Tay nghề thấp, lao động nữ chịu nhiều rủi ro
Lao động nữ chưa qua đào tạo phải đối diện nhiều thách thức trong lao động – việc làm. Họ thuộc nhóm yếu thế nhất trên thị trường lao động, với tỷ lệ thất nghiệp cao, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, tập trung chủ yếu ở nhóm nghèo…
88% lao động nữ nông thôn chưa được đào tạo
Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “ Lao động nữ chưa qua đào tạo – những vấn đề xã hội trong kỷ nguyên số” do Hội đồng khoa học Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) vừa tổ chức.
Theo ông Trần Quý Long (Viện Nghiên cứu Gia đình và giới), kết quả điều tra lao động việc làm năm 2016 cho thấy, tỷ lệ nữ giới chưa qua đào tạo là 81,6%, cao hơn nam giới (76,7%). Trong đó, tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo ở khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng (57%) thì tỷ lệ này ở khu vực nông thôn lên đến 88%. Các số liệu cho thấy, có nhiều thách thức lớn trong vấn đề nâng cao trình độ cho lao động nữ ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, xu hướng lao động nông thôn chưa qua đào tạo ở nông thôn đang có chiều hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2016 ở cả nam (từ 89,7% xuống còn 81,7%) và nữ (từ 91,4% xuống 85%). Trong tất cả vùng miền, thì tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ cao nhất, con số lần lượt là 93,2% và 92,8%.
Lao động nữ ở một số ngành như dệt may, da giày, lắp ráp linh kiện điện tử đối mặt với nhiều rủi ro việc làm trong cuộc cách mạng 4.0 (ảnh minh họa). ảnh: Phan Hoạt
Hầu hết, phụ nữ chưa qua đào tạo làm các công việc giản đơn, tập trung ở nhóm phụ nữ lớn tuổi, có tôn giáo, nhóm học vấn thấp, thuộc nhóm dân tộc ít người, nhóm người sống ở nông thôn, khu vực miền núi. Lao động nữ làm các công việc giản đơn có thu nhập khá thấp, chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng (so với lao động trình độ đại học khoảng 6 triệu). Mức thu nhập của nữ giới cũng thấp hơn nam giới. Lao động nữ chưa qua đào tạo cũng gặp nhiều bất lợi hơn so với lao động qua đào tạo về đời sống vật chất như tiện nghi sinh hoạt, về nhà ở, điều kiện kinh tế và có thu nhập thấp.
Video đang HOT
Chính bởi vậy, lao động nữ chưa qua đào tạo phải đối diện nhiều thách thức: Họ thuộc nhóm yếu thế nhất trên thị trường lao động, với tỷ lệ thất nghiệp cao, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, tập trung chủ yếu ở nhóm nghèo…
Tạo sinh kế, nâng quyền bình đẳng
Trước thực trạng lao động nữ chưa được đào tạo quá cao đã tác động xấu tới chất lượng, thu nhập của lao động, bà Vương Thị Hanh – nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng, cần phải đặt ra hàng loạt câu hỏi: Lý do vì sao? Trách nhiệm thuộc về ai? Vì người lao động không muốn đào tạo hay vì chưa có chiến lược, chính sách phù hợp, chưa đầu tư thích hợp? Chúng ta phải làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp cho sự phát triển của đất nước?
Còn GS-TS Đặng Nguyên Anh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, cần phải gắn đào tạo cho lao động nữ với tạo việc làm. Thực trạng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là lao động đào tạo xong (đặc biệt là lao động được đào tạo sơ cấp, thời gian đào tạo dưới 1 năm) thường không tìm được việc làm phù hợp, không đáp ứng yêu cầu công việc của các doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp 4.0.
