Tay đua Simonsen tử nạn ở cuộc đua Le Mans 24 giờ
Rạng sáng 23-6, tay đua người Đan Mạch Allan Simonsen đã qua đời trong bệnh viện sau khi tự tông vào rào chắn cách cuộc đua Le Mans 24 giờ vừa diễn ra được 10 phút.
Allan Simonsen (trái) cùng hai đồng đội Nygaard và Poulsen trong vòng loại cuộc đua Le Mans 24 giờ – Ảnh: Reuters
Các nhân viên an ninh bên chiếc Aston Martin vừa gặp nạn của Simonsen – Ảnh: Reuters
Năm nay 34 tuổi, Simonsen được đồng nghiệp và giới hâm mộ đánh giá là một trong những tay đua có sức chịu đựng cao. Năm nay tại giải Le Mans 24 giờ, Simonsen lái cho đội Aston Martin. Theo giới truyền thông, sau khi tông vào rào chắn, Simonsen vẫn còn tỉnh và nói chuyện với các bác sĩ, dù tình trạng khá nguy cấp.
Video đang HOT
Giám đốc đội đua của hãng Aston Martin đã gửi lời chia buồn đến gia đình và bạn bè của Simonsen. Sau khi xảy ra tai nạn của Simonsen, một chiếc xe an toàn đã dẫn đầu đoàn đua và sau một giờ lấy lại bình tĩnh, họ đã phất cờ xanh ra hiệu bắt đầu lại cuộc đua.
Le Mans 24 giờ là cuộc đua sử dụng các xe sẽ bán ra thị trường. Theo luật, một đội gồm 3 tay đua thay phiên nhau lái một chiếc xe duy nhất trong suốt 24 giờ. Cuộc đua nhằm đánh giá sức bền động cơ cũng như khả năng chịu đựng của xe trong cường độ cao.
Cùng đội đua với Simonsen là hai đồng hương Christoffer Nygaard và Kristian Poulsen.
Cho tới sáng 23-6, sau 3 giờ đua, chiếc xe lai Audi R18 chạy bằng nhiên liệu diesel và điện do tay đua người Đức Andre Lotterer cầm lái đang dẫn đầu. Xếp sau thứ hai và thứ ba cũng là hai chiếc Audi R18 khác. Đây lần đầu tiên kể từ năm 1986, giải Le Mans 24 giờ có tai nạn chết người, khi đó tay đua người Áo Jo Gartner đã qua đời.
Theo TTVH
Ảnh chụp chấn thương của người đẹp F1 gây sốc
Nhìn vào bức hình chụp cắt lớp hộp sọ của tay đua Maria de Villota sau tai nạn kinh hoàng, chẳng ai nghĩ cô có thể sống sót.
De Villota được nhắc đến từ hồi tháng 3 khi cô gia nhập đội đua Công thức 1 là Marussia trong vai trò là tay đua chạy thử. Tuy nhiên, trong lần chạy thử đầu tiên, sau khi hoàn tất vòng đầu tiên, chiếc xe của De Villota đột nhiên tăng tốc và lao vào đuôi chiếc xe làm nhiệm vụ hậu cần. Cú đâm khiến tay đua 32 tuổi không cử động được trong 15 phút.
Xe cứu thương nhanh chóng có mặt tại hiện trường và De Villota được đưa vào bệnh viện gần đó trong tình trạng đa chấn thương. Xe cứu thương đến vào lúc 9 giờ 17, cảnh sát bắt tay vào điều tra lúc 9 giờ 25 và De Villota nằm trong phòng cấp cứu lúc 10 giờ 45.
Cách đây 50 năm, người ta không thể hành động nhanh như thế sau một tai nạn. Thậm chí, nếu tai nạn xảy ra ở thập kỷ 50, khuôn mặt của De Villota sẽ không được bảo vệ và mũ bảo hiểm thì rất mỏng. Cô gái người Tây Ban Nha chắc chắn không thể sống sót sau một cú đâm như thế.
Rất may là nhờ chiếc mũ bảo hiểm hiện đại và thiết kế an toàn của chiếc xe đua, mức độ trầm trọng của vụ tai nạn đã được giảm đáng kể. Bên cạnh đấy là sự có mặt của đội ngũ cấp cứu đã hỗ trợ rất nhiều bởi nếu không có họ, De Villota sẽ không kịp đưa vào bệnh viện.
Tay đua 32 tuổi đã phải nằm trên bàn mổ từ buổi trưa hôm đó cho đến sáng hôm sau. Tới lúc đó, các bác sĩ cho biết cô đã hỏng hoàn toàn mắt phải. Đến ngày thứ ba, tình trạng sức khỏe của De Villota đã có dấu hiệu tiến triển.
Trong tuần đầu tiên sau vụ tai nạn, De Villota nằm ở phòng cấp cứu thần kinh. Cô trải qua hai ca phẫu thuật lớn trong khoảng thời gian này. Sau đó, De Villota được chuyển về một bệnh viện ở Tây Ban Nha khi các bác sĩ xác nhận cô không bị tổn thương về thần kinh.
Vụ tai nạn đã gây ra những cuộc tranh cãi về sự an toàn của các tay đua. Hiệp hội các tay đua Công thức 1, cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát các biện pháp an toàn trong môn thể thao này, tỏ ra lo ngại về vụ tai nạn của De Villota. Sở dĩ như vậy vì những đợt chạy thử chỉ được cơ quản lý F1 chấp thuận và tiêu chuẩn an toàn là rất cao. Rắc rối là các biện pháp an toàn trực tiếp cho đường đua F1 đã không lường trước được tai nạn kiểu như thế này.
Rất may là trong nhiều thập kỷ qua, các loại xe đua và mũ bảo hiểm đã được cải tiến nhiều, trừ khu vực quanh mắt. Bản thân cơ thể của tay đua đã được bộ khung làm từ sợi carbon của xe bảo vệ và chống được mọi vụ tai nạn. Mũ bảo hiểm bảo vệ đầu nhưng riêng đôi mắt thì không.
Điều này giải thích tại sao các tay đua vẫn có thể sống sót khi chiếc xe có tốc độ hơn 200km/giờ đâm vào tường nhưng họ vẫn bị chấn thương nếu mảnh kim loại bắn vào mặt.
Theo TTVN
Những môn thể thao quái lạ nhưng gợi cảm nhất thế giới Bạn từng nghĩ bộ môn hấp dẫn nhất là bóng chuyền bãi biển nữ vì vừa được xem các cô gái tranh tài vừa được ngắm thân hình bốc lửa. Nhưng nếu so sánh với các bộ môn thể thao được liệt kê dưới đây thì bóng chuyền bãi biển bỗng trở nên kín đáo lạ thường, chỉ đáng "xách dép" cho các...