Tây Ninh: Xôn xao với “cá rồng thần” hiển linh
Thời gian qua, ở Tây Ninh xôn xao về việc cá thần xuất hiện. Chú cá có hình dạng dị thường từ nhiều con vật khác ghép lại khiến nhiều người đồn thổi là cá thần.
Anh Hiếu khoe con cá kỳ lạ của mình
Xôn xao “cá thần” xuất hiện
Thời gian qua, người dân nhiều nơi đổ xô đến nhà anh Nguyễn Minh Hiếu (32 tuổi, ấp Trà Sim, xã Ninh Điền, Huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) để được tận mắt chứng kiến con cá lạ. Đến ấp Trà Sim, dừng lại một quán nước ven đường, chúng tôi chưa cần hỏi, chủ quán đã nhanh nhảu: “Hỏi nhà anh Hiếu ‘cá thần’ đúng không?”. Sau nụ cười tươi, người chủ quán chỉ tường tận đường vào gia chủ có con cá lạ.
Anh Hiếu dẫn chúng tôi về phía sau vườn, nơi con cá thần được nuôi dưỡng. Bắt con cá lạ lên, người đàn ông cho biết: “Vì con cá này mà tôi được nhiều người biết đến. Nhưng cũng vì nó mà mệt mỏi trong suốt thời gian qua”. Từ khi bắt được con cá lạ này, nhiều người tìm đến để được chiêm ngưỡng, ban đầu, anh cũng thấy vui. Nhưng càng về sau, số lượng người tìm đến ngày một nhiều khiến anh … phát hoảng. Ở nhà để “tiếp khách” thì không còn thời gian mưu sinh, nhưng nếu đi làm, nhiều người lại bảo anh muốn giấu “cá thần” làm trò.
Anh Hiếu nhớ lại, cách đây khoảng một tháng, ra sông Vàm Cỏ Đông lấy dớn (một dụng cụ bắt cá làm bằng lưới mành cước, mắt lưới nhỏ) về. Khi kéo, anh cảm giác có gì đó rất nặng mắc dưới lưới, rồi anh không tin vào mắt mình khi một chú cá to, lạ bị vướng lưới.
Dù cố gắng xác định đó là loài cá gì nhưng anh không thể. “Tôi sống bằng nghề đặt dớn đã lâu, nhưng chưa bao giờ thấy con cá kỳ lạ đến vậy. Nhìn sơ qua giống một con cá sấu, nhưng vảy như rắn, miệng lại dẹp như mỏ của vịt, răng thì nhiều, nhọn và rất sắc”, anh Hiếu chia sẻ.
Video đang HOT
Ban đầu, anh cũng lo sợ vì hình dáng không bình thường của con cá, nhưng thả thì tiếc, nên anh chợt nghĩ chắc chỉ là một con cá lạ chứ làm gì có ma hóa thành cá trong truyền thuyết. Mà nếu đây là cá sấu thì cũng chỉ là cá con, không hại gì. Cuối cùng, anh quyết định đem về nhà.
Ngay hôm sau, thông tin anh Hiếu bắt được con cá lạ nhanh chóng lan rộng. Người dân xung quanh hiếu kỳ tìm đến nhà để được xem tận mắt. Sau đó, hàng trăm người từ nhiều tỉnh khác cũng đến. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng anh Hiếu không còn nhớ bao nhiêu người đã đến nhà mình chỉ với mục đích tận mắt chứng kiến con cá lạ. Nhiều người lại còn đồn đại với nhau, đây là “cá thần”, “cá hóa rồng” xuất hiện. Cũng từ ngày đó, nhiều người đến xem, dò hỏi ý kiến muốn được mua lại con cá với giá hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, chủ nhân không đồng ý vì: “Đây là con cá lạ, bây giờ, tôi vẫn cảm thấy thích thú khi được sở hữu nó”.