Việc nghiên cứu lao động nữ chưa qua đào tạo phải đặt ra giả thuyết việc làm, tạo việc làm, tạo sinh kế cho lao động nữ. Bên cạnh đó, đào tạo nghề cho lao động nữ cần tạo ra sự bình đẳng giới”- ông Anh nói.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Học viện Thanh niên cho rằng, cần phải làm tốt ngay khâu dự báo xu hướng việc làm và tư vấn hướng nghiệp cho lao động nữ, đặc biệt là nữ thanh niên nông thôn khi họ vừa chập chững bước chân vào thị trường lao động. Hầu hết lao động nữ đang gặp nhiều khó khăn, loay hoay trong tìm kiếm việc làm nhưng thiếu sự tư vấn về nghề nghiệp. Thiếu kinh nghiệm nên khi làm việc không đáp ứng được mong muốn của nhà tuyển dụng, thêm vào đó họ cũng thiếu kỹ năng nghề cần thiết…” – ông Tuấn Anh nói.
Do vậy, theo ông Tuấn Anh, thời gian tới cần quan tâm công tác dự báo xu hướng việc làm và tư vấn hướng nghiệp cho lao động nữ thanh niên, nữ nông dân, đồng thời quan tâm về chính sách ưu đãi, hỗ trợ về mặt tiền lương, thu nhập chính. Đặc biệt, Nhà nước cùng cơ quan có liên quan cần phối hợp đào tạo, bồi dưỡng lao động nữ ở nông thôn, chú trọng đến công tác dự báo tìm kiếm việc làm cho đối tượng này.
Theo Danviet
Tuổi nghỉ hưu nam được đề xuất nâng lên 62, nữ 60
Theo Bộ Lao động, nếu giữ nguyên quy định thời gian và mức đóng - mức hưởng thì về lâu dài quy hưu trí sẽ mất cân đối.
Tuổi nghỉ hưu nam được đề xuất nâng lên 62, nữ 60 Theo Bộ Lao động, nếu giữ nguyên quy định thời gian và mức đóng - mức hưởng thì về lâu dài quy hưu trí sẽ mất cân đối.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ ngành về dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, trong đó có đề xuất điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu kể từ năm 2021.
Cụ thể, dự thảo nêu trên đưa ra 2 phương án về tuổi nghỉ hưu, trong đó phương án một áp dụng như hiện hành là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; phương án hai, nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và từ ngày 1/1/2021 cứ mỗi năm tăng thêm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Theo phương án hai, một lao động nam về hưu năm 2020, tuổi nghỉ hưu sẽ áp dụng như hiện nay là 60. Song nếu về năm 2021, tuổi nghỉ hưu sẽ là 60 tuổi 6 tháng; về hưu năm 2022, tuổi nghỉ sẽ là 61; về hưu năm 2023, tuổi nghỉ hưu là 61 tuổi 6 tháng...
Dự thảo cũng nêu, lý do đề xuất điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là để cân đối quỹ hưu trí và tử tuất trong dài hạn; nếu tiếp tục giữ nguyên các quy định hiện nay về mức đóng - mức hưởng, thời gian đóng - thời gian hưởng thì sẽ mất cân đối quỹ này.
Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), từ năm 2023, quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái thu trong năm không đủ bù chi, bắt đầu trích từ phần quỹ kết dư để chi trả. Từ năm 2034, phần quỹ kết dư được chi trả hết dẫn đến nhà nước phải bố trí ngân sách để bù đắp.
Trong dự thảo đưa ra lấy ý kiến, Bộ Lao động cho biết có ý kiến đề nghị không nên tăng tuổi nghỉ hưu vì nhiều người lao động không muốn kéo dài thời gian làm việc, mong được nghỉ hưu ở độ tuổi hiện hành để hưởng lương hưu hằng tháng, sau đó nếu làm việc thêm thì họ có 2 khoản thu nhập; nâng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm quyền lợi của người lao động (mất đi khoản lương hưu).
Ngoài ra, việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng được cho là không phù hợp với người lao động làm việc trong các ngành nghề lao động chân tay, cũng như ảnh hưởng đến chính sách cán bộ hành chính nhà nước, công tác quy hoạch; nhiều người dân cho rằng kéo dài tuổi nghỉ hưu chỉ có lợi đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính.
Cơ quan soạn thảo cho biết thời gian dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến đối với dự án Bộ Luật Lao động là kỳ họp tháng 5.2019 và thông qua dự án luật vào kỳ họp tháng 10.2019.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ "Tiến hành chi trả tiền truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018 đến trước ngày nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định số 153/2018/NĐ-CP". Đây là nội dung của văn...