Tây Hồ huyền ảo ở Hàng Châu
Thắng cảnh Tây Hồ ở thành phố du lịch nổi tiếng của Trung Quốc rực rỡ trong đêm trình diễn nghệ thuật mang tên “Ấn tượng Tây Hồ”, kết hợp nhuần nhuyễn giữa ánh sáng, âm thanh và múa kịch dưới bàn tay đạo diễn của Trương Nghệ Mưu.
Cách sử dụng hồ và bối cảnh xung quanh như là những đạo cụ cùng với ánh sáng hiện đại và hàng trăm diễn viên múa đã tạo nên một màn trình diễn đầy bất ngờ dành cho khán giả. Việc được dàn dựng trên mặt nước Tây Hồ càng khiến cho màn trình diễn trở nên sống động và lộng lẫy.
“Ấn tượng Tây Hồ” là một chương trình nghệ thuật được dàn dựng trên mặt nước. Ảnh: alydosdall
Kết hợp với những câu chuyện huyền thoại và truyền thuyết xa xưa ở Hàng Châu, chương trình sẽ dẫn dắt bạn vào giấc mơ ngàn năm ngọt ngào. Khán đài được thiết kế đặc biệt đảm bảo khán giả dù ngồi bất kỳ chỗ nào cũng đều có thể thưởng thức toàn bộ cảnh diễn. Hệ thống âm thanh nghệ thuật chắc chắn sẽ cung cấp cho khán giả một trải nghiệm âm nhạc. Chương trình “Ấn tượng Tây Hồ” là một phần bạn không nên bỏ qua khi tới Hàng Châu.
Giám đốc của chương trình này là đạo diễn Trương Nghệ Mưu, người phụ trách lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh năm 2008. Âm nhạc được sáng tác bởi Kitaro với sự biểu diễn của ca sỹ Zhang Liangyin. Toàn bộ chương trình là một vở kịch gồm có năm hồi: Gặp gỡ, Yêu, Chia tay, Kí ức và Ấn tượng được biểu diễn xuyên suốt mà không hề có sự gián đoạn nào.
Video đang HOT
Cách sử dụng hồ và bối cảnh xung quanh như là những đạo cụ, cùng với đó là ánh sáng hiện đại và hàng trăm diễn viên múa đã tạo nên một màn trình diễn đầy bất ngờ dành cho khán giả. Ảnh: hangzhoulocalexperts
Theo VNExpress
Bóng xưa Tây Hồ
Tây Hồ, một hồ nước tự nhiên gắn liền với truyền thuyết Thanh Xà Bạch Xà, nằm ở trung tâm thành phố Hàng Châu - thủ phủ tỉnh Chiết Giang, từ lâu là điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài Trung Quốc. Nhưng chưa đi chưa biết Tây Hồ, đi rồi mới thấy nơi được mệnh danh là thiên đường hạ giới... chỉ còn là bóng xưa.
Nếu đã đi thuyền trên hồ núi lửa Ashi, Nhật Bản, bạn sẽ thấy thật lãng phí thời gian khi du ngoạn Tây Hồ, Trung Quốc. Còn nếu bạn đã tới Hà Nội và ngồi nhâm nhi cà phê ven những bờ hồ nổi tiếng, thì cũng chẳng cần thiết để đến Tây Hồ, cho dù Tây Hồ được người Trung Quốc ví như thiên đường hạ giới.
Nhưng nếu chưa coi chương trình biểu diễn nghệ thuật Impression West Lake (Ấn tượng Tây Hồ) do Trương Nghệ Mưu làm tổng đạo diễn, âm nhạc của nhà soạn nhạc lừng lẫy người Nhật Kitaro và bài hát cùng tên do ca sĩ gốc Hoa Jane Zhang thể hiện, thì bạn nhất thiết phải đến đây để xem một lần.
