Tây Ninh ngăn chặn xăng, dầu “chảy” qua biên giới
Từ đầu năm đến nay, trên một số tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh tái xuất hiện tình trạng buôn lậu xăng dầu qua Campuchia.
Theo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh, khu vực tái xuất lậu xăng dầu qua Campuchia hiện nay là một số xã biên giới thuộc các huyện Tân Biên, Tân Châu và Châu Thành.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Lao động)
Đối tượng vận chuyển xăng, dầu là cư dân biên giới, vận chuyển nhỏ lẻ bằng xe gắn máy, chở can nhựa từ 200 đến 300 lít/chuyến, đi bằng đường mòn, ngõ tắt vào ban đêm nên khó phát hiện.
Video đang HOT
Trong khi đó, gần đây, tại tuyến biên giới do Đồn Biên phòng Tân Hà (xã Tân Hà, huyện Tân Châu) quản lý, bộ đội biên phòng đã phát hiện, thu giữ gần 500 lít xăng, dầu, chủ yếu là dầu diesel trên đường vận chuyển trái phép sang Campuchia.
Theo Quản lý thị trường Tây Ninh, hiện giá xăng và dầu diesel trong nước và bên Campuchia chênh lệch khoảng trên 2.000 đồng/lít (giá bán lẻ), nên tình hình buôn lậu mặt hàng này đang có chiều hướng gia tăng.
Hiện lực lượng Quản lý thị trường Tây Ninh đang theo dõi, nắm tình hình để phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý hiệu quả; đồng thời tăng cường giám sát các cửa hàng xăng dầu, cam kết không đong nhiên liệu vào can nhựa, không tiếp tay cho buôn lậu./.
Theo TTXVN
"Nghi án" buôn lậu 52.000 lít dầu
Đội QLTT huyện Nhà Bè - TPHCM đã hoàn tất hồ sơ và chuyển cơ quan công an điều tra nguồn gốc 52.000 lít dầu có dấu hiệu buôn lậu, trong khi doanh nghiệp sở hữu số dầu này khăng khăng đó là chất thải
Số phận của 52.000 lít dầu bị tạm giữ đã hơn 5 tháng nhưng đến nay vẫn chưa được định đoạt. Ngày 18-8-2011, xe bồn biển kiểm soát 57K-9235 chở 16.000 lít dầu đang lưu thông trên đường Nguyễn Văn Tạo - Nguyễn Hữu Thọ thì bị lực lượng QLTT huyện Nhà Bè kiểm tra và tạm giữ vì không có hóa đơn, chứng từ. Cùng ngày, đội QLTT huyện Nhà Bè tiếp tục kiểm tra Công ty TNHH Thương mại Xăng dầu Đức Anh (Công ty Đức Anh - cũng là chủ sở hữu 16.000 lít dầu trên, có trụ sở tại số 96/5 Dương Cát Lợi, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè) và tạm giữ thêm 36.000 lít dầu.
Trụ sở Công ty TNHH Thương mại Xăng dầu Đức Anh là ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong hẻm gần kho xăng dầu Petrolimex. Ảnh: TẤN THẠNH
Bắt nhầm?
Như vậy, Đội QLTT huyện Nhà Bè đã thu giữ tổng cộng 52.000 lít dầu của Công ty Đức Anh với lý do không có hóa đơn, chứng từ. Biên bản tạm giữ và các biên bản làm việc giữa QLTT với doanh nghiệp ghi tên hàng hóa là dầu FO. Tuy nhiên, bà Đỗ Thị Thúy Liễu, Giám đốc Công ty Đức Anh, cho rằng số dầu nói trên không phải dầu FO thương phẩm mà là dầu thải do doanh nghiệp thu gom trong quá trình dọn vệ sinh các phương tiện vận tải đường thủy.
Công ty Đức Anh là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực buôn bán xăng dầu, bên cạnh đó còn có chức năng thu gom chất thải nguy hại (CTNH) theo giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH số 79.051V và sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại số 79.002068 do Sở Tài nguyên-Môi trường TPHCM cấp. Cũng theo bà Liễu, phương tiện vận chuyển CTNH của công ty là hai chiếc xe bồn biển kiểm soát 57K-3779 và 57K-6634 do đang trong thời gian sửa chữa nên đơn vị thuê xe bồn biển kiểm soát 57K-9235 chở 16.000 lít dầu đến Công ty TNHH Toàn Thắng Lợi (tại quận 9) để xử lý.
