Tây Ninh phát triển mạnh mô hình sử dụng điện Mặt Trời
Theo Giám đốc Công ty Điện lực Tây Ninh, mô hình điện Mặt Trời áp mái hiện có rất nhiều người dân đầu tư và cho thấy hiệu quả rõ rệt; cụ thể, các hộ gia đình đã giảm được chi phí tiền điện.
Sau một năm sử dụng có hiệu quả, anh Lưu Xuân Minh tại ấp Tân Hòa, xã Tân Bình, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: Lê Đức Hoảnh/TTXVN)
Nằm trên vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Tây Ninh có lợi thế là địa bàn ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt; số giờ nắng nóng kéo dài trung bình lên tới từ 2.220-2.500 giờ trong năm, cao hơn 20% so với các địa phương khác.
Từ lợi thế, tiềm năng kể trên, cùng với giá điện càng ngày tăng cao, chi phí hàng tháng của hộ gia đình tăng thêm, nhiều gia đình và hộ sản xuất nhỏ tại Tây Ninh đã chọn giải pháp lắp đặt hệ thống điện năng lượng Mặt Trời trên mái nhà. Đồng thời, kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia, vừa có nguồn điện tự cung, tự cấp cho sinh hoạt, sản xuất vừa thêm thu nhập từ nguồn điện dôi dư bán ra cho ngành điện.
Sau thời gian lắp đặt 10 tấm pin điện năng lượng Mặt Trời trên mái nhà thấy có hiệu quả, tháng Năm vừa qua ông Nguyễn Văn Tốt ở khu phố 5, phường 1, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, đã mạnh dạn lắp đặt thêm 32 tấm pin nữa trên diện tích mái nhà còn lại.
Với tổng công suất điện thu được là khoảng 14,80KWp mỗi tháng, không chỉ đảm bảo cung cấp đủ điện sinh hoạt cho gia đình với mức 2,5 triệu tiền điện/tháng trước đây, ông Tốt còn bán lại lượng điện năng kết dư cho ngành điện với số tiền khoảng 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo tính toán của ông Tốt, với số tiền ban đầu bỏ ra là 390 triệu đồng, sau hơn 7 năm vừa sử dụng đủ cho gia đình, vừa bán được số điện dôi dư, ông có thể thu hồi lại được vốn, trong khi các tấm điện năng lượng Mặt Trời được nhà cung cấp bảo hành 10 năm. Như vậy, việc sử dụng hệ thống này vẫn có lãi, mà nguồn điện sử dụng lại được ổn định hơn.
Còn hộ anh Lưu Xuân Minh tại ấp Tân Hòa, xã Tân Bình, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh cũng quyết định nâng cấp hệ thống năng lượng Mặt Trời trên mái nhà từ 3,3KWp lên 6,6KWp để có đủ điện để phục vụ cho cơ sở gia công hạt điều tại nhà, vừa để có dư điện bán lại cho ngành điện.
Bà Lê Thị Phấn, quản lý Dưỡng lão đường Quy Thiện, huyện Hòa Thành, Tây Ninh, cũng chia sẻ, do là đơn vị từ thiện, kinh phí hoạt động chủ yếu nhờ các nhà hảo tâm quyên góp, để hạn chế chi phí tiền điện, trại dưỡng lão phải hạn chế tối đa các thiết bị sử dụng điện, kể cả quạt gió. Tuy nhiên, từ ngày lắp được hệ thống điện Mặt Trời với khoảng 3KWp trên mái nhà, các bà lão ở đây rất mừng. Mọi người được sử dụng điện thoải mái hơn, nhất là trời nắng nóng.
Video đang HOT
Anh Trương Thế Vinh, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên năng lượng Tường Vinh tại phường 3, thành phố Tây Ninh, cho biết trước đây công ty của anh chỉ chuyên lắp đặt máy lọc nước và nước nóng năng lượng Mặt Trời.
Kể từ tháng Ba năm nay đến nay do nhu cầu lắp đặt tấm pin điện năng lượng Mặt Trời trên mái nhà của các hộ dân trong tỉnh tăng cao, anh chuyển qua kinh doanh thêm công việc này.
Đến nay, chỉ riêng công ty anh đã lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời được trên 70 hộ, với tổng công suất trên 900KWp.
