Tây Phi trước nguy cơ khủng hoảng lương thực vì dịch Ebola
Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ngày 2.9 cảnh báo dịch Ebola làm giá cả lương thực ở nhiều nước Tây Phi tăng trong khi nhân công ở ngành nông nghiệp bị sụt giảm, theo AFP.
Dịch Ebola đã khiến hoạt động buôn bán lương thực ở nhiều nước Tây Phi bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Cụ thể, ở những nước đang bị dịch hoành hành như Guinea, Sierra Leone, Liberia và Nigeria, ngành nông nghiệp thiếu nhân công nghiêm trọng ngay vào thời điểm mùa thu hoạch lúa và bắp đến gần.
Ngoài ra, việc nhiều vùng bị cách ly cũng khiến hoạt động mua bán nông sản trở nên cực kỳ hạn chế. Tình trạng này khiến dân chúng hoảng loạn và những kẻ cơ hội nhanh chóng đẩy giá lương thực lên cao chóng mặt, đặc biệt là ở những vùng đô thị đông dân.
Video đang HOT
FAO lo ngại nếu không sớm áp dụng biện pháp giúp giải quyết các vấn đề trên, an ninh lương thực của rất nhiều người sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến khủng hoảng.
Đặc biệt, Guinea, Liberia và Sierra Leone là những nước rất phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu nên đang gặp nhiều khó khăn do nhiều quốc gia hạn chế giao thương trước nguy cơ bị lây dịch.
Giá khoai mì tại thủ đô Monrovia của Liberia đã tăng 150% chỉ trong vòng vài tuần đầu tháng 8.
Trước mắt, Chương trình Lương thực thế giới đã mở chiến dịch khẩn cấp để hỗ trợ khoảng 65.000 tấn lương thực cho 1,3 triệu người tại Tây Phi.
Theo Thanh Niên
Lo dịch Ebola, Cameroon đóng cửa biên giới với Nigeria
Cho đến nay, Cameroon chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào nhiễm virus chết người Ebola.
Chính phủ Cameroon hôm qua (18/8), tuyên bố đóng tất cả các cửa khẩu biên giới với Nigeria nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch Ebola. Theo đó, Cameroon đã đóng toàn bộ cửa khẩu trên bộ, trên biển và đường hàng không với Nigeria.
Ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của virus Ebola (Ảnh: Getty)
Bộ trưởng Truyền thông Cameroon Tchiroma Bakary khẳng định "phòng bệnh" tốt hơn "chữa bệnh" trong nỗ lực đối phó với dịch Ebola của nước này.
Cameroon có chung 2.000km đường biên giới với Nigeria. Trong bối cảnh dịch Ebola diễn biến phức tạp tại khu vực Tây Phi, nhiều nước láng giềng đã đóng cửa biên giới với các nước trong vùng tâm điểm dịch bệnh.
Đến nay, Cameroon chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào nhiễm virus chết người Ebola. Trong khi đó, nước láng giềng Nigeria hôm qua xác nhận 12 ca nhiễm Ebola, 4 trong số đó người đã tử vong.
Nigeria là nước có người nhiễm Ebola đầu tiên phục hồi hoàn toàn và được xuất viện. Ngoài ra, 5 bệnh nhân khác tại Nigeria cũng có những dấu hiệu phục hồi tích cực sau khi điều trị.
Không chỉ các nước châu Phi, nhiều nước trên thế giới cũng đang tăng cường cảnh giác với dịch Ebola, sau khi Tổ chức y tế Thế giới (WHO) công bố hơn 2.000 trường hợp nhiễm Ebola và hơn 1.000 ca đã tử vong./.
Hoàng Lê Theo RT
Theo_VOV
Bên trong 'địa ngục Ebola' Những cảnh tượng rùng rợn đang diễn ra tại Liberia - tâm dịch Ebola, nơi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận dịch bệnh vẫn chưa được đánh giá đúng mức, Mirror đưa tin. Bảy ngày trước, Oliver Wilson lái xe đưa vợ là Layson tới một phòng khám bị cách ly để kiểm tra vi nghi bị nhiễm Ebola. Nữ...