Về xuất xứ của số dầu, bà Liễu cho biết đã thu gom từ một doanh nghiệp tại Long An, có hợp đồng thu gom và từ một tàu nước ngoài, có order (đơn đặt hàng - PV) và certificate (giấy chứng nhận - PV) của Ban Chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng Sài Gòn. Công ty Đức Anh đã cung cấp các giấy tờ nói trên cho Đội QLTT huyện Nhà Bè. "Họ hứa sau khi có kết quả phân tích mẫu từ Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (Quatest 3) sẽ giải quyết nhưng khi đã có kết quả, họ vẫn không giải quyết mà tiếp tục ra quyết định gia hạn tạm giữ 30 ngày và liên tục mời tôi cùng các thành viên công ty lên lấy lời khai. Đội QLTT huyện Nhà Bè đã bắt nhầm, kết quả phân tích của Quatest 3 cho thấy dầu của chúng tôi là dầu thải không đạt chất lượng" - bà Liễu nói.
Có dấu hiệu buôn lậu
Trong khi đó, Đội QLTT huyện Nhà Bè cho rằng hợp đồng thu gom dầu thải giữa Công ty Đức Anh và Công ty Cổ phần Hóa dầu Long Hưng Việt Nam (có trụ sở tại tỉnh Long An) không ghi ngày tháng, không chữ ký. Tờ certificate cũng không ghi ngày tháng cụ thể. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội QLTT huyện Nhà Bè, còn cho biết order của tàu nước ngoài mà Công ty Đức Anh xuất trình có nhiều nghi vấn: order gửi ngày 16-8, doanh nghiệp khai thu gom dầu vào ngày 18-8 nhưng QLTT tìm hiểu và biết được con tàu này đã rời khỏi Việt Nam từ ngày 20-7.
Cũng theo ông Hùng, cho dù order có hợp lệ cũng không mang tính chất pháp lý vì theo các quy định của Việt Nam thì phải là hợp đồng thu gom. Bên cạnh đó, theo kết quả phân tích của Quatest 3, mẫu có chất lượng không phù hợp quy định tại các mẫu dầu không đạt do có hàm lượng nước và nhiệt trị không đạt yêu cầu, không phù hợp quy định tại TCVN 6239: 2002 (tiêu chuẩn về nhiên liệu đốt lò FO). Do đó, kết quả này không có nghĩa số dầu của Công ty Đức Anh là CTNH, bởi lẽ tiêu chí để chứng minh dầu thải phải theo Quyết định 23 của Bộ Tài nguyên - Môi trường về danh mục CTNH. "Nhận thấy Công ty Đức Anh có dấu hiệu vi phạm trong việc buôn lậu dầu từ nước ngoài nên QLTT đã hoàn tất hồ sơ và chuyển Công an huyện Nhà Bè tiếp tục điều tra, xử lý" - ông Nguyễn Văn Hùng cho biết.
Lô hàng có giá 800 triệu đồng
Thông tin từ Đội QLTT huyện Nhà Bè cho biết đơn vị này đã thuê một công ty thẩm định giá của Bộ Tài chính để lượng giá trị lô hàng của Công ty Đức Anh. Dựa trên kết quả phân tích mẫu của Quatest 3, công ty thẩm định đưa ra kết quả: 52.000 lít dầu bị tạm giữ trị giá khoảng 800 triệu đồng.
Theo Người Lao Động
Vụ xăng dầu lậu: Một thiếu tá quân đội cản trở cảnh sát biển Xã Gành Dầu (Phú Quốc, Kiên Giang) nằm giáp đường biên giới biển với Campuchia nên thường xuyên xảy ra tình trạng buôn lậu xăng dầu qua lại. Cục Cảnh sát biển đã cử một tổ công tác vào kết hợp với Đồn biên phòng Gành Dầu nắm tình hình. 12 giờ đêm 22-12, tổ công tác gồm ba cảnh sát biển và...