Theo anh Vinh, hiện nhu cầu lắp đặt điện Mặt Trời trên mái nhà của doanh nghiệp và người dân trong tỉnh rất lớn, nhưng vẫn còn một số hạn chế là do một số trạm biến áp nhiều nơi của ngành điện chưa đáp ứng được nhu cầu đấu nối của người dân khi lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời với công suất 10KWp trở lên. Do đó, các hộ dân và doanh nghiệp muốn lắp đặt và nâng công suất tấm pin điện Mặt Trời lên công suất lớn hơn 10KWh nhiều nơi cũng không được cho phép.
Theo ông Nguyễn Tấn Hùng, Giám đốc Công ty Điện lực Tây Ninh, mô hình điện Mặt Trời áp mái hiện có rất nhiều người dân đầu tư và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Cụ thể, các hộ gia đình đã giảm được chi phí tiền điện, đặc biệt những hộ gia đình sử dụng điện từ mức 200Kwh trở lên với giá điện bậc thang cao – tầm khoảng 2.300 đồng trở lên, khi lắp điện năng lượng Mặt Trời thì đã giảm bớt khung giá nhờ nguồn điện gia đình phát được, từ đó tiền điện giảm xuống đáng kể.
Chính vì vậy, kể từ khi ngành điện mở đợt tuyên truyền tiết kiệm điện; trong đó, khuyến khích người dân lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời áp mái từ tháng Ba năm nay, tính đến ngày 21/6 vừa qua tỉnh Tây Ninh hiện có hơn 289 khách hàng (doanh nghiệp nhỏ, hộ gia đình) đầu tư lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời áp mái với tổng công suất lắp đặt là 4.641,2KWp, chưa kể số khách hàng đang lắp đặt, sẽ đấu nối vào mạng lưới điện quốc gia trước 30/6 tới với công suất thêm khoảng 3.641,2KWp.
Năm 2019, Công ty Điện lực tỉnh Tây Ninh có kế hoạch vận động khoảng 1.000 khách hàng lắp đặt hệ thống điện Mặt Trời áp mái để nâng tổng công suất điện theo mô hình này lên khoảng trên 10.000KWp; đồng thời, tiền hành khảo sát, nâng cấp một số trạm biến áp để đáp ứng nhu cầu đấu nối của hệ thống điện Mặt Trời áp máy của người dân và doanh nghiệp./.
Theo Lê Đức Hoảnh (TTXVN/Vietnam )
Giá heo hơi hôm nay: Cao nhất 38.000-40.000 đồng/kg, dân có lãi
Theo ghi nhận của PV, giá heo hơi hôm nay tại một số địa phương miền Nam quay đầu giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg, bình quân giao dịch từ 37.000-38.000 đồng/kg; các tỉnh miền Bắc giá lợn hơi đang chững lại, duy trì phổ biến từ 36.000-40.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi cho biết đã có lãi dù không nhiều.
Giá lợn hơi miền Bắc hôm nay ổn định
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá lợn hơi tại miền Bắc trong ngày 18/6 ít biến động, giá tại nhiều nơi vẫn giữ nguyên so với ngày trước đó.
Cụ thể, giá lợn hơi tại Thái Nguyên, Bắc Giang đang giữ mức cao nhất vùng, đạt 40.000 đồng/kg; các tỉnh Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá đạt 39.000 đồngkg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động phổ biến từ 38.000 - 40.000 đồng/kg. Ảnh minh hoạ: T.L
Giá lợn hơi tại khu vực Hà Nội vẫn giữ ổn định ở mức 37.000 đồng/kg; một số tỉnh khác dao động từ 36.000 - 38.000 đồng/kg như Phú Thọ 36.000 đồng/kg; Tuyên Quang 37.000 đồng/kg; Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thái Bình 38.000 đồng/kg đối với lợn siêu nạc xuất bán tại chuồng.
Trò chuyện với PV Dân Việt, chị Nguyễn Thị Thiện nông dân ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) cho biết, với giá heo hơi tại Ninh Bình dao động từ 37.000 - 39.000 đồng/kg tuỳ loại, nhiều người có heo bán sẽ có thể thu lãi khoảng 5.000 đồng/kg đối với mô hình chăn nuôi khép kín, chủ động từ con giống đến dùng thức ăn phối trộn. Tuy nhiên, với các trang trại phải đi mua con giống, hoặc dùng cám công nghiệp thì lãi ít hơn, hoặc thậm chí bị hao hụt nhiều thì chỉ hoà vốn.
