“Tây Thi ngủ gật” phiên bản nữ sinh ĐH Kinh tế quốc dân
Bức ảnh chụp “ góc nghiêng thần thánh” của một cô gái lập tức khiến dân mạng chú ý và thay nhau xin “info”, “link”. Danh tính của người đẹp ngủ gật được tìm thấy ngay sau đó nhưng dân mạng vẫn chưa thể làm quen vì cô bạn khá kín tiếng.
Chuyện là xinh ngủ gật cũng xinh các bạn ạ. Đã có khá nhiều cô gái bỗng dưng nổi tiếng mạng xã hội chỉ nhờ một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ngủ gật. Đó là lúc các cô bạn chẳng biết mình rơi vào “tầm ngắm” máy ảnh của một ai đó, nên cứ thoải mái đẹp theo cách tự nhiên nhất và chẳng hề có chút diễn sâu nào.
Mới đây, người dùng MXH lại đang xuýt xoa trước một bức ảnh chụp một bạn trẻ ngủ quên dưới hàng ghế ngồi, trong một hội trường lớn. Xung quanh cô bạn có khá nhiều người đang chăm chú theo dõi điều gì đó trên sân khấu. Những thông tin ít ỏi ban đầu cho biết, cô nàng là sinh viên năm nhất của một trường đại học tại Hà Nội. Bức ảnh hiện hút hơn 7.9k like và nhiều bình luận chia sẻ.
Cô gái ngủ gật xinh đẹp khiến nhiều chàng trai vào nhận là vợ.
“Ôi thiên thần của tôi”, “Ơ vợ mình đây mà, sao các bạn mang lên đây”, “Cho xin info em ấy đi”, “Tim tao đau quá man”, “Nhìn như gái Hàn Quốc”, “Ngay cả ngủ cũng dễ thương”… là những bình luận khen ngợi theo cách hài hước của những chàng trai mê cái đẹp.
Một bức ảnh khác của cô gái ngủ gục.
Theo tìm hiểu, cô bạn là Lê Thủy, sinh viên năm nhất, ngành Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Thủy từng là học sinh trường chuyên ĐH Vinh Nghệ An. Lại một cô bạn Nghệ An xinh xắn nữa đấy!
Video đang HOT
Thủy là người khá kín đáo, yêu gia đình. Được biết, bức ảnh đang được dân mạng truyền tay nhau của Thủy được chụp trong lúc cô bạn tham gia buổi tổng duyệt văn nghệ của lớp. Thấm mệt sau những ngày chuẩn bị vất vả nên cô nàng ngủ quên trong hội trường.
Thủy hầu như rất ít ảnh chụp riêng trên Facebook. Cô bạn cũng không hay đăng ảnh selfie. Những bức ảnh của nữ sinh hầu hết được bạn bè “tag” vào. Bức ảnh tự tay cô bạn đăng thường là ảnh về gia đình và một số hoạt động ngoại khóa trong quá trình học đại học.
Những bức ảnh hiếm của nữ sinh ngủ gục được dân mạng khen ngợi.
Sống mũi cao giúp Thủy trông Tây hơn.
Theo BOBO (Trí Thức Trẻ)
Về Lệ Thủy, nơi nhà nhà cúng giỗ Bác Hồ ngày 2.9
Tết Độc lập (2.9) là dịp để người dân quê huyện Lệ Thủy, Quảng Bình từ khắp mọi miền đất nước trở về đoàn viên, vui hội đua thuyền thống. Đặc biệt trong ngày lễ đặc biệt này, hầu như nhà nào ở Lệ Thủy cũng không quên làm một mâm lễ tươm tất đặt lên bàn thờ Bác Hồ...
Sản vật quê hương dâng Bác
Về Lệ Thuỷ những ngày tháng 8 lịch sử, khắp các thôn xóm, làng mạc, đâu đâu cũng một không khí rộn ràng, rực rỡ của cờ, biểu ngữ. Trong mỗi gia đình, bà con đều chuẩn bị chu đáo cho Tết Độc lập với nhiều sản vật của làng quê. Nhà nào cũng gói bánh chưng, bánh tét bằng thứ lúa nếp thơm nhất của vụ hè thu vừa gặt xong. Nhà nào cũng chưng thứ rượu ngon nhất từ gạo tám đỏ đuôi, rồi thì cá, tôm, vịt, ngỗng... những món rất đặc trưng của miền quê sông nước xứ Lệ. Và đã thành truyền thống, sáng sớm ngày 2.9, người dân Lệ Thuỷ, nhà nào cũng thành kính dâng mâm ngũ quả, bánh trái, những sản vật quê hương lên bàn thờ Bác Hồ, tưởng nhớ công ơn trời biển của Người...
Ông Phạm Hữu Ngưu (xã Phong Thủy) thắp hương trên ban thờ Bác. Ảnh: P.P
Năm nào cũng vậy, ông Nguyễn Hữu Thịnh (xã Sơn Thủy) đều sắm mới một bức ảnh Bác Hồ để thay thế bức ảnh cũ trên bàn thờ được ông đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà. Con cháu ông cũng một người một tay phụ giúp ông lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ đón Tết Độc lập. "Con, cháu của tôi đông, ở gần có, ở xa có nhưng hầu như vào dịp Tết Độc lập năm nào cũng tề tựu về đủ. Đúng vào ngày 2.9 hàng năm, cả gia đình lại làm mâm cơm, mâm hoa quả đặt lên bàn thờ Bác, trước để tưởng nhớ Người, sau là các thành viên trong gia đình tự răn dạy mình hãy học tập Bác, sống thiện tâm, tích cực cống hiến xây dựng quê hương, đất nước và lập thân, lập nghiệp" - ông Thịnh tâm sự.
