Tây Nguyên nhớ thương Đại tướng – người học trò xuất sắc của Bác Hồ
Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài ba lỗi lạc, người con anh hùng của dân tộc – đã ra đi mãi mãi, bà con các buôn làng thẫn thờ thương tiếc, rồi trao nhau những câu chuyện thần kỳ về cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang “vì nước, vì dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành…” của Đại tướng – người học trò xuất sắc của Bác Hồ vĩ đại.
Người dân cả nước rất đau buồn trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Hải Nguyễn
Ông Khuyên Đông – già làng Tung, xã Ia Nan (Đức Cơ) – nói: “Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với Atâu (ông bà), già làng cùng bà con vùng biên giới Đức Cơ buồn cái bụng vô cùng. Ai cũng tiếc thương Đại tướng…”.
Một trong những người ở Tây Nguyên may mắn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều nhất – bà Rơ Châm H’Déo – Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai – cho biết: Buồn quá, thế là từ nay dân tộc ta đã mất đi một vị tướng huyền thoại, LLVT chúng ta đã mất đi người anh cả, một vị tướng dũng cảm tài giỏi.
Với tôi, Đại tướng là huyền thoại, là biểu tượng của một thế hệ cách mạng thiên tài, là sợi dây để thế hệ trẻ hôm nay được kết nối với thế hệ cách mạng tiền bối của dân tộc. Cả cuộc đời của Đại tướng là vì nước, vì dân.
“Bốn lần tôi được gặp và làm việc với Đại tướng, đã để lại trong tôi những ấn tượng, những tình cảm, những bài học khó quên. Đại tướng đã hiến dâng cho dân tộc Việt Nam tất cả và cả dân tộc Việt Nam cũng yêu mến, kính trọng ông bằng cả trái tim mình. Đại tướng sẽ sống mãi với non sông đất nước Việt Nam ta! Đất nước ta, nhân dân ta sẽ mãi mãi ghi nhớ công ơn to lớn của Đại tướng”, nói đến đây bà H’Déo lại khóc.
Theo Laodong
Video đang HOT
Nghệ thuật quân sự Võ Nguyên Giáp
Về sự song toàn văn võ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS Vũ Khiêu từng có câu đối: "Võ công truyền quốc sử, văn đức quán nhân tâm".
Quân ủy T.Ư, Bộ Tổng tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 - Ảnh: T.L
Trong cuốn sách nổi tiếng, đã được dịch và xuất bản năm 2012 dưới tên Võ Nguyên Giáp, nhà sử học Pháp Georges Boudarel đã đặt ra vô số câu hỏi. Vì sao một người chưa từng ngồi trên ghế các nhà trường quân sự đã đối đầu thắng lợi với 15 sĩ quan cao cấp, có nhiều kinh nghiệm nhất, được đào tạo bài bản tại các trường quân sự nổi tiếng nhất phương Tây như Saint Cyr, West Point? Do đâu một dân tộc nhỏ bé (về quy mô và tiềm lực) với những "người nhà quê" (về tính chất) lại đương đầu được với vũ khí hiện đại?...
Câu trả lời chung của Georges Boudarel là: với Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và các bạn chiến đấu của mình, cụm từ "chiến tranh nhân dân" không ngừng trở thành khẩu hiệu động viên toàn thể dân tộc, được thực hiện hằng ngày. Trước năm 1946, ít nhà quan sát người Pháp biết và trước những năm 1960 còn ít hơn nữa các nhà quan sát Mỹ hiểu được điều này.
Không phải ngay lập tức Võ Nguyên Giáp đã là "Tướng Giáp" lừng danh. Từ tháng 1.1948 ông mới được phong cấp này. Trước khi là một nhà quân sự lỗi lạc trong thế kỷ 20, là biểu tượng chiến thắng của các thuộc địa kiểu cũ vùng lên giành độc lập sau Điện Biên Phủ, Võ Nguyên Giáp đã là nhà giáo, nhà báo. Ông trở thành cán bộ cách mạng chuyên nghiệp từ những năm 1936 - 1939 khi Đảng Cộng sản còn chưa giành được chính quyền. Ông cũng là học trò, là đồng chí gần gũi, là cán bộ quan trọng của Hồ Chí Minh trong những năm sau đó. Sau ngày độc lập, Võ Nguyên Giáp là một chính khách (Bộ trưởng Nội vụ) trong Chính phủ cách mạng lâm thời, sát cánh cùng với Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ. Ông chuyển dần sang đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quân đội và chỉ huy cuộc chiến không cân sức với đội quân viễn chinh hùng hậu của Pháp. Càng ngày, tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp càng được khẳng định và vai trò của ông trở nên không thể thay thế.
Việc Võ Nguyên Giáp có thể đưa ra những quyết định quân sự quan trọng làm nên chiến thắng của một đội quân khởi đầu với chân đất, áo vải, vũ khí thô sơ trước đối phương hùng mạnh có một cốt lõi. Đó chỉ có thể là: sự am hiểu truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống kiên cường chống ngoại xâm của dân tộc (ông là giáo viên sử học) cùng với sự mẫn tiệp của phương pháp tư duy triết học và luật học (ông đã được đào tạo chính quy những môn này bằng những giáo trình của người Pháp) kết hợp chặt chẽ với sự vận dụng nhuần nhuyễn những tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh trong một con người có nhiều tố chất tài năng. Nhưng trước hết "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu" - nghĩa là gần dân, am hiểu về nhân dân, tin tưởng ở nhân dân là yếu tố quan trọng hàng đầu để Võ Nguyên Giáp trở thành vị tướng vĩ đại của chiến tranh nhân dân.