"Khoảng 1 tuần nay nhiều người thấy giá heo hơi tăng cao nên cũng tranh thủ bán chạy hàng hơn, thương lái đến bắt lợn liên tục. Tuy nhiên cũng nhiều người không còn con lợn nào để bán vì đã bị dịch tả lợn châu Phi làm chết cả đàn", chị Thiện nói.
Cũng như chị Thiện, gia đình anh Nguyễn Văn Dũng ở huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, nhà anh đang nuôi khoảng 100 con lợn thịt, 5 con lợn nái. Từ nhiều năm nay, anh luôn chủ động nguồn lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của gia đình, chưa bao giờ phải đi mua ở bên ngoài. Mỗi lứa, 1 con lợn nái sinh sản trung bình khoảng 12 - 15 con nên vừa đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của gia đình anh.
Về nguồn thức ăn, gia đình anh Dũng cũng chủ yếu tự phối trộn, ngoài nguồn thức ăn riêng mua bổ sung cho lợn nái và lợn con mới cai sữa, gia đình anh thường mua ngô, sắn, bột cá, đậu tương về tự nghiền rồi tự trộn theo công thức tìm hiểu trên mạng internet và học hỏi từ một số anh em cùng nuôi lợn.
"Tôi vừa chăn nuôi vừa ghi chép để tìm ra công thức phối trộn hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất so với nuôi lợn bằng cám công nghiệp. Thực tế cho thấy nếu hộ chăn nuôi chủ động được con giống, thức ăn thì giá thành 1kg thịt lợn hơi chỉ khoảng 32.000-35.000 đồng/kg. Còn nếu trang trại áp dụng máy móc đồng bộ, hiện đại như các doanh nghiệp lớn thì thậm chí giá thành còn thấp hơn", anh Dũng cho biết.
Giá heo hơi miền Nam giảm nhẹ
Cụ thể, tại Đồng Nai giá heo hơi trong ngày hôm qua tiếp tục giảm thêm 1.000 đ/kg đến 3.000 đ/kg so với trước đó, hiện tại chỉ còn khoảng 37.000 đ/kg đối với heo siêu loại đẹp. Các tỉnh miền Tây Nam Bộ giá dao động từ 34.000 đ/kg đến 38.000 đ/kg.
Anh Hùng, một thương lái mua heo tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) cho biết, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh đã có chiều hướng tăng sau đợt giảm giá chạm đáy 30.000 đồng/kg, hiện dao động từ 35.000 - 36.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với mức giá này, người chăn nuôi chưa đủ để "gỡ vốn". Do lo sợ bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo châu Phi nên nhiều người đang có tâm lí bán chạy dịch, dù heo mới chỉ nặng 70-90kg.
Theo thông tin mới đây của Bộ NN&PTNT, hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 58 tỉnh, thành phố, khiến hơn 2,6 triệu con lợn buộc phải tiêu huỷ.
Ninh Bình hỗ trợ mức cao nhất 48.000 đồng/kg đối với lợn nái, lợn đực giống bị tiêu huỷ bởi dịch tả lợn châu Phi
UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Quyết định số 542/QĐ - UBND ngày 08/05/2019 về việc quy định hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn.
Hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh (dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh) bắt buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh động vật lây lan (kể cả khi xuất hiện dịch bệnh nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật).
Cụ thể: Đối với lợn thịt, lợn con các loại hỗ trợ 32.000 đồng/kg thịt lợn hơi; Đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác hỗ trợ 48.000 đồng/kg thịt lợn hơi (bằng 1,5 lần so với mức hỗ trợ loại lợn thịt và lợn con).
Đối với lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh đã thực hiện tiêu hủy bắt buộc trên địa bàn tỉnh trước ngày ban hành Quyết định này, mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ - CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ cho tất cả các loại lợn là 38.000 đồng/kg thịt lợn hơi.
Theo Danviet
Chuyện lạ Đồng Nai: Các "quan chức" thôn xung phong đi nhặt rác Trước tình trạng rác thải sinh hoạt còn vứt bừa bãi, mạng lưới thu gom rác chưa phủ khắp đến từng hộ dân trong ấp, chính quyền xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân tổ chức dịch vụ thu gom rác nhưng nhiều người "lắc đầu" vì lợi nhuận từ công việc này...