Tẩy chay LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh là phạm pháp
“Luật pháp không cho phép sự phân biệt đối xử, do vậy, các doanh nghiệp phân biệt lao động vùng miền là hành động trái pháp luật”, Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho biết.
Không thể chấp nhận
Gần đây, báo chí đưa tin, nhiều công ty trong các khu công nghiệp vùng giáp ranh tỉnh Bình Dương, TP.HCM từ chối hồ sơ xin việc của lao động đến từ vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh. Không những vậy, nhiều công ty còn âm thầm đuổi việc nhân công vùng này.
Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng, nếu chỉ vì vùng miền khác nhau mà có sự kỳ thị với lao động Thanh Hóa, Nghệ An là điều không thể chấp nhận được.
Luật pháp Việt Nam không cho phép sự phân biệt đối xử, mọi lao động đều được đối xử bình đẳng trước quy định tuyển dụng, làm việc… Do vậy, các doanh nghiệp phân biệt lao động vùng miền là hành động trái pháp luật.
Luật sư Triệu Dũng, trưởng văn phòng Luật sư Triệu Dũng và Cộng sự (Hà Nội) dẫn quy định tại bộ luật Lao động năm 2012: Người lao động có các quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; (điểm a khoản 1 điều 5);
Quyền làm việc của người lao động là được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm (khoản 1 điều 10).
Video đang HOT
Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội
Từ đó, LS Triệu Dũng khẳng định, hành vi không nhận lao động quê Thanh-Nghệ – Tĩnh của một số doanh nghiệp là sự kỳ thị, phân biệt đối xử khó có thể tha thứ và không thể chấp nhận trong xã hội của chúng ta.
Thanh tra Sở Lao động cần vào cuộc
TS Trần Thị Thùy Lâm, Phó Bộ môn luật Lao động (ĐH Luật Hà Nội) cũng cho rằng, luật Lao động chỉ nêu nguyên tắc chung chung trong quy định tuyển dụng là không phân biệt đối xử với tất cả thành phần, tôn giáo, giới tính… Nhưng không có bất cứ chế tài xử phạt nào cụ thể khi doanh nghiệp vi phạm. Trong khi đó, phần tuyển dụng, điều kiện tuyển dụng lại được luật dành quyền chủ động cho doanh nghiệp.
Bà Lâm phân tích, vấn đề này cũng rất khó để quy định vào luật. Việc doanh nghiệp tẩy chay hồ sơ người lao động chỉ là sự vi phạm trong giai đoạn tiền sử dụng lao động, tức là chưa phát sinh mối quan hệ lao động. Trong khi đó chế tài của luật Lao động lại chỉ quy định trong những trường hợp đã có mối quan hệ lao động.
Trước câu hỏi nên có một văn bản quy định hoặc cấm phân biệt lao động không? Đại biểu QH Đinh Xuân Thảo cho rằng, luật đã quy định nên có hiệu lực thống nhất trong cả nước, chỉ cần thực hiện đúng theo luật, không cầm thêm văn bản nào nữa.
Do vậy, trách nhiệm thuộc về thanh tra sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương. Khi có phản ánh của công nhân tại địa phương nào, thanh tra tại ở tỉnh đó cần vào cuộc, kiểm tra các doanh nghiệp và buộc khắc phục vi phạm pháp luật lao động đã nêu.
Cũng theo ông Thảo, nếu có sự tẩy chay lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Văn Phòng Chính phủ cũng cần phát huy vai trò trách nhiệm để bảo vệ quyền của người dân.
Theo luật sư Triệu Dũng, hành vi phân biệt lao động vùng miền phải được xử lý nghiêm khắc, nhưng đáng tiếc hiện nay chế tài xử lý chưa có.
Để ngăn chặn xu hướng phân biệt vùng miền, luật sư Triệu Dũng đề xuất: “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan quản lý lao động khác nên kiến nghị Chính phủ bổ sung chế tài xử lý các hành vi vi hiến, vi phạm pháp luật về lao động, chính sách về lao động của Nhà nước. Tránh tình trạng ở các tỉnh này, người lao động nước ngoài bất hợp pháp thì tràn lan không xử lý hết, người lao động trên lãnh thổ Việt Nam thì thất nghiệp.”
Theo 24h
Tẩy chay LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh: Quái đản!