Lựa chọn của Cụ Hồ
Tư tưởng quân sự truyền thống VN từ lịch sử là "lấy nhỏ đánh lớn", "lấy đoản binh mà chế trường trận" (Trần Hưng Đạo), "lấy yếu chống mạnh", "lấy ít địch nhiều" (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, "dĩ nhu xử cương"... Đó là cách đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn mạnh. Đó là nghệ thuật giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết kết hợp bảo toàn lực lượng để tiết kiệm sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm kháng chiến lâu dài. Đây cũng là những nét văn hóa quân sự độc đáo của dân tộc VN trong thế kỷ 20 nhưng đã có cơ sở từ bề dày ngàn năm giành và giữ nền độc lập của các thế hệ cha ông.
Kế thừa và phát huy kinh nghiệm của cha ông về xây dựng lực lượng quân đội thời phong kiến: có quân triều đình, quân các lộ, các đạo hương binh, dân binh... lực lượng vũ trang cách mạng VN gồm ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Khi coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực "vẫn cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương" - coi đây "là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc". Sức mạnh của lực lượng vũ trang là sức mạnh của ba thứ quân kết hợp với sức mạnh toàn dân đã tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là người lãnh đạo trực tiếp và làm nên thành công cho sự nghiệp xây dựng một quân đội nhân dân VN theo những tư tưởng lớn đó.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn kiên trì với tư tưởng quân sự đậm tính nhân văn. Đó chính là cách "cầm quân" của Võ Nguyên Giáp. Ông luôn đến với các chiến sĩ, đồng chí, đồng bào bằng tình cảm của một người thân thiết. Ông là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh. Thượng tướng, GS Hoàng Minh Thảo đánh giá: "Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh. Ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo và sáng tạo, vừa bảo đảm thắng lợi cao nhất cho trận đánh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong cho tướng sĩ. Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất...".
Trong bối cảnh mới, cuộc chạy đua vũ trang đang tiếp tục với những vũ khí ngày càng hiện đại, câu hỏi đặt ra là học thuyết quân sự VN có còn giá trị không. Sau khi phân tích, Đại tướng đã trả lời trong hồi ký: "Chúng ta không bao giờ chủ quan khinh địch, luôn coi trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quân sự, phát triển học thuyết quân sự VN lên những bước mới. Và chúng ta có thể khẳng định ngay rằng, học thuyết quân sự VN trong thời đại Hồ Chí Minh hoàn toàn có khả năng giữ vững nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược bất cứ từ đâu tới".
Có câu chuyện kể rằng khi một học giả nước ngoài nêu câu hỏi: "Tại sao một nhà giáo về sử học, về luật pháp, được Pháp đào tạo, không qua một trường quân sự nào lại là tổng tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân VN, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược?", Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời: "Câu hỏi này xin hỏi lại Chủ tịch Hồ Chí Minh".
Câu trả lời đó đã nói lên nhiều điều nhưng lại làm nảy sinh thêm một câu hỏi: tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cần lựa chọn một "võ tướng", lại giao trách nhiệm cầm quân cho một nhà sử học, một nhà văn hóa? Giờ đây, tuy câu trả lời còn bỏ ngỏ, lịch sử đã cho thấy rằng sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn xác đáng.
"Là người tổ chức quân đội nhân dân, ông Giáp đã thực hiện được một sự tổng hợp độc đáo các học thuyết quân sự mác xít kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng khôn khéo vào những điều kiện của một quốc gia có đất đai tương đối hẹp". (G.Bonnet, Từ điển bách khoa toàn thư Pháp) "Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử". (Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ, 1993) "Ông Giáp có tất cả đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh." (Đại tướng Mỹ W.Westmoreland) "Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đã tiến hành chiến đấu chống kẻ thù trong thế vô cùng yếu. Thiếu trang bị. Thiếu nguồn tài chính. Dù mới đầu không có quân, vậy mà liên tiếp đánh bại quân Nhật, quân đội Pháp, quân đội Mỹ... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân". (Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil B.Curry)
Bình dị giữa ngày thường
Các chiến sĩ thi đua trong chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13.5.1954
Đại tướng trò chuyện với đồng bào dân tộc Cao Bằng năm 1994
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra đường Trường Sơn mùa khô 1972-1973 - Ảnh: Vương Khánh Hồng
Đại tướng chờ tàu ở Geneva năm 1996
Thượng tá, họa sĩ thương binh khiếm thị Lê Duy Ứng vẽ chân dung Đại tướng năm 1993
Theo TNO
"Nếu mưa cực đoan thì chẳng hồ nào chịu nổi!" Đó là băn khoăn, suy nghĩ của ông Đinh Quang Dương - Chi cục trưởng, Chi cục thủ lợi Thanh Hoá khi nói về những hồ đập bị vỡ tại Tĩnh Gia (Thanh Hoá) vừa qua. Hồ Yên Mỹ tiếp tục xả nước nên 20 hộ dân ở xã Công Bình vẫn bị cô lập (ảnh: Gia Anh) Theo khảo sát, hiện nay...