Tây Nguyên: Hạn hán khốc liệt
Tình hình khô hạn ở Tây Nguyên đang tiệm cận năm 2004, năm có lượng mưa ít nhất trong vòng 20 năm qua, thảm kịch 10 năm trước đang hiện hữu.
Chính quyền và người dân các tỉnh Tây Nguyên đang nỗ lực cứu người, cứu cây trồng. Đã đến lúc, khu vực có diện tích cây công nghiệp lớn nhất nước này phải tính đến biện pháp căn cơ, lâu dài, giúp người dân sống chung với hạn.
Vụ đông xuân tại các tỉnh Tây Nguyên mới đi được một nửa chặng đường, nhưng đã có hàng nghìn hécta cây trồng mất trắng do nắng hạn. Diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại chủ yếu ở các vùng người dân còn nghèo. Do vậy nguy cơ thiếu đói đã cận kề.
Hồ, kênh cạn kiệt
Trên cánh đồng Buôn Pốk A (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, Đắc Lắc), hàng chục hécta lúa sắp trổ bông không còn nước tưới, mặt ruộng nứt nẻ. Bên cạnh hồ Lắc – lớn nhất Tây Nguyên – ông Y Phuê Phúk (xã Yang Tao, huyện Lắc, Đắc Lắc) lùa đàn bò vào ăn lúa trên 7 sào ruộng khô nẻ của mình. Mực nước hồ Lắc xuống thấp hơn kênh dẫn, cạnh đó, trạm bơm buôn Mă đã “treo vòi”. Ông Nguyễn Văn Chiến – Phó phòng NNPTNT huyện Lắc – cho biết: “Diện tích bị hạn đã lên tới 1.005/4.650ha. Diện tích còn lại phải cầm cự thêm một tháng rưỡi nữa, trong khi mực nước sông suối, hồ đập đang cạn kiệt từng ngày”. Riêng ở huyện K’bang (Gia Lai), cả 32 đập dâng và 2 hồ thủy lợi của huyện này lần lượt khô kiệt.
Theo Sở NNPTNT Đắc Lắc, đến đầu năm 2013, hầu hết các hồ chứa do Cty TNHH MTV quản lý công trình thủy lợi tỉnh quản lý chỉ tích nước được khoảng 50% dung tích. Hồ chứa do cấp huyện quản lý, nhiều hồ chỉ đạt 30 – 50% dung tích. Đến 25/2, toàn tỉnh có 7.184ha cây trồng bị khô hạn, trong đó mất trắng 1.173ha và 5.075 hộ thiếu nước sinh hoạt. Tại Đắc Nông, 10 hồ chứa cạn kiệt hoàn toàn, toàn tỉnh có hơn 2.300ha cây trồng thiếu nước (810ha lúa, 1.336,76ha càphê, 158ha hoa màu). Tỉnh Gia Lai mặc dù mới có 620ha cây trồng bị hạn, song vụ mùa trước đó đã bị thiệt hại gần 16.000ha giữa mùa mưa.
Video đang HOT
Hồ thủy lợi Khe Môn (xã Buôn Triết, huyện Lắc, Đắc Lắc) cạn trơ đáy. Ảnh Đ.T.K
Dự báo đói, thiếu nước sinh hoạt
Ông Đinh Klu – Trưởng thôn làng Nghe Lớn, thị trấn Kông Chro – cho biết: “Thôn có 30 hộ thiếu gạo ăn, số gạo được Nhà nước hỗ trợ hồi Tết Nguyên đán giờ hết rồi…”. Ông Bùi Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, Đắc Lắc – lo lắng: “Với 144ha lúa bị hạn đến thời điểm này, ít nhất 600 hộ với 3.000 nhân khẩu của thị trấn sẽ thiếu đói”. Đây là cũng thực trạng chung các vùng nông thôn Tây Nguyên đang bị hạn hán hoành hành.
Gần 2 tháng qua, TP.Buôn Ma Thuột, lượng nước sạch bơm về chỉ 35.000m3/ngày đêm, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của dân, trong khi ở thị trấn Phước An (huyện Krông Pắc) và TX.Buôn Hồ thiếu từ 5.000 đến 10.000m3/ngày đêm. Ông Trần Văn Thiện – GĐ Cty MTV cấp nước và đầu tư xây dựng Đắc Lắc – cho biết, nguyên nhân thiếu nước là do hạn kéo dài làm giảm mạch nước ngầm, lượng nước bơm về không đủ so với nhu cầu của người dân. Theo ông Thiện, để giải quyết trước mắt, Cty lấy nước từ hồ Ea Chu Káp (xã Hòa Thắng, Buôn Ma Thuột) nhằm bổ sung được 5.000m3/ngày đêm từ đầu mùa khô năm tới và đang lập dự án bơm nước từ sông Sêrêpốk với tổng mức đầu tư khoảng 25 triệu USD. Nhưng đó là giải pháp lâu dài, còn trước mắt, người dân nên sử dụng tiết kiệm nguồn nước để đảm bảo lượng nước dùng.
