Tây Ninh: Mâu thuẫn trong lúc xem đánh bài ‘ké’, đâm chết 1 nạn nhân
Do xảy ra mâu thuẫn trong quán cà phê, Lê Hoàng Dũng bực tức dùng dao bấm để sẵn trong cốp xe máy đâm loạn xạ khiến 1 người chết.
Ngày 31.5, Công an H.Dương Minh Châu ( Tây Ninh) cho biết đã tạm giữ hình sự Lê Hoàng Dũng (33 tuổi, ngụ ấp Tân Đông, xã Tân Thành, H.Tân Châu) để điều tra làm rõ hành vi giết người.
Lê Hoàng Dũng bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi giết người. Ảnh GIANG PHƯƠNG
Trước đó, vào lúc 20 giờ 40 ngày 25.5, Dũng uống cà phê tại khu vực thuộc ấp Bình Linh, xã Chà Là, H.Dương Minh Châu.
Vào thời điểm này, tại quán có 4 người gồm các ông: Nguyễn Minh Trí (47 tuổi), Nguyễn Văn Bẹo (30 tuổi), Nguyễn Huỳnh Anh Hào (37 tuổi) và Đặng Đinh Đông (44 tuổi, cùng ngụ ấp Bình Linh, xã Chà Là, H.Dương Minh Châu) đang đánh bài ghi điểm uống nước.
Một lúc sau, Dũng cùng anh Nguyễn Văn Huyện (34 tuổi, ngụ ấp Bình Linh) lại xem đánh bài thì Dũng và ông Đông xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, Dũng điều khiển xe máy đi về.
Do bực tức trong người, Dũng lấy con dao bấm để sẵn trong xe rồi quay lại quán cà phê.
Tại đây, Dũng đâm ông Đông nhưng ông Đông né được. Ông Hảo dùng ghế nhựa đánh vào người Dũng thì bị Dũng dùng dao đâm trúng vào phía sau đầu làm nạn nhân ngã xuống đất bất tỉnh.
Sau đó, Dũng rút dao ra tiếp tục đâm ông Đông và ông Huyện. Lúc này ông Trí lấy cây cuốc đánh vào tay Dũng, làm con dao rớt xuống đất nên Dũng bỏ chạy.
Các nạn nhân bị thương được chở đi cấp cứu tại bệnh viện, riêng ông Hảo do bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) nhưng tử vong sau đó.
Video đang HOT
Lê Hoàng Dũng đã ra cơ quan công an đầu thú. Hiện Công an H.Dương Minh Châu đang tiếp tục điều tra xác minh hành vi giết người của Lê Hoàng Dũng.
Bị lừa sang Campuchia làm 'việc nhẹ, lương cao'
Nghe lời dụ dỗ của một người ở cùng xóm trọ đưa vào Tây Ninh làm việc cho một công ty máy tính lớn với mức lương mỗi tháng 25 triệu đồng, T. - 17 tuổi, quê Hướng Hóa (Quảng Trị) - đã đồng ý và sập bẫy.
Em T. được chuộc về vẫn chưa hết rùng mình về hành trình thoát khỏi "địa ngục" - Ảnh: Q.NAM
T. cho biết khi bước lên xe đã thấy có thêm 7 người khác cũng trạc tuổi mình.
Sập bẫy
"Cả nhóm đi đến ngày 15-5 thì tới tỉnh Tây Ninh. 8 đứa lên xe mới biết nhau nhưng nói chuyện chỉ lén lút. Xong cả nhóm được đưa đến một quán cà phê chòi. Và đến lúc này vẫn chưa ai nghĩ mình bị lừa", T. kể.
Cũng theo lời kể của T., tại quán cà phê chòi này, mỗi người trong nhóm được phát một hộp cơm. Tuy nhiên, khi vừa ăn xong lên xe thì cả nhóm đều ngủ mê mệt. Đến khi tỉnh lại thì đã thấy mình ở giữa một rẫy cà phê. "Trong một cái chòi nhỏ ở đây, có một nhóm người có súng. Tụi em thấy không ổn đòi về thì một người trong nhóm nói đây là biên giới Campuchia rồi, đòi về sẽ "xử"", T. nhớ lại lời đe dọa.
Cuối cùng, các em được đưa đến một dãy nhà 9 tầng được xây như ký túc xá và có tường rào cao bao quanh. "Sợ nhất là khi thấy ở đây có đến mấy chục người mặc đồ bảo vệ. Mỗi người canh giữ một phòng, người nào cũng có súng và roi điện", T. nói.
T. kể ngay ngày đầu tiên vào dãy nhà được gọi là công ty này, nhóm của T. đã được một cô gái trẻ phiên dịch tiếng Việt đưa lên một phòng có nhiều máy tính. Người này dạy cho nhóm của T. cách lừa đảo tiền qua các trang mạng. T. cùng một số người từ chối không học việc lừa đảo thì mọi chuyện hé lộ - không phải "việc nhẹ, lương cao" như đã được hứa trước đó.
Những dãy nhà xung quanh vị trí mà em T. bị giữ khi qua Campuchia được em quay lén - Ảnh cắt từ clip do gia đình em T. cung cấp
Bỏ tiền chuộc con về
"Lúc này, những người ở công ty ma này thông qua phiên dịch nói đã phải bỏ 1.250 USD ra mua T. và phải làm trong 6 tháng để trả nợ. Nếu không chịu làm thì phải gọi người nhà trong 5 ngày gửi tiền qua chuộc về. Nếu không sẽ bị bán tiếp qua Philippines", T. kể lại và cho biết lúc này mới biết mình bị người môi giới ở cùng xóm trọ bán chứ không phải đưa đi làm.