Không chỉ trong giới chủ doanh nghiệp kỳ thị đối với người lao động quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà cả giới chủ nhà trọ cũng bày tỏ thái độ "tẩy chay" đối với người thuê trọ có gốc gác những địa phương này.
Theo chân một công nhân tên Hùng (quê Nghệ An) rảo quanh khu vực giáp ranh giữa Thủ Đức (TPHCM) và Dĩ An (Bình Dương) để thử tìm nhà trọ, một điều rất lạ lùng là chủ 10 khu trọ mà chúng tôi ghé qua đều lắc đầu khi nghe Hùng cất tiếng hỏi trọ với âm điệu đặc trưng xứ Nghệ.
Càng thất nghiệp càng bị xua đuổi
Ông Lương Đức Túy, Trưởng khu phố Bình Đường 3, phường An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (phường giáp ranh quận Thủ Đức, TP.HCM - TX.Dĩ An; rất đông công nhân KCN Sóng Thần, Bình Đường, KCX Linh Trung thuê trọ) cho biết có khoảng 70 % công nhân đang thuê trọ trên địa bàn mình là công nhân Nghệ An. Tuy nhiên rất nhiều nhà trọ âm thầm khước từ không cho người xứ Nghệ thuê trọ.
Ông Túy nói thêm: "Do công nhân Nghệ An ở đây đông quá nên phần lớn các vụ quậy phá ở nhà trọ đều do người Nghệ An gây ra, thế là các nhà trọ ác cảm với họ. Các chủ trọ sợ công nhân Nghệ An đến phá nhà trọ nên không dám treo bảng cấm người xứ này trọ mà lặng lẽ hạn chế nhận họ". Ông Túy cho hay đối tượng các chủ nhà trọ từ chối nhận trọ một cách thẳng thừng là những công nhân Nghệ An bị thất nghiệp vì "họ rảnh rỗi nên thường nhậu nhẹt, buồn chán nên dễ đánh nhau".
Một khu trọ ở khu vực giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương chỉ cho sinh viên chứ không cho công nhân Thanh - Nghệ - Tĩnh thuê ở
Gần phường An Bình có KCX Linh Trung, và hiện nhiều doanh nghiệp trong KCX này không nhận công nhân Nghệ An khiến công nhân địa phương này này thất nghiệp đông. "Ở công ty thì chủ doanh nghiệp đuổi, về nhà trọ chủ trọ phát hiện mất việc nên cũng yêu cầu họ xách gói ra đi", ông Túy nói.
"Hiệp sĩ" Nguyễn Tăng Tiên, người nổi tiếng về thành tích trấn áp tội phạm ở phường An Bình, cho biết thêm hầu như các nhà trọ trên địa bàn cũng đang đồng loạt khước từ những công nhân Thanh Hóa. "Ở đây chủ nhà trọ không ai nhận người Thanh Hóa đâu anh. Những ngày qua, rất nhiều khu trọ bị công nhân xứ Thanh uống rượu đập phá. Khi chủ trọ la rầy thì họ đánh luôn", anh Tiên kể.
Tuy nhiên ông Túy và anh Tiên thừa nhận, không phải công nhân xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh nào cũng quậy phá ở khu trọ. Rất nhiều người hiền lành, chú tâm làm việc gửi tiền về quê đỡ đần gia đình. Nhưng chính định kiến ngày một sâu sắc của các chủ nhà trọ đã khiến bước đường mưu sinh của những công tha hương này thêm trắc trở.
"Hiệp sĩ" Nguyễn Tăng Tiên , người nổi tiếng ở Bình Dương, cho biết nơi mình sống (phường An Bình - Dĩ An) hiện các chủ trọ không muốn cho công nhân Thanh Hóa thuê ở
Dễ lây ra tầm quốc tế!
Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nissei Electric (KCN Linh Trung 1, TP.HCM) cho biết nhiều nhà trọ gần công ty chị (chủ yếu là ở phường Linh Xuân) cũng hạn chế công nhân Nghệ An thuê ở. "Nghe đâu có một nam công nhân quê Nghệ An cãi cọ rồi lỡ tay giết chết chủ trọ nên nhiều nhà trọ gần đó đồng loạt không cho công nhân Nghệ An thuê phòng", chị Vân kể và cho rằng không nên đánh đồng công nhân Thanh - Nghệ - Tĩnh ai cũng xấu. "Mình rất buồn khi nhiều bạn công nhân quê vùng này gọi cho mình nói họ đi đâu cũng không xin được việc lại còn bị chủ trọ đuổi ra khỏi nhà ", chị Vân tâm sự.
