Tay chân lạnh: Cách bấm huyệt trị bệnh
Người bệnh có biểu hiện co thắt từng cơn các mạch máu ở ngón tay hay ngón chân, có tính kịch phát.
Huyệt khúc trì.
Lạnh đầu chi y học hiện đại gọi là bệnh Raynaud. Người bệnh có biểu hiện co thắt từng cơn các mạch máu ở ngón tay hay ngón chân, có tính kịch phát. Bệnh chưa rõ căn nguyên và thường xảy ra ở phụ nữ. Một số nhà khoa học cho rằng do rối loạn hệ thần kinh trung ương điều khiển hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, bị thiếu máu. Một số người khác lại cho rằng do rối loạn nội tiết.
Các cơn co thắt thường có tính kịch phát khi gặp lạnh hay các kích động tâm lý. Lúc khởi đầu thường phát triển từ từ, chỉ xảy ra trong mùa lạnh khi ngâm tay trong nước lạnh; các ngón tay ngón chân trắng bệch sau có màu tím tái; các ngón tay lạnh, tê. Trong giai đoạn phục hồi, màu tím tái tan đi thay bằng màu đỏ tím, các ngón tay có cảm giác phỏng và đau nhức. Sau đây là một số thủ pháp day bấm huyệt trị bệnh này.
Vị trí huyệt
Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Nội quan: Trên nếp gấp cổ tay 2 tấc, giữa cơ gan tay lớn và gan tay bé.
Khúc trì: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khuỷu.
Ủy trung: Ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân.
Túc tam lý: Úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chày), từ đó hơi dịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.
Thừa sơn: Ở giữa đường nối huyệt ủy trung và gót chân, dưới ủy trung 8 tấc, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.
Cách thức tiến hành
Video đang HOT
Bước 1: Điểm huyệt chi trên: Người bệnh ngồi, người chữa dùng đầu ngón tay cái điểm các huyệt hợp cốc, nội quan, khúc trì, mỗi huyệt 1 phút. Người bệnh cảm giác đau và căng tại chỗ là được.
Huyệt hợp cốc. Người bệnh cảm giác đau và căng tại chỗ là được.
Bước 2: Điểm huyệt chi dưới: Người bệnh nằm sấp hoặc ngửa, người chữa đứng bên cạnh, dùng đầu ngón tay cái điểm các huyệt ủy trung, túc tam lý, thừa sơn, mỗi huyệt 1 phút.
Bước 3: Véo và bắt gió ở chi bị bệnh: Người chữa dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp, bắt gió các gân và cơ các chi bị bệnh từ khuỷu tay đến đầu ngón tay hoặc từ đầu gối đến đầu ngón chân và từ ngoài vào trong. Tác động ở mức tối đa mà bệnh nhân chịu được. Lặp lại nhiều lần trong 3 phút.
Bước 4: Kéo ngón tay: Người bệnh nằm nghiêng, người chữa dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa làm cái kẹp, giữ 1 ngón tay hay 1 ngón chân của bệnh nhân ở gốc ngón. Sau đó vuốt, trượt nhanh ra đầu ngón. Lặp lại nhiều lần trong 1 phút.
Huyệt nội quan.
Bước 5: Chà xát chi bị bệnh: Người bệnh nằm ngửa, người chữa đứng bên cạnh, dùng 2 bàn tay giữ lấy chi bị bệnh một cách đối xứng rồi làm động tác chà xát từ vai xuống đầu ngón tay hay từ đầu gối xuống đến đầu ngón chân. Thủ pháp cần phải nhanh, gọn và đều đặn. Lặp lại nhiều lần trong 5 phút.
Người bệnh tự làm
Nhào và xoa chi bị bệnh: Người bệnh ngồi đặt lòng bàn tay này lên lòng bàn tay kia (hoặc lưng bàn tay) làm động tác nhào và xoa ngón tay hay bàn tay bị bệnh nhiều lần trong 5 phút. Lực tác động vừa phải, đủ sâu xuống các tổ chức dưới da và tạo ra được cảm giác ấm.
Huyệt nội quan.
Vặn các ngón tay hay ngón chân bị bệnh: Người bệnh dùng ngón tay cái và 3 ngón kia làm thành cái kẹp giữ 1 ngón tay của bàn tay kia hay 1 ngón chân, làm động tác vặn qua vặn lại trái, phải, vừa vặn vừa kéo từ gốc ngón ra đầu ngón.
Xoa bụng: Người bệnh nằm ngửa, hai chân co lại, xếp chồng 2 bàn tay, áp sát lên bụng, xoa quanh rốn từ phải sang trái. Lặp lại nhiều lần trong 5 phút.
Các thủ thuật trên nên làm mỗi ngày 1 lần. Trong mùa lạnh làm mỗi ngày 2 – 3 lần. Có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa bệnh. Lực tác động phải thích hợp, tránh trầy xước da. Vào mùa lạnh nên tránh tiếp xúc nước lạnh. Luôn giữ cho chi bị bệnh được ấm.
