký- Việt Vương Câu Tiễn Thế Gia” của Tư Mã Thiên, có đề cập đến việc Phạm Lãi đã đi đâu sau khi nước Ngô bị tiêu diệt. Sau khi nước Ngô diệt vong, Phạm Lãi đổi tên thành Si Di Tử Bì (tức là da chim Si Di). Si Di là một loại chim dữ, thuộc họ chim Cú, người xưa thường dùng da của chúng để làm túi. Theo Tư Mã Thiên, nguyên nhân Phạm Lãi đổi tên như vậy là có liên quan đến Ngũ Tử Tư. Ngũ Tử Tư vốn là trọng thần của Ngô Phù Sai, nhiều lần dâng sớ phản đối Ngô Vương sủng ái Tây Thi, dung túng cho Câu Tiễn, cho nên bị Ngô Phù Sai giết chết.
Video đang HOT
Sau khi giết chết Ngũ Tử Tư, Ngô Vương dùng da chim Si Di để làm túi bọc thi thể của Ngũ Tử Tư rồi ném xuống sông. Phạm Lãi cho rằng khi giúp Câu Tiễn phục quốc, bản thân cũng đã nhiều lần dâng sớ can gián, có thể đã đắc tội với Câu Tiễn. Nay nước Ngô đã bị tiêu diệt, rất có thể Câu Tiễn sẽ thanh trừng mình giống như Ngô Vương giết chết công thần Ngũ Tử Tư. Trong cuốn sách của Tư Mã Thiên tuy nhắc đến Phạm Lãi mà không hề nhắc đến kết cục của Tây Thi. Tạo hình Ngũ Tử Tư trên phim.
Còn tác phẩm “Mạc Tử” nổi tiếng trong thời Chiến Quốc cũng chỉ viết qua loa về Tây Thi. Sách viết: Tây Thi đã bị dìm chết. Tây Thi vốn là công thần trong việc bình định nước Ngô, tại sao lại bị dìm chết? Trừ phi trước khi nước Ngô bị tiêu diệt, Ngô Vương Phù Sai đã phát hiện ra Tây Thi là gian tế của nước Việt, nên đã giết chết Tây Thi? Hoặc khi nước Ngô diệt vong, Tây Thi bị người dân nước Ngô dìm chết?
Trong cuốn “Ngô Việt Xuân Thu” đã tiết lộ hai sự thật đầy bất ngờ. Thứ nhất đó là việc Tây Thi bị giết chết, và người ép nàng phải chết không phải Ngô Vương, cũng không phải là người dân nước Ngô, mà là “Việt Vương Câu Tiễn”. Tại sao Câu Tiễn phải giết Tây Thi- người đã giúp ông ta phục quốc? Đó là bởi vì Câu Tiễn muốn dùng cái chết của Tây Thi để cúng tế “Si Di” .
Sự thật thứ hai khiến người ta phải kinh ngạc đó là: “Si Di” kì thực là để chỉ Ngũ Tử Tư – người bị Ngô Vương giết chết, bọc xác bằng túi da chim Si Di rồi ném xuống nước. Tại sao Câu Tiễn lại dùng cái chết của Tây Thi để tế lễ Ngủ Tử Tư? Việc làm này có nguyên nhân rất sâu xa.
Sau khi tiêu diệt nước Ngô, việc làm đầu tiên của Câu Tiễn là xóa hết những chuyện xấu xa của mình trước đây để xây dựng cho mình một hình tương cao đẹp. Còn Tây Thi chỉ là một quân cờ bí mật dùng để tiêu diệt nước Ngô. Đối với Câu Tiễn, sau khi nước Ngô diệt vong, quân cờ Tây Thi đã không còn tác dụng nữa, và ông ta cũng không yêu thích gì Tây Thi, hơn nữa ông ta không giống Phù Sai. Phù Sai là quân vương “yêu giang sơn nhưng lại yêu mỹ nhân hơn” còn Câu Tiễn là quân vương “yêu mỹ nhân nhưng yêu nhất là giang sơn”.
Ngoài ra, việc giết chết Tây Thi còn có một tác dụng rất lớn. Đối với người dân nước Ngô, việc Tây Thi mê hoặc Ngô Vương, khiến trung thần Ngũ Tử Tư bị giết chết chính là nguyên nhân khiến nước Ngô suy yếu. Nay nước Việt tiêu diệt nước Ngô, để làm yên lòng dân nước Ngô, cách tốt nhất là tìm một “chú cừu thế tội”, một đối tượng để người dân nước Ngô trút hận, và Tây Thi chính là đối tượng tốt nhất.
