Tây Ninh tập trung điều trị và tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xảy ra trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh vừa có văn bản chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tập trung triển khai các giải pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh, nhất là tập trung điều trị, tiêm vaccine phòng bệnh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, môi trường; không để dây dưa kéo dài, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Một con bò bị bệnh viêm da nổi cục đang được chữa trị. Ảnh minh họa: Hoàng Nhị/TTXVN
Ông Nguyễn Văn Mấy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh cho biết, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò được phát hiện đầu tiên vào ngày 7/7/2021 tại ấp Bến Cừ, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Sau đó bệnh tiếp tục xảy ra tại địa bàn khác trong tỉnh. Tính đến ngày 27/9/2021 có 8.332 con trâu, bò của 4.314 hộ dân trên địa bàn 92 xã thuộc 9/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh bị bệnh viêm da nổi cục. Trong đó, số trâu, bò chết và tiêu hủy là 1.388 con.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, nguy cơ bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò của tỉnh tiếp tục lây lan nhanh rất cao vì một số lý do: Cơ chế lây truyền đa dạng, bệnh lây lan chủ yếu qua côn trùng mang mầm bệnh đốt như muỗi, ruồi, ve, mòng…; bệnh cũng có thể lan nhanh do hoạt động vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh. Cùng với đó là chăn nuôi trâu, bò của tỉnh phần lớn là chăn nuôi nhỏ, lẻ, xen lẫn trong khu dân cư, vệ sinh môi trường kém, dễ làm lây lan dịch bệnh. Hơn nữa, mầm bệnh đã xuất hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh, thời tiết đang vào giai đoạn mưa nhiều, ẩm độ cao, mầm bệnh phát triển nhanh, trong khi sức đề kháng gia súc giảm…
Video đang HOT
Khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Ninh là cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khống chế dịch bệnh; trong đó có các giải pháp chủ yếu là tập trung điều trị, tiêm vaccine, tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh đề nghị các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh khẩn trương rà soát lại tổng đàn chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn từng xã, số lượng trâu, bò đã tiêm phòng, số cần phải tiếp tục tiêm phòng; đẩy mạnh tiến độ tiêm phòng để ngăn ngừa dịch bệnh.
Tính đến ngày 27/9, tỉnh Tây Ninh đã xuất ngân sách hỗ trợ tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò cho 42.147 con trâu, bò, đạt 97,56% kế hoạch tiêm. Công ty Vinamilk cũng hỗ trợ 1.700 liều vaccine cho các huyện tiêm phòng bệnh cho đàn bò sữa trong dân.
Chủ động phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò
Tiền Giang đang triển khai quyết liệt các biện pháp khoanh vùng, dập dịch cũng như khuyến cáo hộ dân chủ động phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục, bảo vệ đàn trâu, bò...
Tiền Giang có ngành chăn nuôi bò phát triển với tổng đàn 121.000 con, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước, tập trung tại các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phước, thành phố Mỹ Tho.. nhưng bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã xuất hiện tại 3 huyện có nghề chăn nuôi bò phát triển là Chợ Gạo, Tân Phước và thành phố Mỹ Tho với 44 hộ dân có 73 con bò mắc bệnh.
Bò bị nhiễm bệnh viêm da nổi cục. Ảnh (minh họa): Nguyễn Thành/TTXVN
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, trước tình hình trên, địa phương đang triển khai quyết liệt các biện pháp khoanh vùng, dập dịch cũng như khuyến cáo hộ dân chủ động phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục, bảo vệ đàn trâu, bò trong tỉnh.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tiến hành cấp 7.750 liều vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục cho các huyện để tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đến nay, có tổng đàn gần 5.000 con bò của 1.266 hộ chăn nuôi đã được tiêm phòng bệnh.
Đồng thời, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức 2 lớp tập huấn trực tuyến qua phần mềm Zoom về các giải pháp phòng, chống hiệu quả bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò; đặc biệt là tập huấn về thao tác kỹ thuật tiêm phòng vaccine.
Tại huyện Chợ Gạo, ngành nông nghiệp đã cấp phát 37 lít thuốc sát trùng cho 8 xã trọng điểm về chăn nuôi phục vụ phun xịt khử trùng các ổ dịch đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền về cách nhận biết bệnh và hướng dẫn nhân dân những giải pháp phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò.
Huyện Tân Phước đã cấp phát hàng chục lít thuốc sát trùng cho các xã có dịch phục vụ phun xịt diệt khuẩn, bảo vệ môi trường chăn nuôi, tiêu độc các ổ dịch không cho lây lan. Đồng thời, thông báo rộng rãi tình hình, diễn biến dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để hộ chăn nuôi cập nhật, chủ động phòng, chống. Thành phố Mỹ Tho cũng nhanh chóng tiến hành rà soát, điều tra, thống kê tổng đàn trâu, bò địa phương, giám sát chặt chẽ dịch tễ và tổ chức tiêm phòng, hướng dẫn hộ chăn nuôi cách phòng, chống hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi trâu, bò tại địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang yêu cầu các huyện, thành, thị xã tăng cường theo dõi, giám sát bệnh viêm da nổi cục tại địa phương mình; thực hiện tiêu độc, khử trùng tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo đúng quy định.
Đặc biệt, thống kê lại tổng đàn trâu, bò tại địa phương để tổ chức tiêm phòng, bao vây ổ dịch đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 90% trên tổng số gia súc thuộc diện tiêm phòng tại ấp có dịch và đạt tối thiểu 80% tổng số gia súc thuộc diện tiêm phòng tại các ấp giáp ranh ấp có dịch. Ngoài ra, tạo thuận lợi cho lực lượng thú y cơ sở tham gia tiêm phòng bao vây ổ dịch nhưng cũng đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Kiên Giang xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên gia súc Tỉnh Kiên Giang đã xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên gia súc ở địa bàn huyện Hòn Đất và Giang Thành. Theo ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 137 con bò mắc bệnh viêm da nổi cục thuộc của 47 hộ, tại 5...