Tại Krông Chro (Gia Lai), hàng trăm giếng nước đã cạn. Tại xã Quảng Phú (Krông Nô, Đắc Nông), hàng trăm giếng nước của người dân cũng trơ đáy vì thủy điện Buôn Tua Srah xả nước không như cam kết. Thậm chí mực nước giếng khoan sâu 30 – 40 mét tại xã này cũng phụ thuộc vào lịch xả nước của thủy điện.Thống kê mới nhất, tại Đắc Lắc có hơn 5.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt gay gắt. Riêng huyện Krông Bông, người dân “kêu trời” vì giếng nước có độ sâu từ 18 – 20m hằng năm giúp họ “khỏi khát” thì năm nay cũng trơ đáy.
Theo 24h
Khánh Hòa: Lại tai nạn ô tô trên quốc lộ 1A
Vào lúc 16 giờ chiều 10/3, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Ninh Lộc, Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 3 xe ô tô.
Theo một số người dân chứng kiến cho biết, xe container mang BKS 30U-8187 đang lưu thông theo hướng Nam-Bắc thì bất ngờ tông vào đuôi xe Toyota Inova 7 chỗ BKS 60S-1413. Bị đâm bất ngờ từ phía sau nên xe Toyota 7 chỗ mất lái đâm vào đuôi xe tải BKS 79D-2164.
Rất may vụ tai nạn không có thương vong về người. Riêng xe ô tô 7 chỗ bị hư hỏng nặng. Vụ tai nạn liên hoàn trên khiến giao thông trên quốc lộ 1A bị ách tách nghiêm trọng. Đến 17 giờ, lực lượng chức năng mới giải tỏa xong hiện trường và giao thông trên quốc lộ 1A được thông suốt.
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa 2 xe khách xảy ra ngày 8/3, khiến 12 nạn nhân tử vong, Đại tá Nguyễn Đức Quỳnh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, Công an TP. Cam Ranh đang tập trung lực lượng điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn để có hướng xử lý. Ghi nhận tại hiện trường vụ tai nạn, việc vận chuyển chất thải của Công ty Cổ phần đường Khánh Hòa rơi vãi là có thật. Cơ quan Công an đang tiến hành điều tra một cách toàn diện, khách quan theo đúng quy định của pháp luật.
Việc điều tra có thể gặp những khó khăn vì cả hai tài xế đều đã tử vong sau vụ tai nạn. Tuy nhiên, công tác điều tra vẫn được tiến hành khẩn trương.
Em Lê Hoài Thi đang được các bác sỹ theo dõi tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa
Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh, đến chiều 10/3, còn 36 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị, trong đó có 6 nạn nhân bị thương nặng.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lãnh đạo các đơn vị và chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình các nạn nhân tử vong 7 triệu đồng, bị thương 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên trao đổi với chúng tôi chiều 10/3, ông Lê Văn Tuất cha của em Lê Hoài Thi (19 tuổi, trú ở thị xã An Nhơn, Bình Định) cho biết, đến nay gia đình chưa nhận được khoản tiền hỗ trợ nào.
Em Thi hiện là sinh viên năm 2 trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Tối 7/3, em đón xe 77B-00369 nhà xe Cúc Dũng đi Sài Gòn-Bình Định để về nhà thì gặp nạn. Do ngồi gần phía trên xe nên Thị bị thương nặng, được chẩn đoán chấn thương sọ não kín, tụ máu dưới màng cứng nên được chuyển ngay ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, sức khỏe của Thi đang được các bác sĩ của Khoa Ngoại thần kinh theo dõi đặc biệt.
Theo 24h
Sách in cờ TQ: Bài học biên soạn sách Theo đại biểu quốc hội Lê Như Tiến, những cuốn sách in cờ Trung Quốc là một lỗi sai nghiêm trọng, là bài học xương máu trong công tác biên soạn sách. Ba cuốn sách cho trẻ mầm non in cờ Trung Quốc Trong vòng một tuần độc giả đã phát hiện 3 cuốn sách cho trẻ mầm non in lá cờ Trung...