Theo SKĐS
Công dụng trị bệnh của gừng
Nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm đau cơ bắp, chống viêm, giảm đau nửa đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu từng sử dụng gừng để "trị" cái dạ dày đầy hơi khó chịu của mình, bạn sẽ hiểu được những lợi ích sức khỏe của nó. Từ hơn 2.000 năm trước tại Trung Quốc, loại thảo dược này đã được sử dụng để điều trị buồn nôn, rối loạn dạ dày, trị các vấn đề về tiêu hóa.
Gừng có rất nhiều công dụng trị bệnh. Ảnh: MNN.
Gừng được sử dụng phổ biến bởi có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Một nghiên cứu tiến hành năm 2009 cho thấy dùng gừng kèm với thuốc chống nôn sẽ gia tăng 40% công dụng chống nôn.
"Trong điều trị bệnh, gừng cũng được sử dụng để khắc phục chứng máu lưu thông kém và đau thắt lưng. Ở mức độ cảm giác, gừng có thể hoạt động như một chất xúc tác giúp giảm đau", Laurie Steelsmith, một bác sĩ liệu pháp và là tác giả cuốn "Natural Choices for Women's Health" cho biết.
Nghiên cứu của tác giả này còn cho thấy gừng có hàng loạt công dụng làm giảm đau cơ bắp, loại bỏ tình trạng viêm, giảm đau nửa đầu, đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí làm chậm sự phát triển và tiến đến tiêu diệt tế bào ung thư buồng trứng, đại tràng. Sau đây là những công dụng trị bệnh cụ thể của gừng đã được chứng minh hiệu quả:
Trị buồn nôn và say xe
Gừng nổi tiếng với khả năng giảm buồn nôn nên rất hữu ích cho người bị say xe hay say sóng. Các nhà khoa học đã cho những thai phụ bị ốm nghén dùng đồ uống có gừng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những người này cho biết nước uống từ gừng giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn trong phần lớn trường hợp ốm nghén.
Biến chứng bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm nồng độ protein trong nước tiểu, giảm lượng nước uống vào, nước tiểu đi ra và protein niệu (là nguyên nhân gây suy thận do có quá nhiều chất đạm trong nước tiểu). Loại củ này có công dụng bảo vệ các dây thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường và giảm nồng độ chất béo trong máu. "Gừng có thể giúp tăng lưu thông máu, cải thiện tình trạng mạch máu yếu, giảm cả huyết áp và cholesterol", Steelsmith cho hay.
Viêm khớp
Một nghiên cứu chéo xác thực được công bố trên tạp chí Osteoarthritis Cartilage chỉ ra rằng những bệnh nhân bị viêm khớp đau ở đầu gối được cho sử dụng gừng thì các cơn đau giảm đi đáng kể. Nhóm bệnh nhân này có thể duy trì hoạt động thể chất tốt hơn so với những người dùng thuốc giảm đau.
Cảm lạnh và cúm
Các học viên thuộc trường Y Trung Quốc thường kê đơn có thành phần gừng để điều trị triệu chứng cảm lạnh và cúm. Họ đã chứng minh gừng có chứa chất kháng histamin và giúp thông mũi, có thể giúp giảm bớt triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Lưu ý về liều lượng dùng
Gừng nhạy cảm với nhiệt và oxy, vì vậy cần xử lý cẩn thận khi sử dụng loại thảo dược này. Nên bảo quản củ gừng ở nơi mát mẻ, khô thoáng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh được 2-3 tuần.
Để pha một tách trà, bạn gọt vỏ một miếng gừng tươi, cắt đoạn khoảng 5 cm, xắt lát và bỏ vào 2 chén nước đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút. Sau đó vớt những lát gừng ra, cho thêm mật ong và một lát chanh. Ăn lát chanh sau khi uống trà. Uống 2 tách trà gừng mỗi ngày, trước bữa ăn sẽ rất tốt cho cơ thể.
Nếu thích sử dụng viên nang hoặc bột gừng, hãy dùng ít nhất 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 2.000 mg. Bạn cũng có thể dùng nhiều hơn nếu không sử dụng gừng làm gia vị thức ăn.
Không nên dùng gừng với chất chống đông máu nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Gừng có thể làm giảm lượng đường trong máu và tương tác với các loại thuốc điều chỉnh huyết áp. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng gừng nếu bạn đang uống bất cứ loại thuốc nào.
Thi Trân (theo MMN)
Đừng nghĩ cứ ăn ghẹ là bổ! Một số lượng không nhỏ cua-ghẹ đã và đang phải chịu sự tác động của sự ô nhiễm môi trường khiến cho cơ thể chúng trở thành "kho chứa" của nhiều loại chất độc nguy hiểm. Hải sản rất có lợi cho sức khỏe, vì đây là nguồn phong phú protein. Trong đó có ghẹ (cua biển), là loại thực phẩm giàu chất...