Cả nhóm đều là con em các gia đình miền núi nghèo khó, khi nghe tiền chuộc đến mấy chục triệu đồng thì giật mình. Cả nhóm quyết định tìm cách bỏ trốn. Tuy nhiên, theo lời T. kể, cuộc trốn chạy bất thành. Họ bị giữ lại, bị đánh đập bằng roi điện.
Bà H., mẹ T., cho biết vì quá thương con nên bà đã quyết định phải vay mượn tiền chuộc con về bằng mọi giá. Qua điện thoại, người phiên dịch ghi những khoản phí người nhà phải nộp vào một tờ giấy in sẵn bằng cả tiếng Trung và tiếng Việt với dòng chữ in phía trên là "đơn xin nghỉ việc của nhân viên".
Những khoản phí chuộc phải nộp gồm có cả tiền phí giới thiệu 1.250 USD cùng phí ăn ở, xe, quản lý, xét nghiệm COVID-19, làm thủ tục. Tổng cộng các khoản phí chuộc được tính là 1.530 USD, tức hơn 38 triệu đồng.
Bà H. cũng được gửi một số tài khoản của một người được cho là người Trung Quốc kèm lời nhắn chuyển đủ tiền vào đó thì con sẽ được đưa về cửa khẩu Mộc Bài. Bà H. xin cho người nhà tới tận nơi nộp tiền và đưa về, nhưng người này không chịu.
Đến ngày 20-5, bà H. chuyển đủ số tiền được yêu cầu và ngay chiều hôm đó T. được một người đàn ông đưa đến cửa khẩu làm thủ tục để về. Cùng được chuộc về cùng lúc với T. còn có 2 người khác. T. nói 2 người này qua trước T. 4 ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đặng Trọng Vân, chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), nói sẽ chỉ đạo Công an huyện vào cuộc xác minh ngay sự việc. "Trước mắt tôi sẽ cho công an xác minh vụ việc liên quan đến trường hợp đã được chuộc về", ông Vân cho hay.
Cảnh báo nạn dụ dỗ
Theo thượng tá Trần Đăng Dũng - chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hiện nay trên các trang mạng xã hội có một số kẻ thuộc đường dây đưa đón người xuất nhập cảnh trái phép tìm việc làm ở Campuchia đưa ra lời mời, kêu gọi làm việc nhẹ với những mức lương hấp dẫn từ 700 - 1.000 USD/tháng.
Thực tế khi người dân đến Campuchia hoặc các nước khác trong khu vực chỉ làm thuê, thậm chí không có việc, muốn về nước thì phải đóng tiền chuộc.
Thượng tá Dũng khuyến cáo người dân không nên tin vào lời dụ dỗ của kẻ xấu lợi dụng mạng xã hội mời gọi "ra nước ngoài làm việc nhẹ với mức lương cao". Trường hợp khi biết mình bị dụ dỗ để đưa qua Campuchia thì tìm cách liên hệ với cơ quan chức năng Việt Nam, Campuchia và lực lượng biên phòng các cửa khẩu để được hỗ trợ.
Nhiều thanh thiếu niên đã bị lừa
Tờ phiếu ghi các khoản tiền mà mẹ em T. phải nộp để chuộc con - Ảnh do gia đình cung cấp
Trả lời Tuổi Trẻ từ Phnom Penh, ông Sym Chi, chủ tịch Tổng hội Khmer - Việt Nam, nhìn nhận thời gian qua đã xuất hiện các đường dây của người Việt cấu kết với các đầu mối ở Campuchia đưa người Việt Nam sang Campuchia lao động trái phép. Họ sử dụng các trang mạng xã hội, trong đó có những trang mạng mạo danh Hội người Việt Nam tại Campuchia, để tuyển người từ Việt Nam sang với những hứa hẹn hấp dẫn.
Nạn nhân đa số là thanh thiếu niên từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, ngoài ra có một số từ các tỉnh Nam Bộ và người gốc Việt tại Campuchia.
Họ lừa đưa người sang để làm việc trong các công trình xây dựng hoặc các điểm đánh bạc trực tuyến ở các tỉnh Svay Rieng, Koh Kong và nhiều nhất là Sihanoukville... do người Trung Quốc làm chủ.
Khi đến nơi thì điều kiện làm việc không như mong muốn. Một số bị giam cầm, ngược đãi, một số trốn thoát, một vài trường hợp mất tích. Có trường hợp một thanh niên gốc Việt từ tỉnh Khmpong Chhnang đã nhảy lầu tử vong. Hội Khmer - Việt Nam tại Campuchia, các cơ quan lãnh sự tại Sihanoukville và Đại sứ quán Việt Nam cũng đã tiếp nhận nhiều thông tin liên quan đến tình hình trên.
Riêng Hội Khmer - Việt Nam đã tiếp nhận nhiều lời kêu cứu của các trường hợp từ Việt Nam bị lừa sang Campuchia. "Chúng tôi đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, phối hợp với các cơ quan chức năng của Campuchia giải cứu gần 300 lao động Việt Nam tại Sihanoukville... Tuy nhiên, các trường hợp bị lừa, kêu cứu vẫn còn chưa nắm hết", ông Sym Chi nói.
Ngăn chặn tội phạm "tín dụng đen" vùng giáp biên Tội phạm "tín dụng đen" thường rải tờ rơi, quảng cáo có nội dung như, cho vay nhanh, hỗ trợ tài chính chỉ cần CMND, hộ khẩu, giấy tờ xe... Các tờ rơi xuất hiện trên đường phố, dãy nhà trọ. Anh Đặng Xuân Phong (SN 1978, ngụ huyện Tân Châu, Tây Ninh), bức xúc: "Cách đây không lâu, tôi thiếu tiền cho...