Hàng Châu hiện là một trong những thành phố phát triển bậc nhất Trung Quốc, nơi có nhiều tỉ phú sinh sống, trong đó có ông trùm thương mại điện tử Jack Ma của Alibaba. Thành phố châu thổ sông Trường Giang gần 10 triệu dân này chia thành hai khu vực, gồm khu mới với nhiều tòa nhà cao tầng và khu cũ ven Tây Hồ có kiến trúc không quá 4 tầng lầu. Tây Hồ được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Hàng Châu từng là cố đô của Trung Quốc, được dân gian ví von rằng "trên trời có thiên đường, dưới đất có Tô, Hàng" (Tô Châu, Hàng Châu).
Thực ra, điểm nhấn của Hàng Châu chính là Tây Hồ. Nhưng quá trình đô thị hóa nhanh chóng và làn sóng du lịch mạnh mẽ của Trung Quốc khiến Tây Hồ chỉ còn là cái bóng của quá khứ, khi hồ nước rộng 6,3 km2 này hoàn toàn mất đi vẻ đẹp tự nhiên vì tất cả đều bê tông hóa. Có người nhìn nhận, chính những kiến trúc nhà mát xây lấn rất nhiều ra mặt nước mang lại cho Tây Hồ thêm vẻ đẹp, nhưng không ít người cho rằng đó là cách tàn phá nhanh nhất vẻ đẹp tự nhiên.
Ở Tây Hồ, đâu đâu cũng bắt gặp những chiếc cầu nối bờ ra ngoài mặt nước chừng vài chục mét và tại đây xây lên một ngôi nhà mát kiểu truyền thống của Trung Quốc để du khách ngắm cảnh. Vào những ngày cuối tuần, dòng người ken đặc bên bờ hồ khiến hồ nước trở nên chật chội dù bờ được quy hoạch rất rộng. Ven hồ, thi thoảng du khách thấy những xác cá chết lềnh bềnh và mùi hôi xộc lên. Mua một vé tàu du ngoạn Tây Hồ, khách sẽ dễ dàng thất vọng. Tàu chạy ra giữa hồ và dừng lại ở một vài điểm tham quan để khách dạo chơi.
Nhưng các điểm tham quan này đều được thiết kế theo kiểu nhà vườn truyền thống Trung Quốc với hồ cá, cây cảnh, cầu vòm... rất nhàm chán. Thực ra, Tây Hồ chỉ đẹp về đêm, khi bờ hồ lung linh dưới hàng triệu ánh đèn chiếu sáng và những ngôi nhà xung quanh bờ cũng được lắp đặt đèn màu. Với tôi, Tây Hồ hoàn toàn không như những gì mình tưởng tượng khi thấy qua tranh ảnh, nhất là những bức tranh thủy mặc.
Ai đã từng lên thuyền tham quan hồ núi lửa Ashi ở thị trấn Hakone (Nhật Bản) sẽ thấy rằng, đó mới là thiên đường hạ giới. Nhất là vào mùa thu, bờ hồ Ashi rực một màu vàng hoặc vào mùa lạnh, hồ bảng lảng mù sương. Nước hồ trong xanh như mặt biển khơi giữa xung quanh núi non trùng điệp. Từ bờ hồ, vào lúc trời quang đãng có thể chiêm ngưỡng được ngọn núi Phú Sĩ - biểu tượng của đất nước mặt trời mọc từ xa xa. Dĩ nhiên, Tây Hồ do nằm trong lòng đô thị nên khó giữ được vẻ tự nhiên, nhưng dưới sự can thiệp quá đáng của con người, hồ nước không khác gì một hồ nhân tạo. Dù có phủ lên lớp sơn son tráng lệ của ánh đèn ban đêm, hồ nước cũng khó thuyết phục du khách nước ngoài muốn một lần quay lại.