Thực hư về “cá thần”
Từ khi thông tin “cá thần”, “cá hóa rồng” xuất hiện, nhiều người khuyên anh Hiếu nên thả cá ra sông, bởi nếu cứ nuôi trong nhà có thể mang lại nhiều điều không hay cho gia chủ. Cũng không ít người khi đến xem xong, quay trở lại mang nhiều vàng mã xin được cúng tế. Bên cạnh đó, một số người lại còn đánh tiếng muốn được lập am thờ con cá lạ này…
Nhiều người cho rằng, đây là cá thần hiển linh
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều bị anh Hiếu từ chối. “Từ nhỏ, tôi có nghe đến truyền thuyết về cá thần, nhưng làm gì có chuyện nhảm nhí đến thế”, anh cho biết. Cũng chính những lời đồn đại vô căn cứ này, khiến anh cảm thấy ngại ngần khi tiếp mọi người đến xem con cá.
Trước những lời đồn thổi thất thiệt khiến con cá của anh Hiếu bắt được ngày một huyền bí hơn. “Mặc dù không tin đó là loài ‘cá linh’, nhưng thông tin dồn dập của mọi người làm gia đình tôi cũng hơi hoang mang. Giai đoạn đầu, vợ con cũng khuyên nên thả, bởi sợ lỡ là cá thần thật lại có hệ lụy không hay. Điều này cũng khiến tôi băn khoăn không biết nên giữ lại hay làm gì với con cá này.
Tuy nhiên, sau mấy ngày vẫn không thấy có điều kỳ lạ nào xảy ra nên tôi quyết định nuôi tiếp cho đến nay”, anh Hiếu chia sẻ. Khi mới bắt được, con cá chỉ nặng 3,5 kg, bây giờ nó nặng hơn 4 kg và chỉ hoạt động lanh lợi khi bơi trong nước.
Sau khi nhiều thông tin đồn thổi ma mị được lan truyền về chú cá lạ, người dân đổ dồn về nhà anh Hiếu ngày một đông đã khiến chính quyền địa phương phải vào cuộc để xác minh về con cá lạ này. Chi cục kiểm lâm tỉnh Tây Ninh đã có quyết định tạm giữ con cá để kiểm tra, xác định. Chừng một tuần sau, con cá được trả lại cho anh Hiếu, bởi đây là một loài cá được phép nuôi.
Theo ông Nguyễn Thành Tài (cán bộ chi cục kiểm lâm Tây Ninh) cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin không hay trên địa bàn, chi cục kiểm lâm đã có quyết định đến tìm hiểu sự thực. Tuy nhiên, khi đem về xác minh thì đó không phải là cá thần gì cả mà chỉ là loài cá mỏ vịt, một số nơi lại gọi là cá hỏa tiễn. Vì người dân thấy con cá này có hình dáng lạ nên mới lan truyền là cá thần, cá hóa rồng.
Cũng theo ông Tài, loài cá hỏa tiễn này có trọng lượng rất lớn, gấp nhiều lần con cá hiện giờ của anh Hiếu, có thể tìm thấy ở các nước châu Á, nhưng ít gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, loài cá này cũng đã được nhập khẩu về nước ta để làm cá cảnh. Loài cá này có bộ răng “khủng” nhưng thực ra lại khá hiền, ít gây hại với con người. Bên cạnh đó, nó cũng khá nhút nhát, thích sống ở vùng nước yên tĩnh. Mỗi khi có tiếng động, chúng lại lao khỏi mặt nước như tên lửa. Ngoài ra, khi sợ hãi, cơ thể chúng cũng đổi màu nhạt đi.
Theo xahoi
Cẩn trọng khi ăn cá "khủng"
Từ đầu năm đến nay người dân ĐBSCL bắt được nhiều loài cá lạ, cá có trọng lượng "khủng" hiếm thấy. Điều mà người dân lo ngại là các loài cá này là cá gì và nhất là có ăn được không?
Một con cá hô nặng 120 kg ngư dân An Giang vừa bắt được đã có lái tới mua - Ảnh: Hoàng Tuyên, Thanh niên
Đầu tháng 5/2012, anh Nguyễn Thành Nhàn, người dân thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh (Vĩnh Long), tình cờ phát hiện hai con cá có hình thù kỳ lạ nổi lều bều trên mặt nước. Anh Nhàn dùng vợt bắt được một trong hai con. Cá nặng trên 2kg, toàn thân có vảy giống vảy rắn, mõm dài giống đầu cá sấu và khá hung dữ.
