Tay chân lạnh là dấu hiệu của bệnh gì?
Có bàn tay và bàn chân lạnh là những thay đổi bình thường mà cơ thể trải qua khi tiếp xúc với nhiệt độ mùa đông hoặc máy lạnh.
Ảnh: Shutterstock
Chúng cũng có thể xảy ra trong những thời điểm khác mà không có kích hoạt nào đặc biệt mạnh, theo Medical Daily.
Natalie Evans, chuyên gia mạch máu tại Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết: “Bàn tay và bàn chân lạnh phổ biến. Nói chung, khi tay chân lạnh xảy ra ở những người trẻ khỏe mạnh thì không có gì phải lo lắng. Còn nếu bàn tay bàn chân đang chuyển lạnh ngay cả khi chỉ có suy giảm vừa phải về nhiệt độ, bạn có thể mắc hội chứng Raynaud. Tình trạng này đi kèm với thay đổi màu sắc ở da như da chuyển sang màu trắng, xanh hoặc đỏ.
Tuy nhiên, cần được kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể kê toa nếu bạn đang gặp các triệu chứng khó chịu như cứng da hoặc lở loét (trên đầu ngón tay hoặc ngón chân)”.
Những người mắc Hội chứng Raynaud thường không gặp vấn đề gì miễn là tự bảo vệ mình khỏi cái lạnh bằng cách đeo găng tay và mang tất. Vì không bảo vệ da, cơ thể có thể bị tê cóng.
“Một điều khác có thể xảy ra là co cứng cơ”, Melisa Lai Becker, Trưởng khoa Cấp cứu tại Liên minh Sức khỏe Cambridge (Anh), cho biết.
Video đang HOT
Trong các trường hợp khác, bàn tay hoặc bàn chân lạnh có thể là triệu chứng của tuyến giáp hoạt động kém, còn được gọi là suy giáp.
Với người lớn tuổi hơn, chân lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại vi (PAD), tình trạng gây tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch. PAD cũng có thể gặp các triệu chứng khác như chuột rút và những thay đổi bất thường ở móng tay. PAD cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền sử hút thuốc, theo Medical Daily.
Nói chung, các bộ phận cơ thể lạnh không có gì phải lo lắng. Một số người đơn giản có thể dễ bị lạnh tay chân mà không có nguyên nhân cơ bản.
Nếu muốn giảm các triệu chứng mà không cần dùng thuốc, bạn có thể di chuyển nhiều hơn để cải thiện lưu thông ở bàn tay và bàn chân, giữ ấm cơ thể bằng nước ấm hoặc nệm sưởi ấm.
Theo thanhnien
Nhận biết bệnh bị 'lãng quên'
Do Việt Nam đã đạt được mục tiêu loại trừ bệnh phong ở cấp tỉnh trên cả nước nên số người mắc mới đã giảm còn rất thấp, nên bệnh phong gần như đang bị 'lãng quên' trong cộng đồng.
Di chứng do bệnh phong được ngăn chặn nếu phát hiện sớm - ẢNH: TƯ LIỆU CỦA BỘ Y TẾ
Điều trị miễn phí hoàn toàn
Ths-Bs Hà Tuấn Minh - Phòng chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Da liễu T.Ư) cho biết những năm 80-90 của thế kỷ trước, bệnh phong rất nhiều, mỗi năm trên cả nước phát hiện hàng ngàn bệnh nhân phong mới. Trước năm 1982, bệnh phong chỉ được điều trị bằng thuốc sulfone nên trực khuẩn phong kháng thuốc, rất khó khỏi bệnh. Từ năm 1982, với việc áp dụng nhiều loại thuốc, tức là đa hóa trị liệu - ĐHTL (rifampicine, chlofazimine, sulfone), việc điều trị bệnh phong đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Bệnh nhân được điều trị miễn phí hoàn toàn.
