Tay không “bắt”… gần 40 tỷ đồng
Nguyễn Thị Hải Yến, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Linh Anh (Phú Thọ), vừa bị CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố, tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến gần 40 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Hải Yến và tờ hóa đơn “khống” bị CQĐT thu giữ
Dấu hiệu phạm tội của Giám đốc Công ty Linh Anh bị CQĐT phát hiện bắt nguồn từ lá đơn của bà Yến, trú ở Hà Nội, tố cáo bị Nguyễn Thị Hải Yến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bà Yến ký hợp đồng với Công ty Linh Anh mua 2 dây chuyền chế biến và tách chè. Quá trình giao dịch, Công ty Linh Anh đưa cho bà Yến 2 hai tờ hóa đơn thể hiện nguồn gốc của 2 dây chuyền sản xuất và tách chè. Tuy nhiên, quá trình điều tra về sau, cơ quan Công an xác định đây là hóa đơn khống.
Ngay khi những lá đơn tố giác của người dân đối với Công ty Linh Anh mà trực tiếp là bị đơn Nguyễn Thị Hải Yến được gửi đến CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ, nữ Giám đốc Công ty Linh Anh đã biến mất khỏi nơi cư trú. Nguồn tin cho biết, đối tượng này đã “yên vị” tại Campuchia. Tìm hiểu vụ việc, CQĐT nắm được Công ty Linh Anh đăng ký hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chè ở tỉnh Phú Thọ, nhưng hầu như không hoạt động sản xuất gì. Nguyễn Thị Hải Yến với danh nghĩa giám đốc đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều cá nhân và tổ chức tín dụng. Ngay cả những người thân của cô ta cũng sa bẫy lừa, với số tiền lên đến cả tỷ đồng.
Kiên trì truy xét, lần theo tung tích đối tượng, một ngày cuối tháng 5-2014, tổ công tác Phòng Cảnh sát ĐTTP về TTQLKT&CV Công an tỉnh Phú Thọ đã bắt được Nguyễn Thị Hải Yến, khi cô ta vừa từ
Video đang HOT
Campuchia về Hà Nội. Từ đây, những phi vụ lừa của giám đốc liều đã “lộ sáng”.
Trong phi vụ chiếm đoạt tài sản của bà Yến (bị hại được đề cập ở trên), ngày 19-10-2011, Nguyễn Thị Hải Yến thỏa thuận bán 2 dây chuyền cho bà Yến với giá 1,1 tỷ đồng. Bà Yến đã giao đủ tiền mua dây chuyền thiết bị cho Nguyễn Thị Hải Yến; và nhận được 2 tờ hóa đơn ghi nơi xuất là 2 doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội. Nguyễn Thị Hải Yến bước đầu khai nhận đã mua 2 tờ hóa đơn trên của… một người không quen biết ở Hà Nội. Do tin tưởng Công ty Linh Anh, bà Yến sau đó theo đề nghị của Hải Yến đã cho Công ty Linh Anh thuê lại 2 dây chuyền. Hết thời hạn thuê, tháng 11-2011, Nguyễn Thị Hải Yến không trả lại được 2 dây chuyền cho đối tác, vì thực tế Công ty Linh Anh không có tài sản này.
Trong quá trình thụ lý điều tra vụ việc trên, CQĐT Công an Phú Thọ nhận được đơn của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Việt Trì ( Vietcombank Việt Trì), tố cáo Nguyễn Thị Hải Yến đã có hành vi tự ý bán tài sản thế chấp tại ngân hàng là 1 máy tách chè, và không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký. Cụ thể, Công ty Linh Anh nợ và mất khả năng thanh toán Ngân hàng Vietcombank Việt Trì số tiền gần 92.000 USD. Ngày 21-5-2010, mặt dù không được sự đồng ý của Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Việt Trì nhưng Nguyễn Thị Hải Yến, đại diện Công ty Linh Anh, đã tự ý sử dụng hóa đơn GTGT khống, thế chấp chiếc máy tách chè nêu trên để vay 1,8 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Việt Trì. Để chứng minh nguồn gốc chiếc máy tách chè, Yến đã mua 1 tờ hóa đơn GTGT khống, đứng tên 1 Công ty TNHH có trụ sở tại Hà Nội; nội dung bán máy tách chè cho Công ty Linh Anh với số tiền gần 3 tỷ đồng.
Ngoài 2 vụ việc điển hình trên, CQĐT xác định trong năm 2010, Giám đốc Công ty Linh Anh đã mượn “sổ đỏ” của một số hộ dân ở TP Việt Trì rồi tự ý mang thế chấp, vay ngân hàng 5 tỷ đồng. Trong 3 năm liên tiếp thực hiện các hành vi phạm tội (từ năm 2009 đến 2012), Nguyễn Thị Hải Yến đã chiếm đoạt của 2 ngân hàng và 39 cá nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ số tiền gần 40 tỷ đồng, rồi bỏ trốn do mất khả năng chi trả. Ngoài trách nhiệm của Yến, CQĐT đang tập trung điều tra mở rộng, xác định nguồn gốc số hóa đơn khống cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Theo Minh Hà
An ninh thủ đô
Phiên tòa bầu Kiên có thể xét xử vắng mặt ông Trần Xuân Giá
Vào ngày 20/5 tới đây, theo dự kiến, TAND TP Hà Nội sẽ mở lại phiên xét xửvụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm.
