Tây Ninh: Tìm giải pháp tiếp cận cách mạng 4.0
Tỉnh Tây Ninh xác định mục tiêu, xây dựng chính quyền số, chính quyền mở và chính quyền thông minh; xây dựng hạ tầng CNTT kết nối toàn diện.
Chiều 30/11, UBND tỉnh Tây Ninh và Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải pháp tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất ứng dụng cho tỉnh Tây Ninh”.
Toàn cảnh hội nghị.
Tại hội nghị, nhiều chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp giới thiệu một số mô hình, tổng quan về tình hình an ninh mạng và đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp về phương thức thực hiện, tư vấn cho Tây Ninh trong việc xây dựng Chính phủ số tiếp cận công nghiệp 4.0, trục liên thông hướng tới chính quyền điện tử, giải pháp quản lý đô thị thông minh, nền tảng trung tâm dữ liệu cho smart city.
Một số giải pháp về vấn đề đào tạo nhân lực, xây dựng hệ sinh thái cũng được đề cập. Nhiều đại biểu cho rằng, tỉnh phải xác định rõ tầm nhìn và cam kết rõ ràng trong thực hiện, phải xác định được ưu tiên đang làm cho thành phố thông minh là gì khi mà nhân lực và tài lực có hạn. PGS.TS Thoại Nam, Đại học Bách Khoa TPHCM cho biết: “Chúng ta phải chọn một lĩnh vực đột phá và đặc biệt của địa phương. Tỉnh nên ngồi lại và xác định thế mạnh riêng từ đó giảm được được thời gian, nhân lực, tài lực…để thực hiện mà vẫn mang lại hiệu quả”.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Tây Ninh, hiện nay tỉnh Tây Ninh đang xác định hướng tiếp cận của tỉnh với công nghiệp 4.0 với những mục tiêu như: Xây dựng chính quyền số, chính quyền mở và chính quyền thông minh; xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin kết nối hoàn thiện mạng 4G, nghiên cứu và phát triển mạng 5G, đáp ứng yêu cầu internet kết nối vạn vật. Trước mắt, Tây Ninh cần tập trung triển khai các giải pháp mà Chính phủ đã đưa ra, chú trọng giúp các doanh nghiệp phát triển công nghệ mới, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo, đảm bảo nguồn nhân lực để thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, thông qua các diễn giả, nhà khoa học sẽ cung cấp thông tin, kinh nghiệm và khuyến cáo để mình lựa chọn công nghệ, xây dựng mô hình, tiếp cận cách mạng 4.0 một cách phù hợp nhất với điều kiện địa phương mang tính đặc thù, khả năng địa phương và phát huy những tiện ích, mang lại hiệu quả trong định hướng của tỉnh là đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo ra tiện ích tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp./.
Theo Báo Mới
Cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi môi trường cạnh tranh kinh doanh
Đây là chia sẻ của các chuyên gia về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp SME, tại buổi Mạn đàm CEO, do Câu lạc bộ CEO - Chìa khóa thành công miền Bắc tổ chức vừa diễn ra.
Mạn đàm CEO là chương trình tổ chức hàng tháng của Câu lạc bộ CEO - Chìa khóa thành công, nhằm chia sẻ, đàm luận cùng nhau về những chủ đề mang tính xu hướng mới trong hoạt động kinh doanh để hội viên có thể định hướng tốt hơn.
Ngày 16/11 tại Hà Nội, Câu lạc bộ CEO- Chìa khóa thành công miền bắc đã tổ chức buổi Mạn đàm đầu tiên sau ba tháng thành lập Câu lạc bộ (8/8/2018) với chủ đề "CEO phải làm gì trong thời công nghệ 4.0".
Tại buổi Mạn đàm các thành viên Câu lạc bộ (CLB) đã cùng lắng nghe và đàm luận về chủ đề cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với chuyên gia, ông Đỗ Danh Thanh - Giám đốc tư vấn công nghệ Công ty PwC Việt Nam và ông Phùng Việt Thắng - Nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT, Phó chủ tịch đối ngoại CLB.
Là người kinh nghiệm nghiên cứu sâu về cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và cũng có công trình nghiên cứu được Hàn Quốc công bố về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp SME, ông Đỗ Danh Thanh cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, nó sẽ kết nối và tổng hòa của ba yếu tố và tạo ra những sự đột phá lớn.
