Tây Ninh: Nông nghiệp đứng “đội sổ” trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm ( GRDP) trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tăng trưởng khá. Tuy nhiên đóng góp đáng kể lại thuộc về công nghiệp và dịch vụ, còn nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Tây Ninh khóa 9, ngày 12.7, ông Trần Văn Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết GRDP thực hiện 23.350 tỷ đồng; tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, đóng góp của ngành công nghiệp đạt 5,2 %, dịch vụ 2,2 %, còn ngành nông nghiệp chỉ đạt 0,1 %. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản thực hiện 11.083 tỷ đồng, mới đạt 41,4% so kế hoạch.
Tỷ trọng 3 ngành trong GRDP theo giá hiện hành: ngành nông lâm thủy sản chiếm 22,1%; ngành công nghiệp xây dựng đạt 40,3% và và dịch vụ đạt 33,8%. Theo kế hoạch năm 2018, tỷ trọng lần lượt của 3 ngành này là: 26 – 27%; 40 – 41% và 30- 31%.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở Tây Ninh chậm lại. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo đánh giá của UBND tỉnh, tốc độ tăng trưởng chậm lại là do các chương trình, đề án của ngành nông nghiệp mới được triển khai ở những bước đầu nên kết quả chưa thể hiện rõ, chưa đem lại giá trị sản xuất cho ngành.
Một số cây trồng vật nuôi gặp nhiều bất lợi về yếu tố thị trường, nhất là cây mì, mía và đàn lợn.
Bệnh khảm lá trên cây mì còn phát sinh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản. Theo thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật, tính đến giữa tháng 6, tỉnh Tây Ninh, có hơn 14.000ha mì bị bệnh khảm.
Video đang HOT
Một số cây trồng gặp bất lợi về dịch bệnh, nhất là cây mì. Ảnh: Trúc Ly
Niên vụ 2017 – 2018, diện tích mía cháy khoảng 1.745 ha, khối lượng mía cháy hơn 111.100 tấn mía, chủ yếu ở Campuchia và vùng giáp biên giới với Campuchia.
Giá cả giảm liên tục và đứng ở mức thấp (mặc dù giá heo gần đây có tăng), trong khi chi phí vẫn ở mức cao nên hiệu quả kém.
Công tác thẩm định xã đạt chuẩn NMT năm 2017 còn chậm
Đánh giá chung toàn ngành kinh tế, ông Chiến cho biết chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tinh (PCI) năm 2017 tuy tăng 1 bậc so với năm 2016, tuy nhiên vẫn còn những chỉ số còn hạn chế như chỉ số gia nhập thị trường, tính cạnh chưa bình đẳng và thiết chế pháp lý.
Kết quả thực hiện và giải ngân vốn xây dựng cơ bản đạt thấp (khối lượng thực hiện đạt gần 37%, giải ngân gần 36%); đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân rất thấp (9,56%). Việc triển khai thực hiện các dự án, nhất là các dự án mới còn chậm, đến nay còn một số dự án chưa hoàn chỉnh thủ tục để tổ chức đấu thầu.
Theo UBND, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm do các chương trình của ngành mới triển khai nên kết quả chưa thể hiện rõ, chưa đem lại giá trị sản xuất. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Để hoàn thành kế hoạch đến 6 tháng cuối năm, UBND tỉnh cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực còn hạn chế và tăng trưởng chậm.
Tập trung các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tiếp tục hỗ trợ kêu gọi, liên kết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về thông tin các chính sách đầu tư, tiêu thụ nông sản; xây dựng thành lập các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau, cây ăn quả và các cây trồng khác.
“Trong đó, Tây Ninh tập trung hoàn thành Đề án chuỗi giá trị nông nghiệp tỉnh và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án về chăn nuôi theo đúng kế hoạch”, ông Chiến cho biết.
Theo Danviet
Bãi rác Đa Phước: Vì một chữ "nếu" nên 8 năm qua rác chỉ để... chôn
Ngày 3.7 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã đồng ý với báo cáo của Thanh tra Chính phủ, về kiểm tra xác minh đơn tố cáo của công dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, TPHCM (bãi rác Đa Phước) do Cty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư.
Kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy: Chính cơ quan tham mưu và UBND TPHCM, trong quá trình đàm phán, thương thảo ký hợp đồng, thực hiện dự án với VWS đã "thể hiện sự yếu kém".... Đáng nói, tại hợp đồng giao nhận và xử lý chất thải rắn ký ngày 26.2.2006 giữa Sở TN-MT TP HCM và VWS, chỉ vì một chữ "nếu" đã khiến cho VWS chỉ mang rác để chôn trong 8 năm qua mà không chế biến mảy may tấn phân compost nào, như đã cam kết.
