‘Tây du ký 1986′: Sau 29 năm, nhiều diễn viên đã qua đời
Nhiều nghệ sĩ tham gia bộ phim truyền hình đình đám đã qua đời trong sự tiếc nuối của đông đảo khán giả.
Diêm Hoài Lễ nổi tiếng chỉ với một vai Sa Tăng mà vang danh nhiều năm sau đó. Sinh năm 1936, Diêm Hoài Lễ vào vai Sa Tăng khi ở tuổi 50. Năm 2007, nam diễn viên phải nhập viện nhiều lần vì tuổi cao sức yếu. Năm 2009, ông qua đời, hưởng thọ 73 tuổi.
Bà La Sát – Vương Phụng Hà sinh tháng 5/1955 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Khi 31 tuổi, Vương Phụng Hà gây tiếng vang trên màn ảnh nhỏ nhờ vai Thiết Phiến công chúa – Bà La Sát trong Tây du ký 1986. Cho đến giờ, nhân vật Bà La Sát của Vương Phụng Hà vẫn được coi là đẹp và thành công nhất.
3 năm sau phim Tây du ký, Vương Phụng Hà phát hiện mắc bệnh ung thư vú và phải xạ trị một thời gian dài. Việc điều trị chỉ giúp Phụng Hà sống thêm vài năm. Ngày 5/11/1993, Bà La Sát đã qua đời ở tuổi 38.
Nam diễn viên Thiết Ngưu, người đóng vai Phật Di Lặc trong Tây du ký phiên bản năm 1986 qua đời lúc 14h50 ngày 5/3, hưởng thọ 93 tuổi. Thiết Ngưu tên thật là Dương Tích Nghiệp, sinh năm 1922 ở Sơn Đông (Trung Quốc). Ngoài vai diễn Phật Di Lặc nổi tiếng, ông còn tham gia các phim: Liêu trai, Truyền thuyết bát tiên… và những vai diễn người lính, sĩ quan, công nhân khác.
Video đang HOT
Triệu Lệ Dung đảm nhận vai Xa Trì vương hậu sinh năm 1928 và mất ngày 17/7/2000, hưởng thọ 72 tuổi.
Nhân vật Ngưu Ma Vương do nghệ sĩ nổi tiếng Vương Phu Đường – diễn viên của Kịch viện Nghệ thuật Thanh niên Trung Quốc đảm nhiệm. Ông là người vùng Nam Dương, tỉnh Hà Nam – một người vừa nhiệt tình lại gần gũi, dễ tính nên được nhiều người trong đoàn hết sức yêu mến và nể trọng. Vương Phu Đường mất năm 2005, hưởng thọ 73 tuổi.
Lý Hồng Xương (vai Ngô công tinh) sinh năm 1930, mất 2003 tại Tế Nam, hưởng thọ 73 tuổi.
Quốc vương nước Ô Kê do Lôi Minh đóng. Nghệ sĩ sinh năm 1939 và tham gia cả hai phiên bản của Tây du ký. Ngày 23/4/2010, Lôi Minh qua đời vì bệnh nặng ở tuổi 71.
Lê Sơn Lão mẫu do Lý Ân Kỳ đảm nhận. Bà sinh năm 1917 và qua đời ngày 24/4/2013, hưởng thọ 96 tuổi.
Theo Zing
Nhân vật 'Tây du ký 1986' giống hệt tạo hình tiên, thánh
Dù kỹ thuật hóa trang còn thô sơ nhưng nhiều nhân vật trong tác phẩm truyền hình kinh điển rất giống với hình ảnh những bậc thánh, tiên trong tưởng tượng, sùng bái của nhân dân.
Hình ảnh khiến người xem thích thú nhất trong Tây du ký 1986 chính là nhân vật Phật Di Lặc do nghệ sĩ Thiết Ngưuđảm nhận. Khi đóng vai này đã ngoài 60, điều khiến khán giả ấn tượng là nụ cười của ông, rất giống Phật Di Lặc trên những trang thờ.
Nghệ sĩ Chu Long Quảng từng khiến nhiều thiện nam tín nữ bái lạy khi gặp trên phim trường vì họ xem ông Như Lai Phật Tổ tái sinh, có được thần thái của Phật này.
Nữ nghệ sĩ Tả Đại Phân đã gặp chuyện dở khóc dở cười khi có người đã dùng hình ảnh trong phim Tây du ký 1986của bà làm ảnh thờ phụng Quan Âm Bồ Tát.
Thái Bạch Kim Tinh - vị thần trong truyền thuyết được xem là Tinh chủ của Sao Kim (Kim Tinh) đã được nghệ sĩ Vương Trung Tín thể hiện sống động với sự hỗ trợ của các chuyên viên hóa trang.
Chủ nhân của vườn đào tiên trên thiên đình bị Tôn Ngộ Không quấy phá qua hóa thân của nữ nghệ sĩ Vạn Phức Hương khiến nhiều khán giả ngỡ ngàng vì khá giống với những bức tượng Vương mẫu nương nương thờ cúng trong các ngôi chùa.
Tạo hình Diêm vương do nghệ sĩ Lưu Giang thể hiện được thực hiện theo khuôn mẫu là những tranh vẽ, bức tượng đồng nên khá giống, làm nổi bật được thần thái của chúa tể địa ngục luôn khiến người ta hoảng sợ.
Thành công của nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng trong bộ phim Tây du ký 1986 là điều không ai phủ nhận. Chính ông đã trở thành khuôn mẫu cho tranh ảnh sau này khi tái hiện ấn tượng một Tôn Ngộ Không ngày xưa chỉ nằm trên trang sách của Ngô Thừa Ân.
Theo Zing
Cuộc gặp bất ngờ của "Tôn Ngộ Không và Phật Di Lặc" Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng đã có dịp tái ngộ nghệ sĩ Thiết Ngưu từng thủ vai Phật Di Lặc trong Tây Du Ký 1986 năm xưa. Tôn Ngộ Không và cuộc hội ngộ sau hơn 20 năm Trên blog cá nhân, "anh khỉ đá" Lục Tiểu Linh Đồng đã thuật lại buổi gặp gỡ với nghệ sĩ Thiết Ngưu, nghệ sĩ...