Tây Phi phát hiện virus Marburg chết người, WHO lên tiếng cảnh báo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về việc khu vực Tây Phi phát hiện một bệnh nhân nhiễm virus nguy hiểm Marburg, vốn có liên quan tới virus Ebola.
Marburg thường xuất hiện trên loài dơi (Ảnh: AFP).
WHO ngày 9/8 cho biết, Guinea đã phát hiện ra một ca bệnh nhiễm virus Marburg, đánh dấu lần đầu tiên mầm bệnh này xuất hiện ở Tây Phi. Marburg là virus gây chết người có liên quan tới virus Ebola và nó cũng có khả năng lây lan từ vật chủ động vật sang người như SARS-CoV-2.
Theo WHO, virus Marburg xuất hiện ở một bệnh nhân tử vong hôm 2/8 tại tỉnh Gueckedou.
“Nguy cơ Marburg lây lan rộng đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải ngăn chặn nó đúng hướng”, giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti cảnh báo.
Video đang HOT
Sự xuất hiện của Marburg diễn ra chỉ sau 2 tháng sau khi WHO tuyên bố đợt bùng dịch Ebola thứ 2 của Guinea đã chấm dứt.
“Chúng tôi đang làm việc với các cơ quan y tế để phản ứng nhanh (với Marburg) dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn trong quá khứ của Guinea trong việc kiểm soát Ebola, bệnh lây truyền theo cách tương tự (Marburg)”, ông Moeti nói.
Virus Marburg thường xuất hiện ở dơi Rousettus. Theo WHO, một khi con người nhiễm virus, mầm bệnh sẽ lây lan qua chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh, hoặc với các bề mặt và vật liệu bị có virus bám trên.
“Chúng tôi hoan nghênh sự cảnh giác và điều tra nhanh chóng của giới chức y tế Guinea”, ông Moeti nói.
Sau khi phát hiện virus Marburg, WHO đã điều 10 chuyên gia tới hỗ trợ phía Guinea thực hiện đánh giá rủi ro, giám sát mầm bệnh.
Các đợt bùng phát Marburg trước đây và các ca bệnh lẻ tẻ đã được ghi nhận ở Nam Phi, Angola, Kenya, Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mầm bệnh xuất hiện ở Tây Phi.
Triệu chứng khi nhiễm virus Marburg là sốt cao, đau đầu nghiêm trọng và cảm giác khó chịu. Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi nhiễm mầm bệnh từ 24% tới tối đa 88% trong các đợt bùng dịch trước đó, tùy vào chủng của virus và phương thức kiểm soát dịch bệnh ở từng khu vực.
Marburg hiện chưa có vắc xin và thuốc kháng virus đặc trị nào được thông qua, nhưng việc điều trị thông qua bù nước bằng đường uống và truyền tĩnh mạch kết hợp điều trị các triệu chứng có thể sẽ cải thiện tỷ lệ sống sót.
Dịch bệnh Ebola bùng phát tại Guinea
Ngày 14/2, Giám đốc Cơ quan An toàn y tế quốc gia của Guinea, ông Sakoba Keita tuyên bố đất nước đang trong "tình trạng dịch bệnh Ebola" sau khi 7 trường hợp được xác nhận dương tính với virus nguy hiểm này.
Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân nhiễm virus Ebola tại trung tâm điều trị ở Conakry, Guinea, ngày 21/8/2015. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc họp khẩn của giới chức y tế Guinea chiều cùng ngày tại thủ đô Conakry. Kết quả xét nghiệm tại một phòng thí nghiệm của chính phủ đã chính thức xác nhận virus Ebola xuất hiện trở lại sau 5 năm.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Guinea Remy Lamah thông báo 4 ca tử vong vì virus Ebola. Đây là những ca đầu tiên kể từ đợt dịch năm 2013-2016 từng cướp đi sinh mạng của 11.300 người trong khu vực.
Trong các ca tử vong mới có một y tá, người đã được chôn cất ngày 1/2 vừa qua. Trong số những người tham gia lễ tang của y tá này, 8 người đã có các triệu chứng bệnh như tiêu chảy, nôn và xuất huyết. 3 người trong số này đã tử vong và 4 người phải nhập viện. Các ca tử vong đều ở vùng Nzerekore, Tây Nam Guinea.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) luôn theo dõi sát sao các đợt bùng phát mới của dịch Ebola ở khu vực Tây Phi, và coi đợt gần đây nhất tại CHDC Congo là tình trạng khẩn cấp y tế quốc tế. Sáng 14/2, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này đã được thông tin về 2 ca tử vong nghi là do Ebola tại Guinea.
Theo Liên minh vaccine GAVI, đợt bùng phát dịch năm 2013-2016 đã thúc đẩy việc phát triển một vaccine ngừa Ebola. Hiện kho dự trữ khẩn cấp toàn cầu đang có 500.000 liều vaccine để ứng phó nhanh chóng trong trường hợp xảy ra bùng phát dịch trong tương lai.
Trước những thông tin về dịch bệnh Ebola tại Guinea, nước láng giềng Liberia được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.
Ngày 14/2, Tổng thống Liberia George Weah đã yêu cầu các cơ quan y tế của nước này báo động cao độ, tăng cường công tác giám sát và phòng ngừa virus Ebola chết người.
Vì sao nước giàu tiêm vắc xin liều 3 khiến thế giới khó chiến thắng dịch? Các tổ chức quốc tế, chuyên gia cảnh báo, việc các nước giàu tiếp tục gom vắc xin để tiêm chủng mũi 3 sẽ không thể giúp thế giới chấm dứt đại dịch và có thể làm nảy sinh kịch bản nguy hiểm hơn. Tiêm chủng là biện pháp ngăn dịch hiệu quả nhất thế giới hiệu quả nhất (Ảnh: New York Times)....