"Tuy nhiên khi được chẩn đoán bệnh phong, người bệnh cần uống thuốc đều, đủ liều mới tránh được hiện tượng kháng thuốc và tồn lưu của trực khuẩn phong. Với thể phong có trực khuẩn, thời gian điều trị là một năm, thể không có trực khuẩn thời gian điều trị trong một tháng", bác sĩ Tuấn Minh cho biết. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ được cung cấp kiến thức để phòng và phát hiện các biến chứng (phản ứng phong, viêm dây thần kinh) để tránh được các tàn tật có thể xảy ra.
63/63 tỉnh thành tiêu chí loại trừ bệnh phong
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư, với việc áp dụng đa hóa trị liệu, dịch tễ bệnh phong ở Việt Nam đã thay đổi một cách đáng kể. Hàng trăm ngàn bệnh nhân đã được chữa khỏi trong các năm qua. Và đặc biệt là khi có Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia phòng chống bệnh Phong từ 1995 đến nay, dịch tễ về bệnh phong đã chuyển biến tích cực. Nhờ sự nỗ lực của ngành Y tế trong nhiều chục năm qua, tỷ lệ phát hiện, tỷ lệ lưu hành, số bệnh nhân phong mới đều giảm rõ rệt. Từ năm 2015, cả 63/63 tỉnh trong cả nước đã đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong trên quy mô cấp tỉnh. Hiện nay tiếp tục triển khai loại trừ bệnh phong tuyến huyện theo TT 17 của BYT.
Có thể điều trị tại nhà
Bác sĩ Tuấn Minh cho biết bệnh phong là bệnh lây truyền. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp qua da và niêm mạc bị xây xát. Phải tiếp xúc lâu dài và thể nhiều khuẩn mới có khả năng lây cao. Những người sống trong cùng nhà với người bị bệnh phong sẽ có khả năng tiếp xúc nhiều và có nguy cơ bị mắc cao hơn người bình thường.
Trước kia bệnh nhân Phong thường được phát hiện muộn, để lại tàn tật, di chứng nặng nề, gây nên định kiến về bệnh. Hiện nay bệnh phong đa số được phát hiện sớm, điều trị khỏi không để lại tàn tật. Tuy nhiên, tàn tật có thể xuất hiện trước, trong và sau điều trị đa hóa trị liệu nên các bệnh nhân phong cần được quản lý và theo dõi chặt chẽ. Tỷ lệ bệnh nhân phong mới bị tàn tật độ 2 đã giảm còn dưới 15%.
Số mắc mới hiện đã giảm nhiều. Những năm gần đây, mỗi năm có khoảng 10 triệu lượt người khám, điều trị bệnh da trong cả nước nhưng chỉ có khoảng 100 - 200 bệnh nhân phong mới được phát hiện.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện chưa có vắc xin phòng bệnh phong, vì vậy các biện pháp dự phòng bao gồm: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe bằng nhiều hình thức để mọi người hiểu rõ về bệnh, không sợ hãi, tránh kỳ thị; Vệ sinh môi trường, ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ nâng cao sức đề kháng của cơ thể; Khi nghi ngờ có triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tàn tật có thể xảy ra.
Các dấu hiệu sớm của bệnh phong:
- Thay đổi màu sắc da kèm theo mất cảm giác.
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
- Tìm thấy trực khuẩn phong tại thương tổn da hoặc thần kinh.
Một người được chẩn đoán là bị mắc bệnh phong khi có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu trên.
Nhiều năm qua ngành y tế đã thực hiện rộng rãi việc phát hiện sớm bệnh phong bằng các biện pháp: tuyên truyền giáo dục y tế về bệnh phong để người dân biết và chủ động đi khám tại các cơ sở y tế. Khám bệnh da tại cộng đồng, ưu tiên lựa chọn các vùng có tỷ lệ lưu hành cao để tìm bệnh phong còn lẩn khuất trong cộng đồng.
Theo thanhnien
5 Sai lầm khi chăm sóc bàn chân người tiểu đường mùa lạnh Theo các chuyên gia y tế, trời lạnh sẽ làm cho biến chứng bàn chân tăng nặng lên. Điều này càng trầm trọng hơn với những người tiểu đường mắc các sai lầm trong chăm sóc bàn chân ngày lạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến họ có nguy cơ bị viêm loét, thậm chí hoại tử, phải cắt cụt chi. Biến chứng...