Có lẽ, chính quyền thành phố Hàng Châu biết được điều đó, nên đã tìm cách khỏa lấp sự thất vọng của những người từng nghe danh tiếng Tây Hồ bằng cách mời ê kíp nghệ sĩ đẳng cấp thế giới thiết kế một chương trình nghệ thuật cho du khách. Trong đó có hai cái tên lừng lẫy là đạo diễn Trương Nghệ Mưu và nhà soạn nhạc Kitaro. Lướt qua các trang tư vấn để chắc rằng mình quan tâm show diễn không phải vì hai tên tuổi nói trên hoặc những bài quảng cáo, tôi thấy du khách hầu hết đều khen nên nhanh chóng đặt mua một vé có giá 280 nhân dân tệ (gần 1 triệu đồng) cho loại ghế ngồi ở hàng giữa, so với giá vé ở hàng đầu lên tới 100 USD. Một khán giả tóm gọn trên một trang du lịch trực tuyến: "Ấn tượng Tây Hồ là chương trình mà bạn sẽ nhớ mãi trong chuyến đi đến Hàng Châu. Hết sức hoành tráng, đầy màu sắc với một câu chuyện tình đẫm lệ. Bạn sẽ ngạc nhiên vì sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, cảnh sắc và kỹ thuật dàn dựng độc đáo.Tôi khuyên mọi người hãy xem chương trình".
Tây Hồ có một số khu vực ngăn cách ra thành hồ nhỏ. Người ta đã chọn một hồ nước bao quanh bằng hàng cây để làm sân khấu chính cho chương trình. Đúng 7 giờ 45 tối, buổi diễn bắt đầu. Ánh đèn quét về giữa hồ nước, nơi có chàng trai đang đi như lướt trên mặt nước, rồi ánh sáng màu hắt lên hàng cây ven hồ tạo thành một cảnh đẹp rực rỡ.
Sân khấu được làm âm dưới nước, khiến cho diễn viên di chuyển chẳng khác nào đang đi trên mặt nước. Nội dung câu chuyện truyền thuyết kể về tình yêu bị chia cắt giữa Hứa Tiên và Bạch Xà, dưới hình thức thể hiện của nhiều loại hình nghệ thuật như múa, hát, kinh kịch, hoạt cảnh... Sân khấu dưới nước vẫn chừa chỗ cho thuyền chèo qua lại hoặc một ngôi nhà lớn như nhà thật có thể di chuyển được trên mặt nước.
Sẽ chẳng là gì nếu chương trình không có âm nhạc của Kitaro và kỹ thuật sân khấu tới mức tuyệt đỉnh, bởi chuyện tình Hứa Tiên - Bạch Xà quá phổ biến. Đoạn cao trào khi hai người gặp nhau sau quãng thời gian xa cách, khung sắt âm dưới lòng hồ được nâng lên cao tạo thành một bầu trời với cầu vồng và mưa.
Ánh sáng dìu dặt và bài hát chính của chương trình do Jane Zhang cất lên với giai điệu thiết tha khiến người xem vỡ ra nhiều cung bậc cảm xúc. Bài hát này cũng chính thức đưa tên tuổi của Jane Zhang nổi tiếng khắp thế giới và cô cũng xuất hiện trong rất nhiều chương trình hòa nhạc của Kitaro. Năm 2009, album cùng tên của Kitaro phát hành và được đề cử giải thưởng Album New Age xuất sắc nhất tại Grammy lần thứ 52 vào 2010 tại Mỹ.
Theo iHay
Gợi ý ăn chơi nơi 'thiên đàng dưới hạ giới' Hàng Châu Ở Hàng Châu, người ta có thể xem, ăn, chơi thỏa thích. Nhu cầu nào cũng được đáp ứng trọn vẹn, hơn nữa, đều để lại ấn tượng khó quên. Vùng Giang Nam từ lâu đã nổi tiếng trong thi ca, hội họa Trung Quốc. Người xưa có câu: "Trên có thiên đàng/ Dưới có Tô Hàng" (ý chỉ Hàng Châu, Tô Châu)...