Trước đó, vào ngày 16/4, phiên tòa đã phải hoãn do sự vắng mặt của ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Lý do vắng mặt của ông Giá là do bệnh nặng phải điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị. Sau khi phiên tòa bị hoãn, để đảm bảo cho công tác xét xử, 4 bị cáo đang hưởng tại ngoại đã bị bị thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tại ngoại sang tạm giam là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang - nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và Huỳnh Quang Tuấn.Như vậy, 8 trong tổng số 9 bị cáo trong vụ án này đã bị tạm giam, trừ trường hợp ông Trần Xuân Giá.
Ngày 5/5, luật sư của ông Trần Xuân Giá đã thay mặt thân chủ gửi TANDTP Hà Nội và VKSND TP Hà Nội đề nghị cân nhắc thời gian mở lại phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên mà ông Giá là người liên quan. Theo đơn kiến nghị, ông Trần Xuân Giá cho biết sức khỏe ông trở nên tồi tệ từ ngày 26/4. Trong khi làm các xét nghiệm để chuẩn bị mổ u xơ tiền liệt tuyến, ông Giá bị sốc nhiễm khuẩn do nhiễm trùng máu, gây sốt cực cao đến 42 độ, co giật mạnh, mê man hoàn toàn, huyết áp tụt xuống chỉ còn 70/50... nguy cơ gây tử vong rất cao. Theo luật sự với bệnh tình hiện tại, ông Giá khó có đủ sức khỏe để tham gia tố tụng tại tòa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, việc đưa ra xét xử vụ án trên vào ngày 20/5 vẫn chỉ là dự kiến, chưa có quyết định cụ thể.
Theo cáo trạng, ông Trần Xuân Giá chỉ liên quan đến tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng". Cụ thể, "bầu" Kiên cùng các bị can: Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải đã đồng ý cho thực hiện chủ trương, ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng gây thiệt hại số tiền 718,9 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc Vietinbank Chi nhánh TP HCM, chiếm đoạt.
Cáo trạng cũng truy tố 2 bị can Nguyễn Đức Kiên và Lê Vũ Kỳ về hành vi cấp tín dụng để đầu tư cổ phiếu ACB sai pháp luật. Ngày 2/1/2009, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB đã họp và ra chủ trương cấp tín dụng cho Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) để mua cổ phiếu ACB. Chủ trương này trái với quy định của Bộ Tài chính, gây thiệt hại cho ACB hơn 687,7 tỉ đồng.
Nguyễn Đức Kiên tại phiên tòa
Về tội trốn thuế, năm 2009, Công ty B&B kinh doanh vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ACB, thu được số tiền lãi hơn 100 tỉ đồng. Tuy nhiên, "bầu" Kiên đã trốn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 25 tỉ đồng.Về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "bầu" Kiên chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến lập khống biên bản họp HĐQT và quyết định của HĐQT thể hiện chủ trương của HĐQT công ty để bán 20 triệu cổ phần cho Công ty TNHH một thành viên Thép Hòa Phát, lấy 264 tỉ đồng, bất chấp số cổ phần này đang bị thế chấp cho ACB. Tổng số tiền thiệt hại do 9 bị can gây ra trong vụ án này là 1.695,6 tỉ đồng.
Như vậy, trong trường hợp ông Trần Xuân Giá vẫn không thể đến phiên tòa vì lý do sức khỏe thì tòa có thể sẽ cân nhắc, xem xét đến khả năng xét xử vắng mặt bị cáo này. Ngoài ra, theo luật định, dựa trên cơ sở tình trạng sức khỏe thực tế của bị cáo Trần Xuân Giá, tòa cũng có thể giải quyết theo hướng trả lại hồ sơ cho cơ quan truy tố hoặc tách vụ án, tách bị can ra khỏi vụ án này để tiếp tục xét xử những người khác.
Theo quy định tại Điều 194 - Bộ luật Tố tụng Hình sự, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, trong trường hợp ông Giá vắng mặt có lý do chính đáng, tòa cũng có thể gia hạn thêm thời gian hoãn phiên tòa. Hiện ông Giá đang được điều trị bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị với thể trạng cao huyết áp và u tiền liệt tuyến, đang chờ mổ.
Theo Gia đình Xã hội
Siêu lừa Huyền Như "bán đứng" cả chị ruột trong canh bạc lừa đảo Không chỉ câu kết với các "đối tác", cấp dưới, siêu lừa Huyền Như còn khai thác triệt để niềm tin từ chị ruột nhằm thỏa mãn mục đích. Hậu quả, Như đã gây ra vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng, đẩy chị gái vào con đường phạm pháp. Đọc những thông tin kinh tế - tài chính...