Có một thực trạng, nhiều nơi doanh nghiệp không tẩy chay người lao động thì chủ nhà trọ đã đồng loạt tẩy chay, không cho công nhân Thanh - Nghệ - Tĩnh đến thuê ở để đi xin việc. Chính điều này, doanh nghiệp muốn tuyển công nhân Thanh - Nghệ - Tĩnh cũng tìm không ra vì trên địa bàn "trắng" công nhân vùng này.
Nhiều công nhân Thanh - Nghệ - Tĩnh vào Nam mưu sinh một cách hiền hòa, cần mẫn nhưng phải đối mặt với sự kỳ thị ngày một sâu sắc
Ông Lê Mạnh, Giám đốc Công ty Sản xuất gỗ Sadaco Bình Dương xác nhận, các chủ nhà trọ quanh công ty mình gần như không tiếp nhận công nhân Thanh - Nghệ - Tĩnh đến ở nên lượng công nhân vùng này xin vào công ty của ông rất ít.
Ông Mạnh lo lắng, nếu tình trạng kỳ thị lao động ngày một sâu sắc, doanh nghiệp nào cũng chê lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh, đối tượng chịu thiệt hại không chỉ là thanh niên vùng này mà quyền lợi, kinh tế quốc gia cũng bị ảnh hưởng.
Theo ông Mạnh, việc tẩy chay lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh trong nước sẽ dễ lây lan ra tầm quốc tế, nhất là trong bối cảnh một số quốc gia, chẳng hạn như Canada hiện đã không nhận nguồn lao động đến từ Hải Phòng vì tin đồn "họ rất giang hồ". "Lao động Việt Nam bị đánh giá có năng suất không cao, giờ một lượng lớn lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh lại bị định kiến hay quậy phá, đình công... như thế, trong mắt doanh nghiệp nước ngoài bao giờ chất lượng lao động VN mới nâng lên, sức lao động của người Việt bao giờ mới có giá thành cao?", ông Mạnh đặt vấn đề.
Về lý do doanh nghiệp tẩy chay lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh, ông Mạnh cho rằng do họ muốn kinh doanh, sản xuất một cách an toàn nên phải chọn nguồn lao động "ít tai tiếng". "Tôi nghĩ có thể do thổ nhưỡng, khí hậu hay những thói quen lâu đời, do đó, theo tôi không thể một sớm một chiều mà thay đổi được. Vấn đề hiện nay là mỗi lao động của vùng này nên tự tiết chế, làm việc, sống kỷ luật hơn. Chính quyền cũng nên theo dõi kỹ kịp thời định hướng họ", ông Mạnh nói.
Cần nhìn nhận công bằng hơn! Không chỉ giới chủ doanh nghiệp kỳ thị đối với người lao động quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà cả giới chủ nhà trọ cũng tỏ thái độ "tẩy chay" đối với những người quê gốc này. Nhiều bạn đọc đã gửi lời bày tỏ của mình đối với thực trạng trên. Bạn đọc toyboy....2@gmail.com bày tỏ quan điểm: " Người Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh cũng là con người, họ cũng cần có việc làm, cần được sống. Họ chịu thương chịu khó, lam lũ. Thế mà sao? Dựa vào tiếng xấu của một số người mà đánh giá cả tập thể họ như vậy à?. Cần nhìn nhận một cách công bằng hơn đối với những người quê gốc ở đây". Đồng quan điểm với ý kiến trên, độc giả có địa chỉ cuu...ggia@gmail.com cho rằng: "Các doanh nghiệp nên suy nghĩ theo nhiều chiều, những người lao động quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh rất chịu thương chịu khó, họ sống đoàn kết vì phải xa quê, nếu chú ý đến tiểu tiết này thì chính họ lại làm cho doanh nghiệp của bạn phát triển...".
Theo 24h
Mất việc, LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh bật khóc! Mượn cớ kinh tế khó khăn, đơn hàng ít, cần cắt giảm lao động, không ít doanh nghiệp tìm cách đuổi khéo lao động gốc Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh. LTS: Nạn kỳ thị lao động người Thanh - Nghệ - Tĩnh từ chỗ chỉ âm ỉ, nhỏ lẻ, thì nay đang có nguy cơ lan rộng, không chỉ trong...