Toàn cảnh Bãi rác Đa Phước do VWS làm chủ đầu tư. Ảnh: M.K
Theo thiết kế, bãi rác Đa Phước do VWS thiết kết gồm 3 công trình: Nhà máy phân loại các vật liệu có thể tái chế, sử dụng các công nghệ tiên tiến; nhà máy chế biến phân compost và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Trong đó, việc chế biến phân compost là một kỳ vọng để thật sự biến rác thành phân bón, sử dụng cho nông nghiệp. Đồng thời, giảm được chôn lấp rác, vốn gây ô nhiễm môi trường và đi ngược xu thế thời đại.
Tuy nhiên, kỳ vọng về chế biến phân compost đó đã hoàn toàn... tiêu biến, khi tại hợp đồng ký ngày 26.2.2006 giữa Sở TN-MT và VWS lại chấp nhận điều khoản như sau: "Chất thải phân loại: Do nhu cầu cần phải có chất thải hữu cơ để sản xuất compost, Sở TN-MT sẽ yêu cầu các đơn vị vận chuyển chất thải... có thu gom rác trong những khu vực có tỷ lệ chất thải hữu cơ cao (như tại các chợ rau quả của TP) vận chuyển các loại chất thải này đến VWS.
Công nhân đang làm việc tại Bãi rác Đa Phước. Ảnh: H.H
Nếu trong tương lai, chất thải rắn đô thị được phân loại tại cấp hộ gia đình, cấp trạm trung chuyển hay bất kỳ cấp nào khác, thì Sở TN-MT sẽ đảm bảo loại chất thải cần thiết nhất cho nhà máy, dù đó là chất thải hưu cơ hay chất thải vô cơ, sẽ được ưu tiên cho nhà máy trước, thay vì giao cho bất cứ các nhà máy xử lý chất thải nào khác...".
Theo cam kết trên, từ ngày 1.8.2006, Sở TN-MT thoả thuận sẽ bắt đầu giao hàng ngày các vật liệu có thể tái chế đã thu gom và phân loại tại nguồn trong toàn TPHCM đến nhà máy của VWS. Song, việc làm trên không thể hay nói cách khác là hoang tưởng, khi hàng triệu người dân TPHCM chưa hề có thói quen phân loại rác tại nguồn.
Chính vì vậy mới có lý do "TP không cung cấp được các vật liệu có thể tái chế thu gom được từ chương trình phân loại rác tại nguồn như đã cam kết trong hợp đồng, nên không thể vận hành các nhà máy này hoạt động được". Đồng nghĩa, suốt 8 năm qua, kế từ khi Bãi rác Đa Phước đi vào hoạt động, thì VWS chỉ chủ yếu là... "đem rác để chôn". Việc chế biến, hay áp dụng công nghệ làm phân compost, tái chế vật liệu... thì không biết tới bao giờ thực hiện.
Ông Đoàn Nguyên Đức - công dân đứng đơn tố cáo việc gây ô nhiễm môi trường của Bãi rác Đa Phước - cho rằng: "Hợp đồng có nhiều khoản bất lợi cho phía TP. Hợp đồng không ràng buộc phía VWS phải thực hiện các cam kết về nhà máy tái chế, chế biến phân compost, sai phạm phải xử lý thế nào... Trái lại, chỉ đề cập đến quyền lợi của VWS, trong khi phía Sở TN-MT - đại diện cho TP, thì phải chịu trách nhiệm rất nhiều.
Ở đây, chỉ một chữ "nếu" cho thì tương lai thôi, VWS đã hoàn toàn không cần phải chế biến tấn phân compost nào cả; trái lại, thong dong mang rác đi chôn lấp và nhận tiền".
Theo Cao Hùng (Lao Động)
U70 chỉ có 1,2 công vườn mà mỗi năm "bỏ ống" 250 triệu đồng Đến ấp Phú Tân, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hỏi chuyện lão nông Đặng Văn Dễ (72 tuổi) ai cũng biết và bày tỏ sự khâm phục với cách làm giàu và tình yêu với nông nghiệp của ông. Ông Dễ chỉ có 1,2 công đất (1.200m2) mà mỗi năm làm ra 250 triệu đồng. Bỏ cột cho thanh...