Tây Du Ký: Yêu quái hoang dã duy nhất không bị Tôn Ngô Không đánh chết và còn được phong thần
Hầu hết những yêu quái không chủ đều mất mạng dưới gậy của Tôn Ngộ Không, tuy nhiên vẫn có một trường hợp ngoại lệ, thậm chí còn được phong thần.
Kể từ khi ra khỏi địa phận Nam Thiệm Bộ Châu, thầy trò Đường Tăng đã đặt chân đến rất nhiều địa bàn của các loại yêu ma quỷ quái. Nhờ có Tôn Ngộ Không bản lĩnh gan dạ, trừ yêu diệt ma, đoàn lấy kinh mới có thể an toàn tới được Linh sơn diện kiến Phật tổ.
Những yêu quái bị Tôn Ngộ Không diệt trừ, đều là những yêu quái hoang dã như Bạch Cốt Tinh, Xà Tinh, Cửu Vĩ Hồ,… Ngoài ra với các yêu quái khác chỉ cần vào lúc then chốt, chủ nhân của chúng xuất hiện nói: “Đại Thánh! Xin dừng tay!”, Tôn Ngộ Không cũng chỉ đành buông gậy nhìn các vị thần tiên cưỡi những yêu quái này đi mất.
Tuy nhiên, trong Tây Du Ký vẫn có một yêu quái hoang dã, vô chủ nhưng lại không bị Tôn Ngộ Không đánh chết, thậm chí lại còn được Quan Âm Bồ Tát dẫn về Lạc Già Sơn phong làm Thủ Sơn Đại Thần. Đó chính là Hắc Hùng Tinh, yêu quái gấu đen gần khu vực Quan Âm Thiền Viện.
Video đang HOT
Vì sao một yêu quái hoang dã như Hắc Hùng Tinh lại nhận được đặc ân này?
Nguyên nhân thứ nhất là do Quan Âm Bồ Tát đánh giá cao thực lực của Hắc Hùng Tinh. Trong cuộc đấu với Tôn Ngộ Không, Hắc Hùng Tinh không hề tỏ ra lép vế trước đại đồ đệ của Đường Tăng. Hai bên giao đấu mấy mươi hiệp bất phân thắng bại.
Chỉ đến khi trời tối ảnh hưởng tới thị lực của Hắc Hùng Tinh, yêu quái này mới phải rút về hang động. Tôn Ngộ Không làm đủ mọi cách vẫn không thể nào đòi lại được bảo vật áo cà sa. Sau phải nhờ Quan Âm Bồ Tát giúp đỡ, lừa Hắc Hùng Tinh đeo một chiếc vòng kim cô như của Ngộ Không mới có thể thu phục được yêu tinh này. Quan Âm Bồ Tát đã nói với Ngộ Không rằng: “Yêu quái đó bản lĩnh thần thông, không hề thua kém nhà ngươi”.
Nguyên nhân tiếp theo là vì Hắc Hùng Tinh không hề gây ra sự nguy hiểm cho đoàn thỉnh kinh. Không giống như những yêu quái khác trong đầu toàn nghĩ đến thịt Đường Tăng, Hắc Hùng Tinh lại đam mê bảo vật và chỉ nhắm đến chiếc cà sa chi bảo. Ngoài ra có một chi tiết nhỏ tiết lộ, yêu tinh gấu đen này còn ăn chay và nghiên cứu Phật pháp.
Còn một nguyên nhân khác là do địa bàn đặc biệt của Hắc Hùng Tinh. Quan Âm Thiền Viện là một ngôi chùa thờ kính Quan Âm, là nơi Quan Âm Bồ Tát thường lưu vân hạ thế. Tôn Ngộ Không lại đốt cháy ngôi chùa này đã khiến cho Quan Âm Bồ Tát vô cùng tức giận. Người nói với Hầu tử rằng: “Ngươi lại muốn hành hung? Tối qua người nổi gió phóng hỏa, thiêu cháy hạ viện của ta, trở về ta sẽ hỏi tội”.
Hơn nữa, việc Ngộ Không lửa thiêu Quan Âm Thiền Viện chả khác gì đốt cháy ngôi nhà dưới hạ giới của Quan Âm Bồ Tát, khiến người không những tức giận mà còn cảm thấy mất mặt. Bởi mọi bước đi và hành động của đoàn thỉnh kinh đều thu hút sự quan tâm của Tam Giới, nên Quan Âm Bồ Tát đương nhiên không thể để Ngộ Không tiếp tục làm “vấy bẩn” quanh khu vực hạ viện của mình.
Theo doisongphapluat.com
Cô bé lớp 5 phát hiện lỗ hổng trong 'Tây du ký'
"Tây du ký" nằm trong "tứ đại danh tác" của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, một bé gái 11 tuổi đã phát hiện ra tình tiết vô lý trong tác phẩm.
Trang QQ đưa tin cô bé 11 tuổi Mã Tư Kỳ là người hâm mộ cuồng nhiệt của bộ phim Tây du ký 1986. Thông qua bộ phim, Mã Tư Kỳ say mê các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới, Quan Âm Bồ Tát, Phật Tổ... Từ đó, cô bé còn tìm đọc cả tiểu thuyết nguyên tác của tác giả Ngô Thừa Ân.
Cô bé lớp 5 Mã Tư Kỳ say mê phim Tây du ký.
Tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân được đánh giá là một trong bốn tác phẩm văn học cổ điển danh tiếng nhất của Trung Quốc cùng với Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần.
Tuy nhiên, dù là tác phẩm kinh điển nhưng Tây du ký cũng không tránh được những lỗi nhỏ. Sau khi đọc tiểu thuyết nhiều lần, Mã Tư Kỳ phát hiện bốn thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh từ Trường An tới Thiên Trúc, những lần xin ăn đều là các loại thức ăn giống nhau như cơm, đậu phụ...
Trong khi đó ẩm thực Trung Quốc từ Bắc tới Nam đều có sự khác biệt, chưa kể đến các quốc gia nước ngoài như Ấn Độ. Chi tiết này không sát với thực tế và không được tác giả Ngô Thừa Ân chú ý tới.
Tây du ký mặc lỗi về ẩm thực mà nhiều người không chú ý, đặt câu hỏi.
Trang QQ nhận xét có thể vì thời đại Ngô Thừa Ân sống, giao thông đi lại khó khăn, ông là người Hoài An, chỉ biết đến thói quen và ẩm thực của cùng này. Vì không có trải nghiệm thực tế nên Ngô Thừa Ân không thay đổi các món ăn chay của bốn thầy trò. Tuy nhiên, sự phát hiện thú vị của Mã Tư Kỳ vẫn khiến khán giả thích thú.
Tại Trung Quốc, các tác phẩm kinh điển đều được tìm hiểu, phân tích kỹ càng, ví dụ như tiểu thuyết Hồng lâu mộng, có hẳn một khoa nghiên cứu các món ăn, tính cách tâm lý của nhân vật tại trường đại học.
Theo zing
4 người Tôn Ngộ Không sợ nhất trong Tây Du Ký, gồm những ai? Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không là nhân vật được yêu thích nhất Tây Du Ký. Nhưng xoay quanh "anh khỉ" vốn đã gắn liền với bao thế hệ độc giả Viêt Nam này có những bí ẩn vô cùng đặc biệt. Trong đó nổi bật là chi tiết: Tôn Ngộ Không thần thông biến hóa nhưng sợ ai nhất? Cái tên...