Yếu tố đầu tiên là về công nghệ sinh học: Vật liệu mới; vật liệu cao cấp; đột biến gen. Yếu tố thứ hai là Vật lý: 3D Printing; Robotic. Yếu tố thứ ba là Kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo AI; Internet vạn vậtIoT; dự liệu lớn Big Data; Điện toán đám mây; Blockchain...
"Những yếu tố này của cuộc cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi môi trường cạnh tranh kinh doanh rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp SME. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp phải thay đổi không thể đi theo hướng truyền thống, khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khi công nghệ được áp dụng thì sẽ đi nhanh hơn nhiều trong việc tiếp cạnh khách hàng. Dẫn chứng như các doanh nghiệp F&B hiện tại không thể bỏ qua những bên kết nối khách hàng thông qua bên thứ ba như Foody, lozi,..." ông Danh chia sẻ.
Thấu hiểu được tác động của việc áp dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời của cuộc cách mạng 4.0 qua tìm hiểu và lắng nghe các chuyên gia chia sẻ. Ông Nguyễn Đức Hà, CEO Công ty TNHH OSSC chia sẻ cụ thể trường hợp OSSC trong lĩnh vực dịch vụ khám chữa bệnh ở Singapore.
Ông Nguyễn Đức Hà, CEO Công ty TNHH OSSC đưa ra câu hỏi tại Mạn đàm CEO.
"Trong 10 năm hoạt động khách hàng thường tìm đến tôi thông qua sự giới thiệu, nhưng trong cuộc cách mạng 4.0, thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin, được biết trong năm 2019 sẽ triển khai 5G đến năm 2020 sẽ thương mại hóa 5G. Doanh nghiệp chúng tôi nhận thấy đã đến lúc chúng tôi cũng cần có những bước nhảy vọt ứng dụng công nghệ thông tin phát triển khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín trong thời kỳ 4.0" ông Hà đặt câu hỏi.
Giải đáp thắc mắc về trường hợp của OSSC, ông Phùng Việt Thắng, nguyên phó Tổng giám đốc Hệ thống Thông tin FPT cho biết, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho một nhóm khách hàng đặc thù thì yếu tố uy tín của doanh nghiệp và yếu tố trung thành của khách hàng là những điều quan trọng nhất.
"Những hành động nhỏ khi được công nghệ hỗ trợ sẽ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp. Như OSSC mỗi một đối tượng chăm sóc lâu dài và có một đặc thù riêng nên tính cá thể hóa của từng khách hàng rất cao. Nếu OSSC không có công nghệ, khi có thông tin mà nhầm lẫn hay không kịp thời ghi nhận hoặc không thể hiện lại được đối với khách hàng thì nó sẽ mang thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc sử dụng công nghệ để lưu lịch sử thông tin bệnh nhân theo cấu trúc công nghệ sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp" ông Thắng cho hay.
Cũng theo ông Thắng, Nếu OSSC không áp dụng công nghệ, thì OSSC sẽ thua hơn các doanh nghiệp khác và làm việc rất vất vả . Khi lịch sử điều trị bệnh án của các bệnh nhân được ghi nhận nhờ công nghệ sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ lưu lại toàn bộ lịch sử bệnh án chi tiết, thứ hai khi cần sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm. Những điều này cũng sẽ thể hiện được giá trị của doanh nghiệp.
Câu lạc bộ CEO - Chìa khóa thành công được thành lập dựa trên nền tảng vững chắc của chương trình CEO - Chìa khóa thành công phát sóng hàng tuần trên VTV1 trong suốt 13 năm qua. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động TỰ CHỦ - MINH BẠCH - CÔNG KHAI. Là nơi các Doanh nhân gặp gỡ, chia sẻ kiến thức, cùng nhau giải quyết khó khăn và được tôn vinh trên sóng của Đài truyền hình Quốc gia. Đây là CLB duy nhất được dẫn dắt bởi VTV và được VCCI trực tiếp bảo trợ. Được sự hỗ trợ của Hội đồng các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế. Có khung giờ chính thức hàng tuần trên sóng truyền hình quốc gia ( VTV1, VTV4).
Theo Báo Mới
Số hóa ngân hàng - cơ hội đột phá thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống Ngày 1/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính tổ chức Hội thảo Quốc tế thường niên ngành Ngân hàng -Tài chính lần thứ 7 với chủ đề 'Số hóa ngân hàng - Cơ hội đột phá'. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang khiến các...