Sau đó người dân mới biết đây là cá mỏ vịt, còn gọi là cá sấu mõm dài, cá sấu hỏa tiễn có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Đây cũng là một trong số ít loài cá nước ngọt có trọng lượng khổng lồ, khi phát triển có thể dài đến 3m, nặng trên 50kg.
Tháng 6/2012, một nhà hàng ở An Giang mua được một con cá hô trọng lượng trên 130kg, dài gần 2m, được ngư dân đánh bắt trên sông Hậu và bán với giá 1 triệu đồng/kg. Trước đó, một ngư dân ở Đồng Tháp cũng bắt được con cá hô nặng tới 150kg, dài 2,5m tại địa phận tỉnh Vĩnh Long (đoạn đi qua sông Tiền) và phải huy động cả chục người mới đưa được cá lên bờ. Trong khi đó, trong vòng chưa đầy hai tuần (từ ngày 8 đến 21-7), ngư dân ở huyện An Phú, tỉnh An Giang bắt được hai con cá tra dầu có trọng lượng 71-86kg.
Đây là loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Tuy nhiên hai con cá tra quý hiếm này sau đó đều lần lượt chết vì kiệt sức và khâu chăm sóc không được tốt. Sau thông tin hai con cá tra dầu "khủng" thì đầu tháng 8 lại có chuyện một số trẻ bị cá lạ cắn gây thương tích ở dương vật khi tắm sông tại xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) phải nhập viện làm người dân hoang mang một thời gian.
ThS. Nguyễn Văn Thường (khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ) khẳng định các loài cá thuộc nhóm cá nội địa hiện nay như cá hô, tra dầu, ét mọi ngoài tự nhiên gần như đã cạn kiệt và rất hiếm gặp. Đối với loài cá rồng (còn gọi là hải tượng long), ông Thường cho biết đây là một trong số ít loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, thuộc nhóm cá cảnh. Cá này khi trưởng thành có thể dài 2-3m, nặng từ 200-300kg và có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Vì được xem là cá rồng, biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng nên ở một số nước phương Đông nhiều người thường nuôi làm cảnh, kiêng kỵ không dám ăn thịt. Riêng cá mỏ vịt xuất hiện trên sông Hậu, ông Thường cũng nói nhiều khả năng do người nuôi phóng sinh vì thuộc các loài cá du nhập.
Các chuyên gia thủy sản Trường ĐH Cần Thơ cảnh báo người dân tuyệt đối không nên ăn các loài cá lạ, đề phòng khả năng bị ngộ độc. Ông Đàm Hồng Hải, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ, cũng hướng dẫn chỉ ăn cá "khủng" hay cá lạ khi được các nhà chuyện môn xác định cá này là cá gì, ăn có tác hại gì không.
Theo ông Hồng Hải, riêng với cá sấu mõm dài (tên khoa học Lepisosteus osseus - thuộc loài Lepidosteiformes) là loài cá ngoại lai, thịt loài cá này ăn được, rất ngon. Tuy nhiên trứng của nó lại rất độc, không ăn được, người dân phải rất thận trọng khi ăn cá này.
"Nói chung đối với các loài cá lạ khi người dân bắt được thì không nên ăn, nên báo với cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản để xử lý. Hoặc nếu có ăn thì tốt nhất không nên ăn trứng và gan, vì nhiều loài có chứa độc tố tetrodotoxine dễ gây ngộ độc", ông Hồng Hải nhấn mạnh.
Đối với cá "khủng", ông Hải khẳng định nếu thuộc họ cá lóc, cá tra, cá hô... thì có thể chế biến và ăn được các bộ phận của nó. Chưa có cơ sở khoa học cho rằng các loài cá "khủng" bị đột biến gen.
Theo Dantri
Thú chơi chim, cá tiền tỷ của đại gia Việt Giữa thời buổi kinh tế khó khăn, nhưng không ít người vẫn mạnh tay chi rất nhiều tiền để thỏa mãn một thú vui. Nhiều đại gia đã chọn chơi chim, cá tiền tỷ để "thể hiện đẳng cấp" của mình. Chơi chim biến đổi gen giá 10.000 USD Anh Lý Hùng Tú (67B, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là chủ sở...