Cho nên, Câu Tiễn đã giết chết Tây Thi, nhằm ám chỉ với người dân nước Ngô rằng: Câu Tiễn rất tôn trọng, thương cảm đối với bậc trung thần như Ngũ Tử Tư, còn kẻ hại nước hại dân như Tây Thi thì không có bất cứ sự lưu luyến nào. Cách làm của ông ta thật độc ác nhưng nó lại thể hiện đúng bản chất con người Câu Tiễn.
Nguyễn Thị Thu Trang
Theo Khỏe & Đẹp
Người cổ đại đã tận mắt chứng kiến ngày tận thế trên Trái Đất
Những bộ phim thảm họa khoa học viễn tưởng đã "dạy" chúng ta rằng nếu có các tiểu hành tinh tấn công gây ra ngày tận thế thì loài người sẽ bị diệt vong hoàn toàn.
Ngày nay, chúng ta có thể yên tâm rằng các cơ quan vũ trụ trên khắp thế giới liên tục theo dõi để phát hiện ra những thiên thạch nguy hiểm đến từ vũ trụ, nhưng người cổ đại thì không có điều kiện hiện đại như vậy.
Cách đây hàng nghìn năm, một bộ lạc du mục kém may mắn đã chứng kiến nhà cửa và mọi điều kiện sống xung quanh bị tàn phá bởi một mảnh thiên thạch, mà khi đó với họ là một thứ kì bí không hiểu từ đâu đến.
Ngày nay, toàn bộ truyền thuyết hùng tráng thuở xưa ấy đã được lật mở ở vùng đất Abu Hureyra ở Siri. Ngày nay, nơi này là một đáy hồ, nhưng hàng nghìn năm trước đây là quê hương của một nhóm người định cư. Họ đã sống, trồng trọt và bám trụ lại ở vùng đất này trong một thời gian rất dài cho đến khi một "kẻ xâm lăng" từ vũ trụ đã xóa sổ mọi thứ.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một số đồ tạo tác tìm thấy ở đây và phát hiện ra những tàn tích dạng thủy tinh được tạo ra do một tác động cực kì mạnh. Thủy tinh này không giống với bất kỳ thứ gì có thể được tạo ra với trình độ công nghệ thời đó, chúng được hình thành ở nhiệt độ cao như nhiệt độ ở các ngọn núi lửa hoạt động. Nói một cách đơn giản, khả năng duy nhất là thủy tinh này được tạo ra khi một vật thể đâm vào vùng đất này với một tốc độ cực kì cao.
Giáo sư hưu trí chuyên ngành địa chất James Kennet của Trường đại học California, Santa Barbar, Mỹ, đồng tác giả của nhóm nghiên cứu, nói rằng mức nhiệt khi đó cao đến mức đủ để làm tan chảy một chiếc ô tô trong vòng chưa đến 1 phút. Các phát hiện này là bằng chứng mạnh mẽ hơn cho thấy mức nhiệt độ cao như vậy chỉ có thể do một tác động từ ngoài vũ trụ gây ra. Chúng không chỉ là những mảnh vật liệu dựng nhà mà còn là cây cối, đất đá, trầm tích bãi bồi bị đốt nóng đột ngột rồi bị lạnh đi cũng tức thì không kém.
Chúng ta không thể biết chính xác những sự kiện trong ngày định mệnh đó, nhưng dựa vào những tàn tích để lại cho thấy sự phá hủy cuốc sống định cư nơi đây, có thể thấy ngôi làng nay đã bị quét sạch chỉ trong tích tắc. Cho dù đó là tác động trực tiếp của một thiên thạch hay một vụ nổ vũ trụ, như là một vụ nổ sao chổi chẳng hạn, ở gần trái đất, thì nhiệt độ ở khu vực định cư này cũng lên đến 2.200 độ C.
Các nhà nghiên cứu tin rằng dựa vào thời điểm của sự việc, có thể thấy tác động này liên quan đến một sự kiện về một thiên thạch lớn hơn và nó đã ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn trên Trái Đất. Loại thủy tinh tương tự cũng được tìm thấy ở nhiều nơi thuộc châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ. Chính sự kiện có quy mô lớn này đã gây ra thời kỳ khí hậu lạnh đi rất nhanh trên khắp Trái Đất và làm tuyệt chủng nhiều loài sinh vật.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/BGR
Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới 3-3: Bảy cách để bảo vệ các loài hoang dã Theo báo cáo của Liên hợp quốc, sự tuyệt chủng của các loài hoang dã đang tăng với tốc độ chưa từng thấy, trong đó mối đe doạ lớn nhất xuất phát từ nhu càu của con người. Nhân Ngày Động, thực vật hoang dã thế giới năm nay, 3-3, Tổ chức quốc tế Humane Society International (HSI) khuyến nghị bảy cách cùng...