Cách nhà ông Thịnh không xa, ông Lê Doãn Vấn- một người lính biên phòng về hưu cũng đang chuẩn bị một mâm cơm khá tươm tất với đầy đủ các món ăn truyền thống, các sản của quê hương đặt lên bàn thờ cúng giỗ Bác. Năm nào cũng vậy, vào dịp này vợ chồng ông Vấn cũng làm mâm cơm cúng Bác Hồ bằng "cây nhà lá vườn" để anh em, con cháu ở xa về cùng đoàn viên, tưởng nhớ Người. Trong tiệc giỗ, ông Vấn thường kể những câu chuyện thú vị về Bác, động viên con cháu cùng nhau làm việc, học tập... Qua đó, những thành viên trong gia đình ông có dịp ôn lại công lao, tấm gương đạo đức của Bác, nhờ vậy tình yêu quê hương, Tổ quốc luôn được hâm nóng trong từng thành viên.
Theo các bậc cao niên, lão thành cách mạng ở huyện Lệ Thủy, việc nhiều người dân lập bàn thờ Bác Hồ và nhân ngày Tết Độc lập làm mâm cơm cúng giỗ Bác đã trở thành truyền thống từ hàng chục năm qua của quê hương.
Nơi ăn Tết Độc lập to nhất cả nước
Đối với nhiều làng quê Việt Nam, nói đến tết, người dân thường nghĩ đến Tết Nguyên đán vào dịp cuối năm. Nhưng ở Lệ Thủy - quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì Tết Độc lập luôn được tổ chức lớn nhất trong năm. Và những người con Lệ Thủy khi đi làm ăn xa, Tết Nguyên đán có thể không về, nhưng Tết Độc lập nhất định phải đoàn viên. Ngoài việc làm mâm cơm cúng Bác Hồ (như đã kể ở trên), Tết Độc lập ở Lệ Thủy còn có những lễ hội độc đáo, những nghi thức văn hóa tâm linh, báo công, báo hiếu với gia tộc tổ tiên, giáo dục truyền thống cách mạng được người dân tổ chức vào dịp này. Chẳng vì thế hàng chục năm qua, người dân Lệ Thủy luôn nhắc nhở nhau: "Dù ai đi đâu về đâu/Mồng 2.9 cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay...".
Lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập trên sông Kiến Giang. Ảnh: P.P
Nói đến Tết Độc lập ở Lệ Thủy không thể không nhắc đến lễ hội đua thuyền truyền thống. Tương truyền, thủa xa xưa vùng đất Lệ Thuỷ (vựa lúa của Quảng Bình) không được sầm uất, trù phú như bây giờ bởi thiên tai khắc nghiệt.
Lệ Thủy - huyện lúa nằm bên dòng Kiến Giang cũng là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, người học trò xuất sắc của Bác Hồ. Từ ngày Đại tướng mất, trong nhiều ngôi nhà của người dân xứ Lệ, không ai bảo ai, bên cạnh bàn thờ Bác Hồ, người dân nơi đây cũng lập thêm bàn thờ Bác Giáp để tưởng nhớ người con kiệt xuất của quê hương...
Một đêm vị Thần hoàng khai khẩn vùng Lệ Thủy chiêm bao thấy một cụ già râu tóc bạc phơ đến bảo: "Muốn mưa thuận, gió hoà thì cứ mỗi dịp khai xuân nên có lễ hội cầu đảo, đua thuyền để khai thông sông rạch. Tâm nguyện người dân sẽ được đất trời chứng giám mà phù hộ, độ trì". Thế là từ đó, năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về sông Kiến Giang lại dậy sóng trong lễ hội cầu đảo.
Khi cách mạng Tháng Tám thành công, kỷ niệm 1 năm ngày nước Việt Nam độc lập, Lệ Thủy tổ chức lễ hội đua thuyền đúng ngày 2.9.1946. Cũng từ đó, lễ hội luôn được diễn ra trong ngày thiêng liêng này và được gọi là lễ hội đua thuyền mừng Tết Độc lập.
Ông Hoàng Đại Hữu - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật huyện Lệ Thủy cho biết, hàng năm vào khoảng trước lễ hội 1 tháng, mỗi xã đều hình thành một đội đua gồm trai tráng ở cỡ tuổi 18-35, mỗi đội đua có nhiều nhất 30 đà công, thuỷ thủ, được nuôi ăn tập và phải chấp hành đúng nội quy cũng như những điều cấm kỵ...
Đêm mùng 1.9, cả huyện Lệ Thủy dường như mất ngủ. Nhà văn hoá thôn nào cũng sáng đèn, họ đến đây để cổ vũ, để bàn tán về chiến thuật, rồi đánh giá thuyền của các làng khác. Sáng mùng 2.9, chưa rạng mặt người, trên bến dưới thuyền chật kín người. Dòng Kiến Giang tưng bừng, náo động bởi hàng chục, hàng trăm con thuyền được trang hoàng như một rừng hoa sặc sỡ. Khi tiếng súng hiệu lệnh đua bơi nổi lên, hàng chục con thuyền tranh tài lao vun vút trên sông Kiến Giang, còn hai bên bờ sông hàng chục ngàn người dân hò reo cổ vũ cho các đội đua của làng mình...
Theo Danviet
Miễn giảm phí cho một số phương tiện qua trạm Quán Hàu và Tasco Liên quan đến vấn đề bất cập của 2 trạm thu phí BOT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đồng ý phương án miễn thu phí đối với các loại phương tiện thuộc chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú, các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh này. Cụ...